Bài giảng Ca dao về tình nghĩa

Lối nói đưa đẩy gợi cảm hứng (Trèo lên cây khế nửa ngày)

Thường gặp trong ca dao (Trèo lên cây bưởi hái hoa, Trèo lên cây gạo cao cao.)

 nỗi chua xót vì lỡ duyên (thường là của các chàng trai).

 

ppt16 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ca dao về tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lối nói đưa đẩy gợi cảm hứng (Trèo lên cây khế nửa ngày) Thường gặp trong ca dao (Trèo lên cây bưởi hái hoa, Trèo lên cây gạo cao cao...)  nỗi chua xót vì lỡ duyên (thường là của các chàng trai). Từ phiếm chỉ “ai”: da diết, xoáy sâu – xã hội phong kiến khắt nghiệt chia cách bao mối tình. Lối chơi chữ tài hoa: khế chua và lòng người cũng chua – tăng thêm sự chua xót. Câu hỏi tư từ + nhân hóa: lời than thân da diết, thấm thía. Hệ thống so sánh ẩn dụ mang trường nghĩa thiên nhiên, vũ trụ (mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai) + điệp từ “sánh với” + từ láy “chằng chằng”: nhấn mạnh dù xa cách nhưng đôi ta vẫn: + xứng lứa đẹp đôi (như mặt trăng xứng với mặt trời, sao Hôm với sao Mai); + luôn hướng về nhau, vẫn chỉ là một (sao Hôm, sao Mai cũng chỉ là sao Kim; ánh sáng mặt trăng cũng từ ánh sáng mặt trời). Cách xưng gọi “Mình ơi!” + Câu hỏi “Có nhớ ta chăng?” – lời bộc bạch thêm da diết, thắm thiết. Lối nói ví von với hình ảnh “sao Vượt chờ trăng giữa trời”: + nỗi chờ đợi mỏi mòn, trông ngóng vô vọng; + tình nghĩa thủy chung, như nhất.  10 câu thơ 4 chữ (thể vãn bốn): Cô gái hỏi liên tiếp mà không có lời đáp + Nghệ thuật biểu hiện tâm trạng: mượn hình ảnh cụ thể làm biểu tượng diễn tả nỗi nhớ mơ hồ, trừu tượng một cách tinh tế, biểu cảm; + Hình ảnh nhân hóa, hoán dụ; + Hình thức lặp: cấu trúc câu, hình ảnh, nhóm từ, từ, nhịp điệu. - Biểu tượng “khăn” – thủ pháp nhân hóa + Ý nghĩa:  vật trao duyên, vật kỉ niệm (Gửi khăn, gửi áo, gửi lời – Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa);  gắn bó bên người con gái, chia sẻ nỗi nhớ niềm thương. + Cấu trúc: lối vắt dòng láy lại sáu lần từ “khăn” ở đầu câu – ba lần điệp ngữ “khăn thương nhớ ai”  nỗi nhớ triền miên, da diết. - Biểu tượng “khăn” – thủ pháp nhân hóa + Động từ xuống, lên, rơi, vắt: đảo thanh – hình ảnh vận động trái chiều  nỗi nhớ trải dài khắp không gian:  Tâm trạng ngổn ngang, trăm nói tơ vò;  Nỗi nhớ quanh quất, hướng ra nhiều chiều. + Thanh điệu: Câu thơ 24 chữ - 16 thanh bằng (hầu hết là thanh không)  nỗi nhớ miên man, da diết nhưng vẫn được thể hiện kín đáo, tế nhị. - Biểu tượng “đèn” – thủ pháp nhân hóa nỗi nhớ da diết với thời gian “đèn không tắt”: trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ niềm thương đằng đẵng với thời gian – khẳng định ánh sáng của tình yêu không tắt. - Biểu tượng “mắt” – thủ pháp hoán dụ: nỗi ưu tư nặng trĩu, khối tình vẫn còn nguyên. Hỏi khăn, đèn, mắt: tự hỏi chính mình Nỗi nhớ da diết, khôn nguôi của cô gái. 10 câu thơ 4 chữ: cô gái liên tiếp hỏi mà không có lời đáp Hai câu lục bát cuối: niềm lo âu cho hạnh phúc lứa đôi  bài ca là tiếng hát yêu thương của tâm hồn khao khát hạnh phúc lứa đôi – nỗi nhớ không bi lụy mà chan chứa tình người – vẻ đẹp tâm hồn của cô gái Việt ngày xưa. Ước muốn “sông rộng một gang”: mong muốn táo bạo, lãng mạn của người con gái; Hình ảnh “chiếc cầu dải yếm”: độc đáo, táo bạo + “Chiếc cầu”: chi tiêt nghệ thuật quen thuộc trong ca dao, mang vẻ đẹp dân gian, biểu tượng:  Nơi hò hẹn của đôi lứa;  Phương tiện để họ đến với nhau. Hai ta cách một con sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang Cách nhau có một con đầm Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang Cành trầm lá dọc lá ngang Để người bên ấy bước sang cành trầm Gần đây mà chẳng sang chơi Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu + “Chiếc cầu dải yếm”: Chiếc cầu làm từ vật mềm mại, gắn liền với người con gái – chiếc cầu người con gái chủ động bắc cho người mình yêu trong sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến – táo bạo, mãnh liệt nhưng trữ tình, ý nhị và đằm thắm đầy nữ tính. Chi tiết “bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”: ước mong táo bạo, chủ động, lãng mạn, phóng khoáng của người con gái. “Muối – gừng” trong ca dao: biểu tượng của tình nghĩa – sự gắn bó thủy chung  “Tay nâng chén muối đĩa gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” (Ca dao)  “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (Nguyễn Khoa Điềm) “Muối – gừng” trong bài ca dao này: biểu tượng tình nghĩa vợ chồng thủy chung - Lối nói trùng điệp, tiếp nối, đối ứng (muối – gừng: láy lại hai lần; trên – ba năm, dưới – chín tháng; còn mặn – còn cay; nghĩa nặng – tình dày)  Khẳng định tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt. Lời khẳng định “Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”: phá vỡ thể lục bát truyền thống (13 tiếng). Cách nói ý vị “ba vạn sáu ngàn ngày”: 100 năm – một đời người mới xa  không bao giờ xa cách. Nội dung (Sgk/ 85) Nghệ thuật - Sự lặp lại mô thức mở đầu bài ca dao (Thân em như...); - Hình ảnh ẩn dụ thành biểu tượng (chiếc cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn); - Hình ảnh so sánh: lấy từ cuộc sống đời thường (tấm lụa đào, củ ấu gai...), từ thiên nhiên vũ trụ (mặt trời, mặt trăng, sao...); - Thể thơ đa dạng: thể lục bát, thể, bốn chữ, thể song thất lục bát, thể hỗn hợp. Đậm màu sắc dân gian

File đính kèm:

  • pptca dao thang than tinh nghia.ppt