I.Công dụng của dấu gạch ngang:
1.Bài tập:
Trong mỗi câu sau, dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
a.Đẹp quá đi, mùa xuân ơi — mùa xuân của Hà Nội thân yêu. (Vũ Bằng)
Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
10 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Dấu gạch ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẤU GẠCH NGANG I.Công dụng của dấu gạch ngang: 1.Bài tập: Trong mỗi câu sau, dấu gạch ngang được dùng để làm gì? a.Đẹp quá đi, mùa xuân ơi — mùa xuân của Hà Nội thân yêu. (Vũ Bằng) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. b.Có người khẽ nói: — Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt, gắt rằng: — Mặc kệ! Đặt giữa đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật c.Dấu chấm lửng được dùng để: — Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. — Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. — Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. (Ngữ văn 7, tập 2) Liệt kê những công dụng của dấu chấm lửng d.Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren — Phan Bội Châu ( xin chẳng dám nêu tên nhân chứng này) lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren, cái đó thì cũng có thể. (Nguyễn Ái Quốc) Nối các từ nằm trong một liên danh. DẤU GẠCH NGANG I.Công dụng của dấu gạch ngang 1.Bài tập a.Đặt ở giữa câu, đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. b.Đặt ở đầu dòng, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. c.Đặt ở đầu dòng để liệt kê. d.Nối các từ nằm trong một liên danh. 2.Ghi nhớ: (học SGK/trang 130) II.Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. 1.Bài tập: Va-ren.(Trong văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu) Oan Đi-xnây, Lu-i Pa-xtơ, lép Tôn-xtôi, Hen-ri Pho, En-ri-cô Ca-ru-xô.(Trong văn bản Đừng sợ vấp ngã) Không phải là dấu câu. Nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng. Ngắn hơn dấu gạch ngang. 2.Ghi nhớ: (học sgk/ trang 130) III.Luyện tập: 1.Công dụng của dấu gạch ngang trong những câu ở bài tập 1: a.Đánh dấu bộ phận chú thích,giải thích. b.Đánh dấu bộ phận chú thích giải thích. c.Lời nói trực tiếp của nhân vật. Đánh dấu bộ phận chú thích. d.Nối các từ nằm trong một liên danh: Hà Nội—Vinh. e. Nối các từ nằm trong một liên danh: Thừa Thiên—Huế. III.Luyện tập: 2.Hãy nêu công dụng của các dấu gạch nối trong ví dụ dưới đây: --Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Nối các âm của tên riêng (nối các tiếng phiên âm tiếng nước ngoài) III.Luyện tập: 3.a. Đặt câu có dấu gạch ngang nói về vở chèo Quan Âm Thị Kính. Trong “Nỗi oan hại chồng”, nhân vật Thị Kính —người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến phải mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang khinh rẻ. Dùng chú thích, giải thích. III.Luyện tập: 3.b. Nói về cuộc gặp mặt của học sinh cả nước. DẤU GẠCH NGANG I.Công dụng của dấu gạch ngang 1.Bài tập a.Đặt ở giữa câu, đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. b.Đặt ở đầu dòng, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. c.Đặt ở đầu dòng để liệt kê. d.Nối các từ nằm trong một liên danh. 2.Ghi nhớ: (học SGK/trang 130) II.Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. Không phải là dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng. Ngắn hơn dấu gạch ngang. III.Luyện tập
File đính kèm:
- daugach.ppt