Bài giảng Bài thơ về tiểu đội xe không kính_ Phạm Tiến Duật

1. Tác giả:

- Phạm Tiến Duật (1941 – 2007), quê Phú Thọ.

- Là chiến sĩ Trường Sơn, gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.

- Thơ ông chủ yếu viết về người lính và những cô gái TNXP thời đánh Mỹ. Giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch, hồn nhiên, sâu sắc.

- Tác phẩm chính: Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971),

 

ppt23 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài thơ về tiểu đội xe không kính_ Phạm Tiến Duật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trường Yên Hoa Lư - Ninh Bình Giáo viên: Dương Thị Vân Tiết 47 Phạm Tiến Duật 1. Tác giả: - Phạm Tiến Duật (1941 – 2007), quê Phú Thọ. - Là chiến sĩ Trường Sơn, gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. - Thơ ông chủ yếu viết về người lính và những cô gái TNXP thời đánh Mỹ. Giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch, hồn nhiên, sâu sắc. - Tác phẩm chính: Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971), … 2. Tác phẩm: - Viết năm 1969, giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. - Nằm trong chùm thơ đạt giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”. - Thể thơ: Tự do, kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, câu dài, ít vần. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + tự sự + miêu tả. - Chủ đề: Cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về những chiếc xe không kính và những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mỹ. - Bố cục: Gồm 7 khổ thơ, xoay quanh chủ đề bài thơ. - Nhan đề bài thơ: Nhan đề bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - tiểu đội xe không kính: Tên do những chiến sĩ láI xe Trường Sơn gọi đơn vị mình một cách bông đùa, tếu táo, ngộ nghĩnh. -> Phản ánh hiện thực chiến tranh khốc liệt. - Bài thơ về: Thể hiện cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: Nhấn mạnh chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam hiên ngang, dũng cảm vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh. -> Khai thác chất thơ từ chính hiện thực khốc liệt đó. - Thể thơ: Tự do, kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, câu dài, ít vần. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + tự sự + miêu tả. - Chủ đề: Cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về những chiếc xe không kính và những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mỹ. - Bố cục: Gồm 7 khổ thơ, theo mạch cảm xúc, xoay quanh chủ đề bài thơ. - Nhan đề: Mới lạ, độc đáo. 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính - Xe không kính: bom giật, bom rung, kính vỡ. - Không đèn, không mui, thùng xe có xước. Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước. Hiện thực khốc liệt của chiến tranh Lãng mạn cách mạng 2. Những chiến sĩ lái xe Trường Sơn – chủ nhân của những chiếc xe không kính - Nhìn - Nhìn thấy - Thấy - gió vào xoa mắt đắng - con đường chạy thẳng vào tim - sao trời, cánh chim: như sa, như ùa... - Điệp từ, so sánh -> Diễn tả cụ thể, sinh động cảm giác, ấn tượng của người chiến sĩ lái xe khi xe chạy nhanh. - Ung dung … ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. - Điệp từ -> Nhấn mạnh sự tập trung cao độ. Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Không có kính Không có kính ừ thì có bụi ừ thì ướt áo Chưa cần rửa Chưa cần thay Bụi phun tóc trắng như người già Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời - Nghệ thuật: + Điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu, so sánh. + Giọng ngang tàng, đùa tếu, nghịch ngợm. + Ngôn ngữ đời thường, trẻ trung, mới mẻ, nghịch. Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Hình ảnh độc đáo, chi tiết chân thực, chọn lọc. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới trời xanh Xe không kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Tương phản, điệp từ, hoán dụ. trái tim Xe không kính, không đèn, không mui, thùng xước Xe vẫn chạy vì Miền Nam trong xe có một trái tim Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng Miền Nam! Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai! So sánh hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)? Đáp án: *Giống nhau: - Là những người lính yêu quê hương, đất nước, có tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, gắn bó. - Vượt mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu giết giặc, cứu nước. - Lạc quan, tin tưởng. *Khác nhau: - Trong bài “Đồng chí”: Người lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vốn xuất thân từ nông dân nên mang vẻ đẹp mộc mạc, bình dị với tình đồng chí thiêng liêng, ngời sáng lí tưởng chiến đấu. Cuộc sống còn nhiều gian khổ, thiếu thốn về vật chất. Chất lạc quan, sôi nổi chưa rõ. - Trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Người lính lái xe trong kháng chiến chống Mỹ có vẻ đẹp mới, hiên ngang, dũng cảm, có bản lĩnh chiến đấu, tâm hồn nhạy cảm, chất lính ngang tàng, trẻ trung, lạc quan, sôi nổi, ý chí chiến đấu vì Miền Nam. 1. Nghệ thuật: - Hình ảnh thơ độc đáo, sinh động, giàu chất hiện thực. Ngôn ngữ và giọng điệu gần với lời nói, tự nhiên, khoẻ khoắn. (Điều này tạo nên đặc điểm riêng cho thơ Phạm Tiến Duật: ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.) 2. Nội dung: - Bài thơ đã khắc hoạ được hình ảnh độc đáo về những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, bất chấp khó khăn và có ý chí chiến đấu vì Miền Nam. Bài tập 1: Hai bài thơ: “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) có điểm gì giống nhau: A. Thể thơ tự do, viết về đề tài người lính. B. Viết về đề tài người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. C. Viết về người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. D. Gồm cả A và B. Bài tập 2 (Sách giáo khoa – Trang 133) Về nhà làm Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng bài thơ, làm bài tập 2 – SGK, tr 133. - Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ? - Sưu tầm, tìm đọc một số bài thơ khác viết về người lính trong kháng chiến chống Mỹ. - Ôn tập phần Văn học trung đại để giờ sau kiểm tra 1 tiết. - Đọc, chuẩn bị bài “Đoàn thuyền đánh cá”.

File đính kèm:

  • pptTiet 47 Bai tho ve tieu doi xe khong kinh(3).ppt
Giáo án liên quan