Bài giảng Dấu gạch ngang

Câu hỏi 1:
Tìm công dụng của dấu câu?

Biết anh bị rách áo, Thuỷ đem kim chỉ ra tận sân bóng vá áo cho anh ; Thành tận tâm giúp em trong học tập ; Thành nhường hết đồ chơi cho em . Cuối truyện, Thuỷ để lại con Vệ Sĩ, với một cử chỉ và giọng nói dứt khoát:

- Em để nó ở lại . Anh phải hứa . Anh nhớ chưa? . Anh hứa đi.

- Anh xin hứa.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Dấu gạch ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ: Dấu (;) dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Biết anh bị rách áo, Thuỷ đem kim chỉ ra tận sân bóng vá áo cho anh ; Thành tận tâm giúp em trong học tập ; Thành nhường hết đồ chơi cho em ... Cuối truyện, Thuỷ để lại con Vệ Sĩ, với một cử chỉ và giọng nói dứt khoát: - Em để nó ở lại ... Anh phải hứa ... Anh nhớ chưa? ... Anh hứa đi. - Anh xin hứa. Trả lời: Dấu (...) tỏ ý còn nhiều sự vật chưa liệt kê hết và thể hiện chỗ lời nói còn bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. I/. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu: a) Đẹp quá đi mùa xuân ơi - Mùa xuân của Hà Nội thân yêu(…) (Vũ Bằng) b) Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ ! Ngài cau mặt, gắt rằng: - Mặc kệ! (Phạm Duy Tốn) II/. Bài học: 1. Công dụng của dấu gạch ngang: a) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. b) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. c) Dấu chấm lửng được dùng để: - Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm. (Ngữ văn 7 -Tập 2) c) Dùng để liệt kê. d, Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-Ren— Phan Bội Châu (Xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va- Ren. Cái đó thì cũng có thể. Nguyễn ái Quốc(1890-1969) d) Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh, liên số. a) — Thưa cô, em không dám nhận...em không đi học nữa. — Sao vậy? Cô Tâm sửng sốt. (Khánh Hoài) Xác định công dụng của dấu gạch ngang:  Đánh dấu lời nói trực tiếp. b) Bác tôi — cụ Nguyễn Đạo Quán — là người giữ cuốn gia phả ấy.  Đánh dấu phần chú thích, giải thích. c) Nơi nhận: — Các giáo viên chủ nhiệm. — Các lớp. — Lưu văn phòng. (Ngữ văn 7 – Tập 2)  Dùng để liệt kê. d) Hà Nội — Huế — Sài Gòn thời kỳ 1930 — 1945.  Dùng để nối liên danh, liên số. Bài tập vận dụng: * Ngữ liệu: Ví dụ: * Ghi nhớ 1 (SGK/130) 2/. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối: Các chiến hữu của tôi, Guy – xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtit, An-be... (Nguyễn ái Quốc) Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. * Phân biệt: Dấu — là một dấu câu. Dấu – không phải là một dấu câu. * Hình thức: Dấu gạch nối (–) ngắn hơn dấu gạch ngang (—) Chủ nghĩa Mác — Lê-nin. d, Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-Ren— Phan Bội Châu (Xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va- Ren. Cái đó thì cũng có thể. Nguyễn ái Quốc(1890—1969) Hãy đặt dấu — và dấu – vào (...) và cho biết công dụng của chúng: Bài tập vận dụng: 1/. Sài Gòn ( ... ) hòn ngọc Viễn Đông ( ... ) đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt. 2/. Nghe ra (...) đi (...) ô vẫn là một thói quen thú vị của người lớn tuổi. 3/. ét(...)môn(...)đô đơ A(...)mi(...)xi {1846 ( ... ) 1908}, nhà văn I (...) ta (...) li (...) a. Là tác giả của cuốn sách: “Những tấm lòng cao cả” * Ghi nhớ 2 (SGK/130) * Bài tập 1 (SGK/130): III/. Luyện tập Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong những câu dưới đây: a) Mùa xuân của tôi — mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội — là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... (Vũ Bằng)  Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. b) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết — cái anh chàng ranh mãnh đó — rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi. (Nguyễn ái Quốc)  Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. c) — Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! — Một chú bé con thầm thì. — ồ! Cái áo dài đẹp chửa! — Một chị con gái thốt ra. (Nguyễn ái Quốc)  Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích, và để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. d) Tàu Hà Nội — Vinh khởi hành lúc 21 giờ.  Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh. e) Thừa Thiên — Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.  Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh. * Bài tập 2 (SGK/131): Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch nối trong ví dụ dưới đây: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... (An-phông-xơ Đô-đê)  Dùng để nối các tiếng trong từ phiên âm tiếng nước ngoài. Em hãy chọn phương án đúng: Trắc nghiệm khách quan 1/. Dòng nào giúp em nhận diện được dấu gạch nối một cách đầy đủ: Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Dấu gạch nối chỉ dùng để nối các tiếng những từ mượn gồm nhiều tiếng. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. Cả A, B và C. 2/. Dòng nào không nói lên công dụng của dấu gạch ngang? Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. Để nối các tiếng trong nhiều từ mượn gồm nhiều tiếng. Để nối các từ cùng nằm trong một liên danh. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. A. Đúng 3/. “Dấu gạch ngang và dấu gạch nối có tác dụng như nhau, nó đều là dấu câu”. Nhận xét trên đúng hay sai? B. Sai 4/. “Dấu gạch ngang về hình thức ngắn hơn dấu gạch nối”. Nhận xét trên đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 5/. Trong câu: “Hoài Thanh (1909[...]1982) được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hoá [...] Nghệ thuật.”. Hãy điền dấu thích hợp vào [...]. A. Dấu chấm phẩy (;) B. Dấu chấm lửng (...) C. Dấu gạch ngang ( — ) D. Dấu gạch nối ( - ) a/. Chồng chị (...) anh Nguyễn Văn Dậu (...) tuy mới 26 tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến 17 năm. 7/. Chỉ ra phương án lựa chọn đúng: b/. Hy sinh tính mạng cho đất nước, như cậu bé xứ Lôm (...) bác (...) đi (...) a, là một đức hạnh lớn. A. Câu a dấu gạch ngang, câu b dấu gạch nối. B. Cả câu a, b đều dùng dấu gạch ngang. C. Cả câu a, b đều dùng dấu gạch nối. D. Cả A, B, C đều đúng. B. Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê. (ét-môn-đo đơ A-mi-xi) (Ngô Tất Tố) D. Cả A, B, C sai. A. Dùng để chú thích, giải thích C. Đặt ở giữa một liên danh, liên số. 6/. Cho biết công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu sau: — Hai bác đã đặt tên cho cháu chưa? — Rồi. * Bài tập 3 (SGK/131): Đặt câu có dùng dấu gạch ngang: a) Nói về một nhân vật trong vở chèo “Quan âm Thị Kính”  Sùng bà — mẹ chồng Thị Kính — là người đàn bà nanh nọc, độc ác, vô lương tâm. b) Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.  Đại diện học sinh của cả ba miền Bắc — Trung — Nam đã có buổi giao lưu tại thủ đô Hà nội. 1/. Hãy kể tên các loại dấu câu mà em đã được học? Bài tập: a) Tôi luôn luôn tránh An nói những cuộc chơi ảnh hưởng đến học tập. b) Bạn Lan lớp trưởng lớp tôi tuy nhỏ người nhưng nhanh nhẹn. c) Thi đua yêu nước để: Diệt giặc dốt. Diệt giặc đói. Diệt gặc ngoại xâm. (Hồ Chí Minh) 2/. Phục hồi dấu gạch ngang trong các câu sau? a) Vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả như: Xoài, cam, mít, dừa(...). b) Phần ăn mỗi người có 50gam thịt Pa (...) tê, 30gam pho (...) mat, 1/4 bi (...) đông rượu nho và 100gam hoa quả tráng miệng. (Theo Đặng Văn Long) c) Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 ( ... ) 1945. 3/. Điền dấu thích hợp vào (... ) trong những câu sau đây? 4/. Truyện cười: Phân công Một nhà ăn nọ mấy hôm nay đông khách, để công việc được nhanh chóng ông chủ đã ghi lên bảng như sau: “Cô Lan cắt tiết anh Hùng nhổ lông cô Hoa luộc trứng anh Nam rửa chân giò cô Hà mổ bụng anh Sơn bóp mềm cô Linh băm nhừ cô Lý xào giòn”. Vì vội ông chủ đã quên dấu câu, em hãy giúp ông chủ điền dấu thích hợp vào câu trên.  Chỉ có thể dùng dấu chấm. Nêu công dụng của dấu gạch ngang? Củng cố:  - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. - Nối các từ nằm trong một liên danh. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối?  - Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. - Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. - Học bài. - Hoàn thành bài tập. - Làm đề cương ôn tập phần tiếng việt. Hướng dẫn về nhà:

File đính kèm:

  • pptngau nhien viet nhan .ppt