Bài giảng giáo dục tư tưởng hồ chí minh cho học sinh trung học cơ sở qua môn ngữ văn

Học xong khóa tập huấn này, HV có khả năng:

Hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS phổ thông.

Hiểu được nội dung, phương pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS qua môn học.

Có kĩ năng soạn bài và kĩ năng dạy bài giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn học.

Nghiêm túc, tự tin trong quá trình giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS.

 

ppt46 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng giáo dục tư tưởng hồ chí minh cho học sinh trung học cơ sở qua môn ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO HS THCS QUA MÔN NGỮ VĂN --------------- (Tài liệu tập huấn tại Đà Lạt 09/2010) Tổ chức lớp - Giới thiệu về cá nhân Tìm hiểu những người trong lớp Bầu lớp trưởng - Chia nhóm (theo địa phương/theo tên/ theo số đếm...), đặt tên nhóm MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN Học xong khóa tập huấn này, HV có khả năng: Hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS phổ thông. Hiểu được nội dung, phương pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS qua môn học. Có kĩ năng soạn bài và kĩ năng dạy bài giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn học. Nghiêm túc, tự tin trong quá trình giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS. NỘI DUNG TẬP HUẤN I. Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn II. Ý nghĩa của vấn đề tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường.Nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh và nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh III. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS THCS qua môn ngữ văn và thực hành soạn bài, giảng thử PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN Lớp tập huấn sẽ được tiến hành theo phương pháp cùng tham gia. Có nghĩa là: HV sẽ được tạo cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động tập huấn, cùng chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến, kinh nghiệm về giáo dục tư tưởng Hồ Chí minh của bản thân,… để thông qua đó, với sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV, HV sẽ cùng đạt được các mục tiêu tập huấn. Một số phương pháp/KT tập huấn cụ thể : động não, nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm/lớp, thuyết trình, thực hành, trò chơi, …. PHẦN MỘT: I. Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG NHÀ TRƯỜNG 1. Đảng CSVN lấy CNM-LN và TTHCM làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động: - Từ Đại hội VII(1991) đến Đại hội IX lần đầu tiên, khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” được trình bày khá đầy đủ, khoa học, khẳng định những nội dung cơ bản trong hệ thống TTHCM. - Ngày 27-3-2003, BBT có Chỉ thị số 23 CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. - Ngày 7/11/2006, BCT có Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức Cuộc vận động: ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 2. Vai trò của TTHCM - Là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Đảng và nhân dân ta vì đó là: + Trí tuệ của nhân loại, tính cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, truyền thống văn hoá và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. + Tài sản vô giá: làm nên sức mạnh Việt Nam, chiến thắng mọi kẻ thù xây dựng và chấn hưng đất nước hôm nay. - Một nội dung quan trọng được đặc biệt là tư tưởng về đạo đức - “Tư tưởng của người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”. 3. Nội dung TT HCM - Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; - Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; - Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; - Quyền làm chủ của nhân dân; quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; - Phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; - Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; - Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. II. NHẬN THỨC VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH A. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam - Phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta được thể hiện trên ba mặt: quan hệ với thiên nhiên, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và cuộc sống cộng đồng Việt Nam. - Nhiều truyền thống đạo đức: cần cù trong lao động, tình nghĩa thuỷ chung với đồng bào, yêu nước nồng nàn, dũng cảm chiến đấu, anh dũng bất khuất trước quân thù... + Chân lý bình thường: "đói cho sạch, rách cho thơm"... + Coi trọng đạo lý làm người: "có nghĩa có nhân", "chị ngã em nâng", "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ", "nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”; + Đề cao sức mạnh đoàn kết "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"; + Đề cao tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường bất khuất trước quân thù, "thà chết vinh còn hơn sống nhục", + Những đền miếu được xây dựng để nhân dân thờ cúng, suy tôn các anh hùng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh: - Sớm tiếp thu được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. yêu nước, tinh thần dân tộc, sự cố kết cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, vị tha, tình đoàn kết. - Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước những truyền thống này ngày càng phát triển và được củng cố vững chắc trong Hồ Chí Minh. 2. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp truyền thống của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây “Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã có những điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mĩ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”. Cụ thể: - Quan điểm Nho giáo “nhân tri sơ tính bản thiện”, “ tính tương cận, tập tương viễn”, “Học nhi thời tập chi” “ kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” “ Dân tri sở dục Thiên tất tòng chi”. Nhận thức của Hồ Chí Minh: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”. - Giê-su: những lời răn dạy của Giê-su là sự hối cải, tình yêu vô điều kiện, tha thứ tội lỗi và khoan dung và về Thiên đường. Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên: ba nguyên lý: - Dân tộc: giành lại chủ quyền quốc gia để xây dựng đất nước độc lập. Tôn Trung Sơn nhận thấy tinh thần nhân dân Trung Hoa quá suy đồi chỉ biết bám vào gia tộc và tông tộc cho nên tái xây dựng sức mạnh dân tộc. - Dân quyền: nhân dân phải có bốn (4) 'chánh quyền' căn bản: bầu cử, đề nghị dự luật, biểu quyết bãi nhiệm chính quyền hay công chức, và phúc phủ quyết luật pháp. - Dân sinh: chính quyền phải chăm lo đến đời sống của nhân dân bởi vì quốc gia không thể hùng cường nếu dân tộc không được ấm no. Chính sách 'bình quân địa quyền' (canh giả hữu kỳ điền hay người cày có ruộng). 3. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống với tư tưởng đạo đức cộng sản - Tiếp thu những tư tưởng đạo đức cộng sản do C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin và những nhà cách mạng nêu ra. - Lênin là người “đã nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ”. “là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới của các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi” B. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC 1.Giai đoạn thứ nhất: từ thuở niên thiếu đến năm 1911. - Do ảnh hưởng sự giáo dục của gia đình, đặc biệt là bố mẹ, thầy giáo và tác động của điều kiện xã hội ở quê hương - Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đã biểu hiện những phẩm chất đạo đức của một người con ngoan, trò giỏi. - Lớn lên, tác động của xã hội làm phát triển mạnh mẽ hơn ở Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước, nghĩa đồng bào. 2. Giai đoạn thứ hai (1911 – 1941): đi tìm đường cứu nước, trở thành người cộng sản và rồi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. - Ở nước ngoài Nguyễn ái Quốc có ý chí quyết tâm đấu tranh chống ách áp bức bóc lột, yêu thương nhân loại, tinh thần đoàn kết quốc tế. - Người tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có những nguyên tắc đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản, những tinh hoa đạo đức của nhân loại, kể cả tư tưởng đạo đức tiến bộ của phương Tây nói chung, của giai cấp tư sản nói riêng. - Nguyễn ái Quốc đã xây dựng đạo đức cách mạng Việt Nam. Đạo đức cách mạng này đã tôi luyện nhân dân, các chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấu tranh bất khuất chống kẻ thù, trong cảnh lao tù tàn khốc. 3. Giai đoạn thứ ba (1941 – 1969) trực tiếp về những lãnh đạo cách mạng Việt Nam Biểu hiện tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của HCM - “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”. - Đồng thời, Người còn phát triển và hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng vớii những quan điểm về Cần, kiệm, liêm, chính, chi công vô tư, về trung với nước, hiếu với dân. C. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NGƯỜI CÁCH MẠNG 1. Trung với nước, hiếu với dân - Trong chế độ phong kiến: "vua là nước, nước là vua". Hiếu chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình. - Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và vượt qua những hạn chế của truyền thống đó. Trung với nước là: + Trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước; + Trung thành với quyền lợi và lợi ích của nhân dân; + Trung thành với dân tộc, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân; + Lời dạy đó của Người với bộ đội: “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. 2. Yêu thương con người, sống có nghĩa tình - "Làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" - Tình yêu thương con người được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với tất cả mọi người trong quan hệ hàng ngày. - Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa; 3. Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư - Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng”. - Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ... - Liêm: là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân” - Chính: “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đúng đắn”. - Cần, kiệm, liêm, chính, có quan hệ mật thiết với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức của con người: "Thiếu một đức, thì không thành người". Chí công, vô tư: là “đem lòng chí công, vô tư mà đối với người, với việc”. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ ”(tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. - Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. - Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, lúc Đảng giao việc thì bất kỳ to nhỏ, đều làm hết sức cẩn thận, thấy việc thì phải làm, thấy việc thì phải nói. - Trí là đầu óc sáng suốt, biết xem người, biết xét việc. - Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn phải cố gắng chịu đựng… - Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân” “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. 4. Tinh thần quốc tế trong sáng - Sự đoàn kết quốc tế vô sản, Hồ Chí Minh “Bốn phương vô sản đều là anh em”. - Đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống lại sự áp đặt, cầm quyền của thực dân, đế quốc. - Đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội. III. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1. Về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại - Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích - Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân - Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người - Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, lối sống thực sự giản dị và khiêm tốn 2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay - Nâng cao chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. - Thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới - Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ - Phát huy chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, hội nhập quốc tế Thầy, cô có ý kiến gì về thực trạng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS trong nhà trường hiện nay? Nguyên nhân của thực trạng là gì? 3. Thực trạng hiểu biết tư tưởng Hồ Chí Minh của HS PT - 95% học sinh phổ thông đều có hiểu biết cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh (qua học tập các môn học KHXH, sinh hoạt Đoàn, Đội, tiếp nhận những thông tin đại chúng, tiến hành các hoạt động công ích xã hội...). - Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò. công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, nhân loại, gia đình và bản thân. - Khoảng 40% HS phổ thông có hiểu biết cuộc đời, hoạt động, TTHCM nhưng chưa sâu sắc, còn một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện. - Một phần nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài. Nguyên nhân: + Một số ít học sinh chưa thực sự chú tâm tìm hiểu trao đổi, tham gia cuộc thi tim hiểu TTHCM + Thiếu tài liệu ( chủ yếu thông qua sóng truyền hình và phát thanh) + Tài liệu hàn lâm, mang tính lý luận cao. Nhận xét: - Hiểu biết của HS phổ thông về Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người còn đơn giản, nặng về cảm tính, tác động của TTHCM đến suy nghĩ, hành động của HS chưa mạnh mẽ, hiệu quả chưa cao. - Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, HS đã “sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều về tư tưởng của Bác. Phần thứ hai MÔN NGỮ VĂN VỚI VIỆC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG Các nội dung tập huấn Khả năng GD tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn Yêu cầu nguyên tắc của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn Nội dung và địa chỉ GD tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn. Một số bài soạn mẫu và thực hành soạn 1 bài học Ngữ văn có giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Hoạt động 1: Học viên đọc mục II trong tài liệu (từ trang 19 đến trang 24) Thảo luận nhóm, cử đại diện trao đổi với lớp về: + Khả năng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn + Yêu cầu , nguyên tắc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn Khả năng GD tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn Ngữ văn là môn học có khả năng cao trong GD tư tưởng Hồ Chí Minh: Mục tiêu môn học chứa đựng nội dung GD nhân cách con người Nội dung môn học có nhiều địa chỉ có thể GD tư tưởng Hồ Chí Minh (các bài học viết về Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh; các tác phẩm của chính Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh; Những tác phẩm có nội dung gần gũi với tư tưởng Hồ Chí Minh...). Yêu cầu, nguyên tắc GD tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn Bám sát mục tiêu GDtư tưởng Hồ Chí Minh nhưng không thể lấy việc dạy học nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh hay kể chuyện Hồ Chí Minh thay thế cho nội dung bài học Ngữ văn. Đưa nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào giờ học Ngữ văn tùy theo nội dung từng bài học trên nguyên tắc đảm bảo mạch KT-KN của giờ dạy NV (con đường giáo dục thông qua nội dung). Dựa trên cơ sở đổi mới PPDH để GD tư tưởng Hồ Chí Minh (con đường giáo dục thông qua đổi mới PPDH: HS tự nguyện, hứng thú, tự giác học tập; Nâng cao sự tự giáo dục, tự rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đa dạng hóa các PPDH và các hình thức tổ chức dạy học (DH theo dự án, sưu tầm tư liệu, thu thập và xử lí thông tin, ngoại khóa, chuyên đề...) Yêu cầu, nguyên tắc GD tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn Tạo môi trường giáo dục có kết hợp giáo dục của nhà trường với giáo dục gia đình và xã hộim đề cao việc nêu gương giáo dục theo con đường “ Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng ép Có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn, t­ liÖu về tÊm g­¬ng ®¹o ®øc Hå ChÝ Minh lµm phong phó, cã søc hÊp dÉn ®èi víi bµi häc, t¹o cho HS niÒm say mª høng thó cho HS KiÓm tra ®¸nh gi¸, trªn c¬ së ®¸nh gi¸ b¸m s¸t ChuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng b¶o ®¶m nh÷ng yªu cÇu tèi thiÓu cÇn ®­a néi dung GD t­ t­ëng, ®¹o ®øc Hå ChÝ Minh vào kiÓm tra ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña HS bé m«n Hoạt động 2: Học viên đọc mục Nội dung GD tư tưởng Hồ Chí Minh trong tài liệu (từ trang 25 đến trang 35) Các nhóm HV làm việc theo kĩ thuật khăn trải để nhận xét về ma trận nội dung GD tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn của cấp THCS. Các bài có nội dung tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn ngữ văn của THCS - Lớp 6: 4 bài - Lớp 7: 7 bài - Lớp 8: 9 bài - Lớp 9: 4 bài * Giáo viên có thể thêm hoặc bớt Đề nghị của nhóm Nội dung GD tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn Căn cứ nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng và các bài học trong sách giáo khoa. THCS. Tổng hợp theo bảng với các cột: lớp, tên bài, chủ đề giáo dục, mức độ giáo dục, gợi ý về nội dung, phương pháp giáo dục. Hoạt động 3: Tìm hiểu và thực hành soạn giảng Làm việc theo nhóm (15’): - Mỗi nhóm nghiên cứu một bài soạn minh họa về GD tư tưởng Hồ Chí Minh (chọn các bài có khả năng cao nhất: Đức tính giản dị của Bác, Ngắm trăng, Bình Ngô đại cáo, Chiều tối... ) . - Nhận xét về những điểm giống và khác nhau giữa bài soạn có GD tư tưởng Hồ Chí Minh với bài soạn truyền thống). Hoạt động 4 Mỗi nhóm thực hành soạn 1 bài có GD tư tưởng Hồ Chí Minh Nhóm cử đại diện thực hành giảng tại lớp, các HV khác nghe và nhận xét: Cách thiết kế và cách GD tư tường Hồ Chí Minh trong giờ học ngữ văn Những điểm cần lưu ý để nâng cao việc GD tư tưởng Hồ Chí Minh qua giờ học HƯỚNG DẪN TẬP HUẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1. Hình thức tập huấn Cá nhân đọc tài liệu. Làm việc nhóm, thảo luận. Thống nhất ý kiến. (theo các vấn đề GV đưa ra) 2. Nội dung tập huấn Buổi 1: Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn. Nhận thức vê tư tưởng Hồ Chí Minh và nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh Buổi 2: Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho HS qua môn Ngữ văn Buổi 3: Thực hành soạn bài và giảng thử 3. Một số lưu ý khi tập huấn tại địa phương Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của GV, tạo điều kiện cho tất cả GV đều được suy nghĩ nhiều, làm nhiều. Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV trong đợt tập huấn.

File đính kèm:

  • pptTAP HUAN TICH HOP.ppt