Nội dung kết quả kiểm tra đánh giá chưa toàn diện chưa phù hợp với các đối tượng học sinh. Kết quả kiểm tra đánh giá có phần chưa khách quan, còn nặng về thành tích.
Vì những lý do trên chúng ta cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử.
37 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 02/11/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử - Phan Duy Phương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHẰM THÚC ĐẨY ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ
ĐỀ DẪN:
A. Đặc điểm tình hình :
Tổng số trường trong huyện : 06: số GVBM: ; trình độ đào tạo ( chuẩn : ; trên chuẩn : ).
1.Thuận lợi :
- Được sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo và Tổ Nghiệp vụ Phòng GD&ĐT.
- Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của BGH, tổ chuyên môn của các trường trong huyện .
- Đa số GV có ý thức cao trong việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ , được dự đầy đủ các đợt tập huấn , các chuyên đề về thay SGK, đổi mới PPDH cũng như đổi mới KTĐG.
2. Khó khăn :
Chương trình SGK Lịch sử ở một số bài còn
quá tải , kiến thức cơ bản một tiết học quá
nhiều , nên việc KTĐG chưa đầy đủ , chưa đào
sâu kiến thức nên còn hạn chế việc đổi mới
KTĐG để thúc đẩy đổi mới PPDH.
B. Thực trạng về chất lượng bộ môn của huyện và toàn trường :
Hiện nay việc KTĐG định kì ở môn Lịch sử thì hình thức chủ yếu là một bài viết , nội dung đánh giá chưa toàn diện , còn thiếu khách quan , chưa thể hiện sự dân chủ trong KTĐG. Việc kiểm tra thường xuyên (KT miệng ) còn mang tính chiếu lệ , ít có ý nghĩa thiết thực . Nên chất lượng còn bị hạn chế .
Nội dung kết quả kiểm tra đánh giá chưa toàn diện chưa phù hợp với các đối tượng học sinh. Kết quả kiểm tra đánh giá có phần chưa khách quan, còn nặng về thành tích.
Vì những lý do trên chúng ta cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử.
- Về chất lượng bộ môn của huyện :
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
19.56%
27.53
29.01
15.43
8.15
- Về chất lượng bộ môn của từng trường :
ĐV XL
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
TÂN HÒA 1
12.96
26.52
28.05
19.77
12.66
TLT
21.12
35.62
35.22
7.4
0.7
NNA
18.82
43.29
29.19
7.97
0.71
CÁI TẮC
47.2
28.4
18.2
4.2
2
TV1
14.5
19.4
29.8
24.6
11.8
TV3
2.79
11.96
36.64
28.67
21.05
2. Đổi mới kiểm tra đánh giá :
Đánh giá kết quả học tập của HS là một khâu quan trọng của quà trình dạy học . Thông qua kết quả học tập của HS mà GV điều chỉnh hoạt động dạy cuat thầy và hoạt động học của trò . Vì vậy đổi mới KTĐG có ý nghĩa quan trọng đối với nội dung, phương pháp , và phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học .
3.Nguyên nhân :
3.1. Chủ quan :
Hiện nay một số bài học Lịch sử có nội
dung dài , có quá nhiều sự kiện nên người
giáo viên còn ngại kiểm tra thường xuyên
nhiều . Khi ra các đề kiểm tra định kì chỉ
mới phản ánh được kiến thức ( chủ yếu là
học thuộc lòng , làm bài theo mẫu ) mà
không đánh giá được các yêu cầu kĩ
năng , thái độ cũng như các phẩm chất
thông minh , sáng tạo , linh hoạt của HS
3.2.Khách quan :
Trong việc kiểm tra thường xuyên , loại điểm này chỉ tính hệ số 1, không có nhiều hiệu lực đối với kết quả tổng kết học kì và cuối năm . Nên việc kiểm tra trong các giờ học còn mang tính chiếu lệ , ít có ý nghĩa .
C.Giải pháp thực hiện đổi mới KTDG nhắm thúc đẩy đổi mới PPDH đối với bộ môn .
Trước hết người GV phải nắm rõ quan điểm chủ đạo của chương trình Lịch sử ở trường THCS là xuất phát từ đặc trưng bộ môn . Phải nắm rõ yêu cầu cơ bản của việc đổi mới KTĐG, nội dung kiểm tra phù hợp với phạm vi, mức độ và các tiêu chí đánh giá nhằm đổi mới PPDH.
Cùng với việc xem xét mặt kiến thức, nội dung đánh giá phải bao gồm cả kết quả giáo dục tư tưởng tình cảm, hành vi đạo đức của học sinh trên lớp và ngoài lớp, xuất phát từ ưu thế của bộ môn Lịch sử không chỉ có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí tuệ học sinh mà còn giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em. Hơn nữa mục đích dạy học Lịch sử là dạy chữ để dạy người, vì vậy kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cần thiết phải có nội dung giáo dục.
@ Việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục học sinh trong học tập Lịch sử cần căn cứ vào các khía cạnh: - Sự quan tâm, chú ý đến các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đã học. - Hứng thú với các sự kiện, hiện tượng, hành vi và các công việc được giao. - Xúc cảm đối với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử ( đồng cảm, phản đối, khinh, ghét, tôn trọng...).
Khi nghĩ về KTĐG quá trình học tập , hầu hết chúng ta nghĩ đến việc kiểm tra : kiểm tra miệng , kiểm tra trắc nghiệm , kiểm tra viết và các bài kiểm tra thực hành . Nhưng còn còn có những PP đánh giá khác như : sưu tầm và đánh giá tư liệu Lịch sử , tư liệu địa phương . Trong khuôn khổ bài viết này , chúng tôi chỉ muốn trao đổi với lãnh đạo và các đồng nghiệp hai dạng kiểm tra cơ bản nhất là : kiểm tra miệng và kiểm tra viết .
1.Kiểm tra miệng :
- PP kiểm tra miệng được áp dụng trong kiểm tra thường xuyên , nó được thực hiện trong tất cả các bước : kiểm tra bài cũ , dạy bài mới hoặc củng có cuối tiết học . Kiểm tra miệng giúp GV nhanh chóng hiểu được tình hình học tập , trình độ HS để đánh giá bước đầu về mức độ nắm kiến thức của HS mà điều chỉnh việc giảng dạy tiếp theo .
- Trong một tiết học , GV có thể sử dụng một số câu hỏi . Vì vậy câu hỏi phải được chuẩn bị cẩn thận , chính xác , rõ ràng , dung lượng kiến thức vừa phải .
- Cần coi trọng thái độ và cách ứng xử của GV đối với HS khi kiểm tra miệng . GV phải tạo được tâm lí thoải mái cho HS khi tham gia thảo luận và phát biểu ý kiến , ngay cả những ý kiến chưa chính xác .
Ví dụ : sau khi GV nêu rõ câu hỏi , HS trả lời , GV có thể gọi một hay hai HS khác nhận xét câu trả lời của bạn ( tạo điều kiện cho HS tự đánh giá lẫn nhau ) nếu chưa đúng hay còn thiếu có thể bổ sung, sau đó GV mới kết luận .
2.Kiểm tra viết :
- Kiểm tra viết thường được tiến hành sau khi học một phần hay một khóa trình Lịch sử có thể là bài 15 phút , một tiết , KTCL giữa kì hay thi HK.
- PP này giúp GV nắm được cùng một lúc trình độ của tất cả HS. Câu hỏi KT đòi hỏi HS trình bày co lô gic những nội dung chủ yếu của một phần , một chương hay toàn bộ khóa trình Lịch sử . Bài kiểm tra giúp GV đánh giá trình độ của mỗi HS trong lớp . Vì vậy , trong đề kiểm tra cần có những câu hỏi lần lượt đi từ dễ đến khó , những câu hỏi nâng cao để phân loại HS. Có thể theo thang đánh giá phân loại các kĩ năng tư duy như sau :
Trong quá trình dạy học có thể áp dụng KTĐG nhằm thúc đẩy đổi mới PPDH Lịch sử theo mô hình trên
@ Các hoạt động phù hợp với tư duy BIẾT
Vấn đáp tái hiện , phiếu học tập , các trò chơi , câu đố có hướng dẫn trước , tra cứu thông tin, thực hành hay luyện tập , tìm các định nghĩa , các trò chơi , câu đố ghi nhớ .
@ Các hoạt động phù hợp với tư duy HIỂU Sắm vai tranh luận , dạy học chéo , cho ví dụ .
@ Các hoạt động phù hợp với tư duy VẬN DỤNG
Xây dựng mô hình , trình bày theo nhóm hoặc theo lớp , tiến hành các bài tập vận dụng .
@ Các hoạt động phù hợp với tư duy PHÂN TÍCH Tạo tiêu chí cho đánh giá ( động não ), xác định vấn đề , đưa ra các suy luận , so sánh và đối chiếu .
@ Các hoạt động phù hợp với tư duy TỔNG HỢP
Xác định vấn đề , các mục đích , mục tiêu , tìm những sự kết hợp mới .
@ Các hoạt động phù hợp với tư duy ĐÁNH GIÁ
- Đưa ra những đánh giá về bài trình bµy và dự án của người khác
- Đánh giá các số liệu , các tiêu chí đưa ra để áp dụng
- Đánh giá ý tưởng và sản phẩm của ai đó .
4.Tiến trình kiểm tra
4.1. Xác định phạm vi, nội dung cần kiểm tra .
4.2. Lập ma trận .
4.3. Ra hệ thống câu hỏi và đáp án .
5.Tiến hành chấm và trả bài .
5.1.Chấm bài :
GV cần khắc phục thói quen khi chấm bài chỉ chú trọng cho điểm , ít chú ý đến những lời phê chỉ rõ ưu , nhược điểm của HS khi làm bài . Nên quan tâm đến việc bổ sung những lỗ hổng kiến thức cho HS, qua đó giúp đỡ HS yếu , kém , bồi dưỡng HS khá , giỏi để điều chỉnh hoat động dạy học tiếp theo .
5.2. Trả bài :
- Mặc dù môn Lịch sử không có tiết trả bài kiểm tra , nhưng GV nên tranh thủ trả bài , công khai đáp án để HS có thể tự kiểm soát , tự đánh giá chất lượng bài làm của mình , tự đánh giá sự tiến bộ của mình .
- Bên cạnh đó chúng ta có thể nêu một vài bài làm tốt , sáng tạo để các em tự rút kinh nghiệm cho bản thân .
* Một số biện pháp hướng dẫn KTDG sau một tiết học Lịch sử
Phải đổi mới kiến thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập Lich sử của học sinh kết hợp chặt chẽ hoạt động kiểm tra,đánh giá của giáo viên với phát triển hoạt động tự kiểm tra đánh giá của học sinh:
Tái hiện kiến thức lịch sử đã học và tập trình bày cho bản thân hay người khác nghe.
Tự trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa.
Hoàn thành các bài tập do giáo viên nêu ra.
- Tăng cường ra các bài tập về nhà có chất lượng.
- Bài tập dưới dạng một câu hỏi tổng hợp.- Bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành, hệ thống, khái quát hoá kiến thức và vận dụng kiến thức.- Bài tập trắc nghiệm kết quả.- Bài tập tự luận.
D. Những kiến nghị đề xuất :
1.Với Trường :
Tổ chức tốt các chuyên đề về dổi mới KTDG nhằm thúc đẩy đổi mới PPDH theo đặc trưng từng bộ môn .
2.Với Phòng GD&ĐT: Đề nghị phải có một khoản chi phí để chi trả cho những cán bộ ra đề thi KTCL, KT giữa kì , KTHK hay viết các bài tham luận ... Vì trách nhiệm của người ra đề rất cao , phải đầu tư nhiều công sức và thời gian , có trách nhiệm mà không có quyền lợi . Hơn nữa khi được triệu tập ra đề thì ở Trường không có GV dạy thay , nên mất tiết phải dạy bù rất khó khăn .
3.Với Sở GD&ĐT:
- Đề nghị tiếp tục cung cấp thêm thiết bị dạy học môn Lịch sử cho đầy đủ hơn .
- Cần biên soạn tài liệu Lịch sử địa phương tỉnh Hậu Giang kịp thời để GV dạy các tiết LSĐP có hiệu quả hơn .
- Trên đây là một số thực trạng mà chúng tôi đưa ra về giải pháp đổi mới KTĐG nhằm thúc đẩy đổi mới PPDH môn Lịch sử ở trường THCS.- Kính mời quý lãnh đạo và các anh chị em đồng nghiệp tiếp tục thảo luận , đóng góp và bổ sung ý kiến để buổi Hội thảo có chất lượng thiết thực hơn .
Kính chúc quý vị được nhiều sức khỏe , công tác tốt , hạnh phúc và thành đạt .
Tr©n träng kÝnh chµo !
File đính kèm:
- bai_giang_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_nham_thuc_day_doi_moi_ph.ppt