Bài giảng Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Ngắm trăng nhớ quê là một đề tài lớn trong thơ ca. Bài cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch mà chúng ta học hôm nay là một minh chứng.

 

ppt10 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào các em học sinh về dự tiết học này. KIỂM TRA BÀI CŨ: Em có nhận xét gì về Lí Bạch sau khi đọc bài thơ Xa ngắm thác Núi Lư? Lí Bạch là một nhà thơ có lòng yêu thiên nhiên, có sự tưởng tượng phong phú đã vẽ nên cảnh thác núi Lư có vẻ đẹp huyền ảo. GIỚI THIỆU BÀI: Ngắm trăng nhớ quê là một đề tài lớn trong thơ ca. Bài cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch mà chúng ta học hôm nay là một minh chứng. Tiết 37: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH ( Lí Bạch ) Thực hiện: Lê Anh Chới, THCS Phan Chu Trinh, B.M.T I/ ĐỌC, HIỂU CHÚ THÍCH 1/ Tác giả, tác phẩm: Chú thích* sgk/ 123+124. I/ ĐỌC, HIỂU CHÚ THÍCH. 1. Tác giả, tác phẩm: Chú thichs* sgk/123+124. II/ ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc văn bản: Ngắt nhịp 2/3, đọc nhẹ nhàng, truyền cảm. 2. Hiểu văn bản: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? Gồm hai phần: - Hai câu đầu: Tả trăng. - Hai câu sau: Tả tâm trạng của nhà thơ. Nhưng không tách bạch mà có sự hòa quyện nhau. III/ PHÂN TÍCH 1/Nghệ thuật dùng phép đối Câu hỏi: Tìm các từ ngữ đối nhau ở hai câu cuối. Nêu nhận xét về phépđối và tác dụng của việc sử dụng phép đối trong việc biểuhiện tình quê của tác giả. Cử đầu vọng ( minh nguyệt ) Đê đầu tư ( cố hương ) Đối rất chỉnh ( động từ đối động từ, danh từ đối danh từ, trắc đối bằng ). Nỗi nhớ quê thầm lặng, da diết của nhà thơ. 2/ Sự thống nhất liền mạch của suy tư cảm xúc trong bài thơ Bài thơ có hai mươi chữ đã có năm động từ: chỉ sự cảm nghĩ ( nghi, tư ), chỉ hoạt động ( vọng, cử, đê ). Các chủ ngữ bị lược bỏ, chỉ có một chủ ngữ duy nhất: từ xưng hô của chủ thể trữ tình đã tạo tính thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc bài thơ. Có thể sơ đồ hóa như sau: Nghi ( thị sương ) cử đầu vọng ( minh nguyệt ) Đê đầu tư ( cố hương ) Câu hỏi: Dựa vào bốn động từ nghi ( ngỡ là ), cử ( ngẩng ), đê ( cúi ) và tư ( nhớ ) để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ. IV/ TỔNG KẾT Câu hỏi: Nêu nhận xét về nghệ thuật và nội dung của bài thơ. 1/ Nghệ thuật: Bài thơ có bố cục hai phần nhưng không tách biệt nhau, cảnh và tình có sự hòa quyện. Ngôn ngữ thơ bình dị. Dùng phép đối rất chỉnh. 2/ Nội dung: Nỗi nhớ quê thầm lặng, da diết trong khoảnh khắc đêm trăng của nhà thơ Lí Bạch V/ LUYỆN TẬP Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu thơ như sau: Đêm thu trăng sáng như sương Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà. Dựa vào những điều phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. YÊU CẦU TRẢ LỜI: Hai câu thơ đã thể hiện được nội dung tinh thần của bài thơ nhưng chưa lột tả hết tâm trạng và nỗi niềm của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, vì tác giả đâu có chủ động để ngắm trăng, ánh trăng như sương chiếu vào căn phòng, tác giả vừa ngẩng đầu lên nhìn trăng thì lập tức lại cúi đầu xuống, vì chạnh lòng nhớ ánh trăng tuổi thơ trên núi Nga Mi, nhớ hình ảnh quê hương. Có thể dịch thành hai câu thơ khác như sau: Trăng rọi đầu giường ngỡ là sương Nhìn trăng lòng chạnh nhớ thương quê nhà. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Học thuộc phần phiên âm và phần dịch thơ của bài thơ, năm chắc hoàn cảnh sáng tác, nghệ thuật và nội dung của bài thơ. Thử dịch bài thơ thành bốn câu thơ ngũ ngôn hay bốn câu lục bát. Soạn bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương. Cảm ơn các em đã tham gia xây dựng tiết học này.

File đính kèm:

  • pptNgu van 7(24).ppt
Giáo án liên quan