Có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú
- Là người trí thức “trung thực vô ngần” luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ nhen
Là người có tấm lòng đôn hậu, chứa chan tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ
22 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chí Phèo_ Nam Cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ChÝ PhÌo Nam Cao PhÇn mét: T¸c gi¶ NAM CAO (1917- 1951) I. Vài nét về tiểu sử và con người - Quê: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu) tỉnh Hà Nam làng quê nghèo, có nhiều đặc điểm tiểu biểu cho nông thôn Việt Nam trước CMT8. Hoạt động: + Có một thời gian dạy học, sống cuộc đời “giáo khổ trường tư”. + Tận tụy phục vụ cách mạng và kháng chiến cho tới lúc hi sinh. - Gia đình: nông dân nghèo, đông con. Tiểu sử: sgk – T136 Lưu ý: N¬i yªn nghØ vÜnh h»ng cña Nam Cao Khu tëng niÖm nhµ văn Nam Cao Mét gãc lµng quª Đ¹i Hoµng ngµy nay Mét gãc lµng quª Đ¹i Hoµng ngµy nay PhÇn mét: T¸c gi¶ I. Vài nét về tiểu sử và con người - Là người trí thức “trung thực vô ngần” luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ nhen. - Là người có tấm lòng đôn hậu, chứa chan tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ. Cuộc đời và nhân cách của nhà văn – chiến sĩ Nam Cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính. Có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú Tiểu sử: sgk – T137 Con người: sgk – T138 Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả. Nghề văn phải là nghề sáng tạo. Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT Tiểu kết: Quan điểm nghệ thuật có tính hệ thống nhất quán và tiến bộ mang tính nguyên tắc của xu hướng văn học hiện thực tiến bộ và văn học chân chính nói chung. Nghệ thuật vị nhân sinh. Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động. “Ngày mai…mình có biết không?...chỉ ngày mai thôi! là tôi đuổi hết tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi nhà này…Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào, kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất…Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm việc gì cho có tiền. Chỉ khổ thằng này thôi” (Đời thừa) Tiền nhà…tiền giặt…tiền thuốc…tiền nước mắm…còn chịu tất! Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết tiền. May mà còn có đất mua chịu được. (Đời thừa) Cái sự thực tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. ..Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy những vang động của đời...” (Giăng sáng) CÁC ĐỀ TÀI CHÍNH Người trí thức nghèo Người nông dân nghèo 2. Các đề tài chính a. Trước Cách mạng tháng 8 Đời thừaSống mònGiăng sáng… Chí Phèo Lão Hạc. Một bữa no… *Nội dung chính Nhà văn miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ. * Giá trị : - Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn phá tâm hồn con người. - Thể hiện niềm khao khát một cuộc sống có ích, thực sự có ý nghĩa. * Nội dung chính:Tập trung khắc họa tình cảnh và số phận của người nông dân nghèo bị đẩy vào đường cùng, bị tha hóa. *Giá trị- Kết án xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân tính của người nông dân lương thiện.- Khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ. Tiểu kết: Sáng tác của Nam Cao thường chứa đựng một nội dung triết lí sâu sắc; Nam Cao luôn trăn trở, day dứt về vấn đề nhân phẩm và luôn đặt niềm tin vào con người. b. Sau Cách mạng tháng 8 Văn học kháng chiến chống Pháp - Đôi mắt (1948) - Nhật kí Ở rừng (1948) - Tập kí sự: Chuyện biên giới Sáng tác của Nam Cao ở giai đoạn này thể hiện nhiệt tình yêu nước và cách nhìn, cách sống của giới văn nghệ sĩ với nhân dân và cuộc kháng chiến của dân tộc. TK: Bản tuyên ngôn nghệ thuật của những nhà văn đang chuyển mình theo kháng chiến. “Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khao khát làm một cái gì mà nâng cao giá trị đời sống của mình, mà rút cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư?” (Đời thừa) “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân” hay “đè nén con em đến nỗi phải bỏ làng mà đi là dại. Mười thằng đã đi ra thì chín thằng trở về với cái vẻ hung đồ, cái tính ương ngạnh học được từ phương xa. Một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn”. (Chí Phèo) “Trị không lợi thì cụ dùng”, “cụ biết mềm, biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù. Những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần đến chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai hắn đến tác hại bất cứ anh nào không nghe mình”. (Chí Phèo) “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh.Và hắn khóc…Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở…” (Đời thừa). “Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hằn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành.Hắn ôm mặt khóc rưng rức…” (Chí Phèo) c. Phong cách nghệ thuật Phong cách nghệ thuật là cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong tác phẩm qua: + Cách lựa chọn và xử lý đề tài. + Quan niệm nghệ thuật về con người. + Những biện pháp nghệ thuật ưa thích và quen dùng. + Giọng điệu riêng Nam Cao thường viết về những cái nhỏ nhặt xoàng xĩnh, tầm thường trong cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và xã hội Nam Cao luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”, có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật. Nam Cao thường sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối thoại và độc thoại nội tâm. Giọng điệu buồn thương chua chát, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương. Nam Cao chỉ là môt nhà văn mảnh khảnh như thư sinh, ăn nói ôn tồn, mỗi lúc mỗi đỏ măt, mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt. NGUYỄN ĐÌNH THI HÀ MINH ĐỨC Ông là người hay bâng khuâng về vấn đề nhân phẩm, về thái độ kính trọng đôí với mọi người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì đày đoạ của cảnh nghèo đói cùng đường. Đỗ Tiến Thụy Ông là một nhà văn vừa có tài năng đáng phục, vừa có nhân cách thẳng thắn và chính trực đáng trọng. Câu 1: Nhận định nào dưới đây nêu đúng và rõ đóng góp riêng của Nam Cao khi viết về đề tài đời sống trí thức nghèo? a/ Phản ánh chân thực, sinh động tình trạng mòn mỏi về tinh thần, bị hủy hoại dần những phẩm chất tốt đẹp của người trí thức nghèo b/ Khơi sâu bi kịch tinh thần đau đớn của người trí thức nghèo trong xã hội cũ c/ Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người trí thức nghèo trong xã hội cũ d/ Thể hiện những băn khoăn triền miên về nhân cách, danh dự, ý nghĩa của cuộc sống cá nhân trong tình trạng cùng quẫn, bế tắc. CỦNG CỐ Câu 2: Nhận định nào dưới đây đã nêu được rõ nhất đóng góp riêng của Nam Cao khi viết về đề tài đời sống người nông dân nghèo? a/ Khơi sâu những vấn đề thuộc quan hệ gia đình nhỏ hẹp diễn ra âm thầm trong những túp lều tối tăm b/ Thể hiện quá trình bần cùng hóa và li tán của người dân quê c/ Phản ánh được tình trạng người dân nghèo hoặc bị hủy hoại nhân tính, hoặc phải chịu tủi nhục đau đớn khi lâm vào tình trạng khốn cùng d/ Thể hiện bi kịch bị tha hóa, bị từ chối quyền làm người. CỦNG CỐ Câu 3: Dòng nào nêu không đúng đóng góp nổi bật của Nam Cao về nghệ thuật viết truyện ngắn? a/ Tài miêu tả tâm lí nhân vật, chất triết lí sâu sắc, sự thay đổi linh hoạt về giọng điệu b/ Nghệ thuật dựng và kể chuỵên, nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật c/ Nghệ thuật khắc học tâm trạng, tính cách d/ Nghệ thuật tả thiên, tả cảnh ngụ tình CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI - Đọc lại và nắm vững tiểu sử, sự nghiệp và những đóng góp của Nam Cao. - Tìm đọc tác phẩm của Nam Cao (Một bữa no, Nghèo, Lão Hạc, Tư cách mõ…) Chuẩn bị bài tiếp theo: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (tiếp theo) GỢI Ý: - Làm bài tập phần luyện tập ở tiết 1 - Tìm đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ của những văn bản khác được đăng tải trên báo. Có một nhân vật có liên quan đến hình ảnh cái lò gạch cũ XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ GIÁO Đà ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP.
File đính kèm:
- Chi Pheo.ppt