Bài giảng Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba,

tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp đại học, Phạm Tiến Duật

gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn

và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế

hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Phạm Tiến

Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng

chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh

niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có

giọng điệu trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc

 

ppt13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài thơ về tiểu đội xe không kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thơ về tiểu đội xe không kính I, Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Tác giả Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp đại học, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc Phạm Tiến Duật Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969) nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ Vầng trăng quầng lửa của tác giả Với chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ác liệt, nơi chiến trường khói lửa, với tất cả sức trẻ và niềm tin yêu, nhà thơ đã tạo nên những vần thơ hào sảng, khỏe khoắn, rất lính, dường như không thấy đọng lại trong đó sự mệt mỏi, nao lòng.Phải chăng chính những điều ấy đã tạo nên sức mạnh như vũ bão của đội quân Việt Nam trong cuộc chiến chống kẻ thù đế quốc? Những hỡnh ảnh xe vận tải đường Trường Sơn II, Đọc hiểu văn bản Chiến tranh đã qua đi hơn 30 năm, thời gian có thể phủ bụi lên quá khứ nhưng con người Việt Nam sẽ không thể nào quên về cuộc chiến khốc liệt mà hào hùng của dân tộc chống lại kẻ thù hung bạo - đế quốc Mĩ. Những bài thơ, bài nhạc sẽ còn mãi với thời gian bởi giá trị bất diệt bủa nó. Những trang thơ như Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc họa phần nào vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ, những con người Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Họ đã cống hiến, hi sinh cả tuổi xuân của mình vì những mùa xuân bình yên cho dân tộc, họ thật cao cả biết bao! 1. Nhan đề ấn tượng của em về nhan đề bài thơ? Em thấy có cần thay đổi cho gọn hơn không? Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa, nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện khá thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai chữ “bài thơ” không phải là thừa. Nhà thơ không chỉ muốn nói hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà điều chủ yếu là nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh. Đó mới là vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ. 2. Hình ảnh những chiến sỹ lái xe a, Những chiếc xe không kính Bài thơ nổi bật lên hình ảnh những chiếc xe độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường. Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hóa”, “lãng mạn hóa” và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Nay hình ảnh chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến trần trụi – một điều tưởng như chỉ gây những khó khăn, gian khổ lại chứa đựng bao kỉ niệm không thể quên trong đời anh lính lái xe. Nguyên nhân của những chiếc xe không kính Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Hai câu thơ trần trụi, thô mộc như những câu văn xuôi, như lời kể chuyện tâm tình. Phải chăng sự thật thảm khốc của chiến tranh không cần tô vẽ, tự nó đã nói lên tất cả? Bom đạn vẫn rơi, các anh lại vẫn phải ra trận, do đó chiếc xe lại càng biến dạng hơn Không có kính rồi, xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, ưa cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ. Hình tượng thơ ấy cùng với nụ cười trẻ trung của những người lính lái xe cứ băng băng qua những nẻo đường, in đậm trong tâm trí người đọc - như một biểu tượng đẹp về tinh thần quả cảm, gian nan không hề nản của thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ. b, Những chiến sỹ lái xe Xe không có kính thì sao? Có gió Vào xoa mắt đắng Có bụi Bụi phun tóc trắng như người già mặt lấm Có mưa ướt áo mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Tuổi trẻ mang trong mình tâm hồn sôi nổi, dám nghĩ dám làm, coi thường gian khổ hiểm nguy. Do đó, khó khăn với những chiến sỹ lái xe cũng là chuyện thường, họ vẫn cười nói, vẫn gắn bó bên nhau, thậm chí coi những khó khăn là những lúc thể hiện sự vui vẻ, trẻ trung của mình. Không có kính thì nhìn đường đi sẽ rõ hơn, sẽ thấy gần gũi với thiên nhiên hơn. Bụi làm lấm mặt, bạc trắng tóc ư, không hề gì, gần bên nhau châm điếu thuốc và lại cười ha ha. Còn trời mưa, ướt áo thì áo lại tự khô… Tất cả sẽ là những khó khăn nếu như con người không có ý chí, lòng can đảm và tinh thần lạc quan, nhưng với những người chiến sỹ lái xe, các anh đã sẵn sàng và chấp nhận tất cả. Tiểu đội của các anh, những người điều khiển những chiếc xe không kính đã bắt tay nhau, chia sẻ tình đồng chí đồng đội qua những cửa kính vỡ rồi mà lòng vẫn phơi phới niềm vui. Hình ảnh người chiến sỹ lái xe cứ ngạo nghễ ung dung từ đầu cho đến cuối bài thơ. Các anh hiện ra với những nét tính cách cao đẹp : một tư thế ung dung, hiên ngang, một Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm. Giọng Thơ càng thể hiện rõ nét hơn thái độ ngang tàng ấy, đặc Biệt là trong những cấu trúc được lặp lại “ừ thì…”, “chưa Cần”, và những chi tiết “phì phèo châm điếu thuốc- nhìn Nhau mặt lấm cười ha ha”, “lái trăm cây số nữa”… Phạm Tiến Duật đã kết hợp linh hoạt thể thơ bảy chữ và thể tám Chữ, tạo cho điệu thơ gần với lời nói, tự nhiên, sinh động. Bài thơ như một câu chuyện người lính kể về mình, có nói đến khó khăn, gian khổ mà vẫn toát lên tiếng cười trẻ trung, để lại trong lòng người niềm cảm phục, mến yêu. Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. Khó khăn nối tiếp khó khăn, hiểm nguy lại càng thêm chồng chất bởi hiện thực chiến tranh là điều dễ nhìn thấy và không sao tránh khỏi. Những người chiến sỹ nay đây mai đó, dọc ngang trên mọi nẻo đường, trực tiếp đương đầu với mọi hiểm nguy vậy mà các anh vẫn sát cánh bên nhau “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Xe của các anh không có kính, rồi không có đen, không có mui xe, thùng xe có xước… nhưng xe vẫn đi được, vẫn lao về phía trước- về miền Nam thân yêu bởi vì trong mỗi chiếc xe ấy “có một trái tim”. Trái tim của các anh đã và sẽ mãi đập vì miền Nam, vì Việt Nam thống nhất. Chỉ cần trong xe có một trái tim…

File đính kèm:

  • pptBai tap ve tieu doi xe khong kinh.ppt
Giáo án liên quan