Bài giảng Đại số 8 - Tiết 15: Chia đa thức cho đơn thức

a/Bài toán: Cho đơn thức 3xy2. -Hãy viết một đa thức có các hạng tử đều chia hết cho 3xy2. -Chia các hạng tử của đa thức đó cho 3xy2. -Cộng các kết quả vừa tìm được với nhau.

 

ppt5 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đại số 8 - Tiết 15: Chia đa thức cho đơn thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ Khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B? Thực hiện phép tính bằng cách tính nhẩm và điền ngay kết quả vào bảng sau: a/4x3y2: 2x2y= b/-21x2y3z4: 7xyz2= c/-15x5y6z7: 3x4y5z5= d/3xy: 5xy= e/5x2y4: (-10x2y)= 2xy (1,5đ) -3xy2z2 (1,5đ) -5xyz2 (1,5đ) 0,6 (1,5đ) -0,5y3 (1,5đ) Trả lời: Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.(2,5đ) Tiết 15: a/Bài toán: Cho đơn thức 3xy2. -Hãy viết một đa thức có các hạng tử đều chia hết cho 3xy2. -Chia các hạng tử của đa thức đó cho 3xy2. -Cộng các kết quả vừa tìm được với nhau. 1/Quy tắc: b/Quy tắc: Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau. 1/Quy tắc: a/Bài toán: b/Quy tắc: c/Ví dụ: Thực hiện phép tính: (5x4y-2x3y3-15xy3):5xy =(5x4y:5xy)+(-2x3y3:5xy)+(-15xy3:5xy) =x3- 0,4x2y2- 3y2 Chú ý: Trong thực hành ta có thể tính nhẩm và bỏ qua một số phép tính trung gian. (5x4y-2x3y3-15xy3):5xy=x3-0,4x2y2-3y2 2/ áp dụng: a/ Khi thực hiện phép chia (4x4-8x2y2+12x5y): (-4x2), bạn Hoa viết: 4x4-8x2y2+12x5y=-4x2(-x2+2y2-3x3y) nên (4x4-8x2y2+12x5y):(-4x2)=-x2+2y2-3x3y Em hãy nhận xét bạn Hoa giải đúng hay sai? Đáp án: Bạn Hoa giải đúng Chú ý: Để chia một đa thức cho một đơn thức ta có thể phân tích đa thức bị chia thành nhân tử mà có chứa nhân tử là đơn thức chia rồi thực hiện tương tự như chia một tích cho một số. ?2 b/Làm tính chia: (20x4y-25x2y2-3x2y):5x2y Kết quả: (20x4y-25x2y2-3x2y):5x2y=4x2-5y-0,6 4/Luyện tập: Bài 63: Không làm tính chia hãy xét xem đa thức A có chia hết cho đơn thức B không? A=15xy2+17xy3+18y2 B=6y2 Đáp án: Đa thức A chia hết cho đơn thức B vì mỗi hạng tử của A đều chia hết cho B. Khi nào đa thức A chia hết cho đơn thức B? Nhận xét: Đa thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi hạng tử của A đều chia hết cho B. Bài 66: Ai đúng, ai sai? Khi giải bài tập: “ Xét xem đa thức: A=5x4-4x3+6x2y có chia hết cho đơn thức B=2x2 hay không.”, Hà trả lời: “A không chia hết cho B vì 5 không chia hết cho 2”, Quang trả lời: “A chia hết cho B vì mỗi hạng tử của A đều chia hết cho B”. Cho biết ý kiến của em về lời giải của hai bạn. Đáp án: Quang trả lời đúng, còn Hà trả lời sai vì khi xét tính chia hết của đơn thức cho đơn thức ta chỉ quan tâm đến phần biến mà không cần xét đến sự chia hết của các hệ số.

File đính kèm:

  • pptChia da thuc cho don thuc(9).ppt