TIẾT 29 : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố các kiến thức về phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn.
2. Kĩ năng
- Giải được hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp cộng đại số và phương pháp thế.
- Giải được hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn đơn giản.
- Đưa được một số hệ phương trình về hệ phương trình bậc nhất một ẩn bằng phương pháp đặt ẩn phụ.
- Giải quyết được một số bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số giải tích 11 Tiết 29: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 29 : LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố các kiến thức về phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn.
2. Kĩ năng
- Giải được hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp cộng đại số và phương pháp thế.
- Giải được hệ ba phương trình bậc nhất ba ẩn đơn giản.
- Đưa được một số hệ phương trình về hệ phương trình bậc nhất một ẩn bằng phương pháp đặt ẩn phụ.
- Giải quyết được một số bài toán thực tế bằng cách lập hệ phương trình.
3. Tư duy, thái độ
Quy lạ về quen, lấy cái đã biết sáng tạo cái chưa biết, liên hệ với thực tế.
Chủ động, tích cực, chặt chẽ, logic
B. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Giáo án, các hoạt động tổ chức dạy học, máy chiếu,
2. Học sinh : Học bài cũ, xem bài mới, đồ dùng học tập
C. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, gợi mở vấn đề, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số
GV chia lớp thành 4 nhóm ngồi theo bàn đã kê từ trước, giao giấy và bút cho các nhóm.
II. Bài cũ (5’): GV trình chiếu slide kiểm tra bài cũ
HS đọc nội dung, suy nghĩ và trả lời, GV chính xác lại.
III. Bài mới
Hoạt động 1 : Giải hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
9’
3’
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 2 câu c và bài 5 câu a.
Sau đó học sinh khác nhận xét, giáo viên chính xác lại và cho điểm.
GV : hướng dẫn thêm một số cách giải bài 5 câu a.
HS : chú ý, hiểu và ghi nhớ
GV yêu cầu học sinh quan sát các hệ phương trình trên slide, nhận xét và từ đó nêu phương pháp giải đối với hệ phương trình bên tay phải.
HS : (nêu cách đặt ẩn phụ)
GV : như vậy bằng cách đặt ẩn phụ ta có thể đưa hệ phương trình trên về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn mà ta đã biết cách giải. Trong thực tế giải toán, các em có thể gặp những hệ phương trình phức tạp hơn, bậc cao hơn mà cũng có thể giải bằng phương pháp đặt ẩn phụ.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
12’
GV chia lớp làm 4 nhóm như đã chuẩn bị, giao công việc cho các nhóm.
Các nhóm thảo luận trong 7’ và cử đại diện lên báo cáo.
GV gọi đại diện nhóm khác (cùng nội dung bài tập) nhận xét, sau đó giáo viên chính xác lại.
Hoạt động 3 : Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
T/g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
13’
GV : Trong thực tế, không phải lúc nào ta cũng gặp sẵn một hệ phương trình để ta giải, có một số bài toán trong thực tế có thể giải bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn.
Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình ?
HS : trả lời
GV : chính xác lại
GV trình chiếu nội dung bài tập 3 và 6 (sgk)
GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 3 và bài 6.
Sau đó học sinh khác nhận xét, GV chính xác lại, cho điểm.
IV. Củng cố, dặn dò (2’)
Như vậy hôm nay các em đã được luyện tập giải các hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn bằng phương pháp thế và phương pháp cộng đại số. Trong thời buổi công nghệ thông tin, khoa học rất phát triển, có rất nhiều những công cụ hiện đại giúp ta đơn giản việc tính toán đề phục vụ cho những mục đích cao hơn. Vậy có công cụ nào giúp ta thể giải hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn một cách nhanh chóng không, chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học sau.
Về nhà các em làm các bài tập trong sách bài tập
Đọc trước bài 7 (sgk) và tiết sau chuẩn bị máy tính fx-500ms hoặc fx-570ms
File đính kèm:
- BAI SOAN LUYEN TAP.doc