Bài giảng Chương trình văn học Việt Nam hiện đại

/ Về đặc điểm của thời kì văn học: 3 đặc điểm

- về diện mạo: văn học được hiện đại hóa;

- về tốc độ: văn học phát triển đặc biệt nhanh chóng;

- về cấu trúc: văn học phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận.

Về thành tựu cơ bản của thời kì văn học:

- Tư tưởng: Bổ sung tinh thần dân chủ khi viết về các nội dung mang tính truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.

- Nghệ thuật: Có những cách tân sâu sắc và toàn diện trên các thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn.

 

ppt38 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương trình văn học Việt Nam hiện đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÖÔNG TRÌNH, SGK NGÖÕ VAÊN 11 CHÖÔNG TRÌNH, SGK NGÖÕ VAÊN 11 I/ Vài nét giới thiệu về nội dung chương trình phần văn học Việt Nam hiện đại (sách chuẩn và sách nâng cao) II/Một số điểm cần lưu ý về nội dung các bài học trong chương trình BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THỂ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 1/ Về đặc điểm của thời kì văn học: 3 đặc điểm - về diện mạo: văn học được hiện đại hóa; - về tốc độ: văn học phát triển đặc biệt nhanh chóng; - về cấu trúc: văn học phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận. 2/ Về thành tựu cơ bản của thời kì văn học: - Tư tưởng: Bổ sung tinh thần dân chủ khi viết về các nội dung mang tính truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. - Nghệ thuật: Có những cách tân sâu sắc và toàn diện trên các thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn. 1/Quan điểm nghệ thuật: - Quan điểm về nghệ thuật nói chung: + Nhà văn có trách nhiệm xã hội lớn lao. + Viết văn là một hoạt động sáng tạo. BÀI VỀ TÁC GIA NAM CAO - Quan điểm về văn học hiện thực: + Không được thoát li đời sống, thi vị hóa đời sống theo kiểu lừa dối để mang lại ảo tưởng cho người đọc. + Thấy được sự tác động của hoàn cảnh đối với sự phát triển nhân cách của con người. + Nhìn con người – đặc biệt là người lao động nghèo bằng con mắt của tình thương và sự tôn trọng. 3/ Hạt nhân chi phối mọi sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao: Sự am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật, khả năng “du lịch triền miên” (chữ dùng của g/s Nguyễn Đăng Mạnh) vào nội tâm nhân vật. 2/ Tư tưởng nghệ thuật: Nỗi đau đớn trước tình trạng con người không giữ nổi nhân tính, nhân phẩm vì miếng cơm manh áo và do chất nô lệ, chất hèn đã thấm vào trong máu không biết tự bao giờ. BÀI VỀ TÁC GIA NAM CAO a/Tận hưởng từng phút giây hiện tại của cuộc đời đầy rạo rực. - Sống hết mình cho tình yêu. - Yêu cuồng nhiệt tuổi trẻ và mùa xuân, tôn vinh tuổi trẻ và mùa xuân (chọn con người giữa tuổi xuân làm chuẩn mực cho cái đẹp). Niềm khát khao giao cảm hết mình với đời, với người là cơ sở của mọi đặc điểm trong sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu. 1/Xuân Diệu giao cảm với đời theo nghĩa đích thực và trần thế nhất: BÀI VỀ TÁC GIA XUÂN DIỆU BÀI VỀ TÁC GIA XUÂN DIỆU 2/ Xuân Diệu dễ dàng đến với cách mạng chính từ niềm nhiệt thành yêu thương cuộc đời, con người. b/ Khát khao giao cảm với đời cũng chính là thiết tha gắn bó với đời, cuộc đời trần thế (trong hiện tại và cả tương lai vô tận). c/ Mong mỏi cuộc đời hiểu mình, yêu thương mình, đồng cảm với mình. BÀI VỀ TẬP THƠ “NHẬT KÝ TRONG TÙ 1/ Cách quan niệm: “Nhật kí trong tù” là một tập thơ, đồng thời là một tập nhật kí. 2/ Nội dung: a/ “Ghi lại” (từ dùng của Bác) những điều đã chứng kiến trong nhà tù và trên đường chuyển lao. Loại bài này chủ yếu là hướng ngoại, sử dụng bút pháp tự sự kết hợp tả thực. b /Giãi bày tâm trạng, tâm sự của Hồ Chí Minh khi đối diện với bản thân mình hoặc đối diện với thiên nhiên. Loại bài này chủ yếu hướng nội, sử dụng bút pháp trữ tình. BÀI VỀ TẬP THƠ “NHẬT KÝ TRONG TÙ Đọc những bài thơ loại này, người đọc cảm nhận được bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh (lòng yêu nước thiết tha, tinh thần nhân đạo bao la, bản lĩnh kiên cường bất khuất, chất trí tuệ sâu sắc, chủ nghĩa lạc quan cách mạng, tâm hồn thi sĩ luôn nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người. 3/Nghệ thuật: -Cổ điển mà hiện đại. -Chất thép thể hiện ở chất thơ trữ tình, bản chất chiến sĩ lồng trong hình tượng thi sĩ. CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý CÁC YẾU TỐ TÌNH HUỐNG TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT. TRUYỆN NGẮN CÁC BÀI ĐỌC VĂN Hai đứa trẻ Truyện ngắn trữ tình. Cần lưu ý đúng mức chất thơ của truyện. Nội dung truyện gắn với diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên. Tình huống truyện là một tình huống trữ tình, tình huống tâm trạng (nhân vật đối diện với chính mình trước cảnh chiều xuống, đêm về, khuya đến trên một phố huyện đậm chất làng quê đơn điệu, tẻ nhạt, nghèo tối, không có ngày mai. Con người chỉ biết gửi mơ tưởng lên bầu trời đêm và theo bóng đoàn tàu). Chữ người tử tù Truyện tập trung khai thác một tình huống éo le, oái oăm (sự đối mặt trong một quan hệ đan chéo phức tạp, thậm chí đối nghịch mà đầy đồng cảm giữa hai con người “liên tài” chan chứa lòng tin yêu cái đẹp – cái đẹp của tài hoa, của thiên lương và khí phách). Chí Phèo Cách viết lạnh lùng nhưng nóng bỏng tình người, đặt ra vấn đề da diết và bi đát là quyền được làm người lương thiện trong cuộc đời (và phải chăng cả trong tình yêu) trong một xã hội mọi thứ đều bị chối bỏ (xã hội cũ thực dân nửa phong kiến). Ba lần bị từ chối quyền làm người, nước mắt Chí Phèo là những giọt nước mắt hoàn lương bẽ bàng và bàng hoàng không đủ làm khô một lò gạch cũ. Đời thừa Mọi thứ đều thừa, ngay cả bản thân, nếu thiếu một đời sống thật sự có ích. Văn thừa, tình thừa, đời thừa. Xã hội cũ thiếu một chân trời cho những người bay. Người trí thức tức tưởi tự nhận diện mình: một kẻ bất lương, đê tiện, một…thằng khốn nạn. Truyện đa chủ đề: vỡ mộng trong tình duyên, vỡ mộng trong công danh, vỡ mộng trong cuộc đời… Đọc thêm: “Vi hành”: Truyện khai thác tình huống nhầm lẫn được đặt ngay từ đầu truyện, từ đó phát triển để bật lên tiếng cười châm biếm, tố cáo. Nghệ thuật trần thuật của truyện biến hoạt tương đối hiện đại nhờ hình thức truyện viết dưới dạng một bức thư. Nhân vật chính không xuất hiện nhưng vẫn hé lộ chân dung, tính cách. Tinh thần thể dục Truyện ngắn trào phúng mang ý nghĩa tố cáo. Tình huống truyện được xây dựng trên một mâu thuẫn đầy trào lộng (chuyện đi xem đá bóng là chuyện giải trí, chuyện thể thao mang tính tự nguyện nhưng lại bị đưa vào thế bắt buộc, thậm chí là bắt ép. Đến mức người dân quê phải sợ hãi bỏ trốn, hối lộ để được ở nhà yên thân!). Truyện có cách trần thuật tự nhiên, hài hước. THƠ CÁC BÀI ĐỌC VĂN Lưu biệt khi xuất dương Hình tượng thơ kì vĩ, hơi thơ hào hùng, bài thơ thể hiện vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà cách mạng Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm đường cứu nước với bao tư tưởng mới mẻ, khát vọng lớn lao. (Từ “Đồ nhuế” còn hiểu là cái u thừa trên cơ thể, không có tác dụng). Hầu trời Bài thơ thất ngôn mượn hình thức tự sự để dựng lên một câu chuyện “chẳng biết có hay không” nhằm biểu hiện cái tôi cá nhân, cái tôi ngông, phóng túng, ý thức được tài năng và giá trị của mình, muốn được khẳng định giữa cuộc đời. “Hầu trời” là một trong những bài thơ khép lại một thời đại trong thi ca và mở ra một thời đại mới. Vội vàng Cách viết táo bạo, tân kỳ nhưng vẫn gần gũi, bài thơ là lời giục giã con người hãy tận hưởng cái đẹp, hãy sống chân thành và hối hả bằng tất cả những năng lượng cảm xúc của mình; hãy quý trọng những năm tháng tuổi trẻ một đi không trở lại. Đây thôn Vĩ Dạ Trong sáng, tinh khiết từ ngôn từ đến tình người (so với nhiều bài thơ khác của chính Hàn Mặc Tử), bài thơ là bức tranh đẹp, trong trẻo về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời. Không nên quan niệm rạch ròi “anh” ở khổ I là “khách đường xa” ở khổ cuối (dù “MXC” có hình ảnh “khách xa”). Có thể hiểu thêm: Bài thơ là nỗi hoài nhớ đầy yêu thương và ray rức của một tâm hồn cô đơn lắm phụ phàng về một miền yêu thương quá đỗi xa vời như có như không. Tràng giang Cổ điển mà hiện đại, mang hơi hướng sầu vũ trụ và nhân thế, chảy dọc suốt “Tràng giang” là hai mạch cảm thức bơ vơ và khát khao hòa hợp. Hình ảnh quê nhà cuối bài thơ là tiêu điểm thể hiện trọn vẹn hình ảnh một quê xứ yên bình đầy sự chia sẻ, hòa hợp và cảm thông cho một hồn thơ hiện đại bơ vơ tứ tán tìm về. Không nên hiểu cụ thể và hạn hẹp cảm xúc cuối bài là cảm xúc nhớ quê. Tương tư Là một lòng quê về một tình quê đầy bóng dáng một người quê, gắn với một cảnh quê. Nói dễ hiểu là nỗi tương tư của một anh trai làng, khắc khoải qua lời trách người mình thương yêu sao cứ hờ hững. Từ ấy Bình dị, mang hơi hướng tâm tình, “Từ ấy” giãi bày niềm phấn chấn, hạnh phúc của người trai trẻ khi lần đầu đón nhận lí tưởng cách mạng và lời phát nguyện, tâm nguyện của con người. Lời ghi nhớ chưa tổng quát: Phần tâm nguyện chỉ có ở phần 2. Chiều tối , Lai Tân “Chiều tối”: Bài 31, viết trong cảnh ngộ Bác mới bị bắt và bị áp giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Cổ điển mà hiện đại, bài thơ thể hiện niềm rung cảm thiết tha của con người trước thiên nhiên và cuộc sống. “Lai Tân”: Lời mỉa mai, châm biếm hệ thống công quyền ở Lai Tân – Trung Quốc. Câu hợp hạ ý bất ngờ, sắc sảo. (Câu chuyển nên đặt trong chỉnh thể bài để hiểu: Huyện trưởng đêm đêm chong đèn hút thuốc phiện). Đọc thêm: Chiều xuân, Đây mùa thu tới - “Chiều xuân”: Bức tranh chiều xuân gợi tả mang đầy hồn quê Việt Nam, thể hiện qua những nét miêu tả vừa cụ thể vừa gợi liên tưởng. -“Đây mùa thu tới”: Cảnh thu về buồn và đẹp đến não nùng. Đối với người nghệ sĩ lãng mạn, nỗi buồn và cái đẹp bao giờ cũng sánh đôi. Cảnh thu về réo rắt tâm hồn con người nỗi bâng khuâng buồn lẫn niềm hân hoan phấn khích. Bài thơ truyền cho người đọc một cảm giác run rẩy đầy xao xuyến của phút chuyển thu. Thơ duyên Sự gắn kết, tìm đôi của đất trời chiều thu thơ mộng và đa tình qua mắt yêu của người trai trẻ cũng đa tình và mơ mộng. Xe duyên là không khí bàng bạc cả bài thơ “Thơ duyên”. Tống biệt hành Bài thơ tiễn biệt đậm chất cổ phong với hơi thơ rắn rỏi, gân guốc đến quyết liệt mà đầy bâng khuâng xao xuyến. Hình tượng người ra đi trong bài thơ có thể xem là hình tượng mang tính chất chuyển tiếp trong hệ thống hình tượng người ra đi trải dài từ văn học lãng mạn đến văn học cách mạng. Chí lớn mà tình đầy, tình đầy nhưng chí lớn; ra đi mà ở lại, ở lại mà vẫn khẳng khái ra đi – đó là những nghịch lí làm nên chất độc đáo của hình tượng người ra đi giàu chất nhân văn của bài thơ. Nhớ đồng, Giải đi sớm - “Nhớ đồng”: Nhớ đồng, nhớ đời, nhớ tự do. Giọng thơ giàu chất tâm sự, chân thành. - “Giải đi sớm”: Bài 41, 42. Bài thơ tả thực cảnh chuyển lao từ đêm thu lạnh lẽo đến rạng sáng ngày hôm sau. Nổi lên sau các hình tượng của bài là một con người với tâm hồn nghệ sĩ, tinh thần lạc quan, với phong thái ung dung và tinh thần vượt khó…đã vượt qua cảnh chuyển lao khắc nghiệt. KỊCH CÁC BÀI ĐỌC VĂN Trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”- bi kịch “Vũ Như Tô” Vở kịch gồm hai mâu thuẫn đan chéo: mâu thuẫn giữa bạo chúa Lê Tương Dực (ăn chơi xa xỉ) và nhân dân (đời sống khốn khó cơ cực); mâu thuẫn giữa khát vọng sáng tạo một công trình nghệ thuật vĩ đại để làm đẹp cho đất nước với tình trạng đói nghèo của nhân dân, dân tộc. Mâu thuẫn thứ nhất đã được giải quyết: Lê Tương Dực bị giết, vương triều bị lật đổ. Trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”- bi kịch “Vũ Như Tô” Mâu thuẫn thứ hai còn bỏ ngõ: Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị giết nhưng đến phút cuối Vũ Như Tô cũng không hiểu được vì sao mình phải chết. Tác giả cũng không trả lời được, chỉ than: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Bệnh của Đan Thiềm là quá say mê nghệ thuật, quý trọng nhân tài. Nhưng khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô và Đan Thiềm đối lập với thực tế đói nghèo của nhân dân, của đất nước. Hình tượng Cửu Trùng Đài mang tính biểu tượng: với VNT, CTĐ hiện thân cho “mộng lớn”; với Đan Thiềm, CTĐ thể hiện niềm kiêu hãnh nước nhà; với Lê Tương Dực, CTĐ là quyền lực và ăn chơi; với nhân dân, CTĐ là món nợ mồ hôi và xương máu. G/s Vũ Nho: Mâu thuẫn đã giải quyết mạnh mẽ, triệt để, dứt khoát. Người nghệ sĩ chân chính không hợp tác với hôn quân, bạo chúa. Nguyễn Huy Tưởng không để CTĐ xây thành công, đó là một cách trả lời. Người nghệ sĩ không được vì tham vọng cá nhân mà bất chấp tất cả. Bắt tay với thế lực xấu, sản phẩm nghệ thuật phải bị đốt, người nghệ sĩ phải bị giết.

File đính kèm:

  • pptChuong trinh van hoc Viet Nam hien dai.ppt