I. Tìm hiểu chung
1, Tác giả :
- (1907 – 1989) , Tên thật : Nguyễn Thế Lữ .
- Bút danh : Thế Lữ , Quê : Bắc Ninh
- Thế Lữ là một trong những nhà thơ mới đầu tiên góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào thơ mới
- Ngoài sáng tác thơ, còn viết truyện trinh thám, kinh dị
- Trước cách mạng ông viết báo, sáng tác thơ, văn, biễu diễn kịch. Sau cách mạng ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong những người xây dung nền kịch nói hiện đại Việt Nam
- Tác phẩm chính : Mấy vần thơ (1935) Vàng và máu (1934)
12 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài : Nhớ rừng_ Thế Lữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : Nhớ rừng Giáo Viên : Nguyễn Văn Hưng Tiết 73+74 : Nhớ rừng I. Tìm hiểu chung 1, Tác giả : - (1907 – 1989) , Tên thật : Nguyễn Thế Lữ . - Bút danh : Thế Lữ , Quê : Bắc Ninh - Thế Lữ là một trong những nhà thơ mới đầu tiên góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào thơ mới - Ngoài sáng tác thơ, còn viết truyện trinh thám, kinh dị… - Trước cách mạng ông viết báo, sáng tác thơ, văn, biễu diễn kịch. Sau cách mạng ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong những người xây dung nền kịch nói hiện đại Việt Nam - Tác phẩm chính : Mấy vần thơ (1935) Vàng và máu (1934)… */ “Nhớ rừng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ, in trong tập “Mấy vần thơ” và được đánh giá là tác phẩm mở đường cho chiến thắng của thơ mới .2, Đọc : 3, Từ khó: 4, Thể loại thơ : - Thơ 8 chữ, một sự sáng tạo của thơ mới - Cách ngắt nhịp, tự do, linh hoạt - Vần : Gieo vần liền, chân, bằng – trắc nối tiếp Đây chính là sự khác biệt của thơ mới so với thơ cũ. Phù hợp với diễn biến tâm trạng của con hổ, vừa tập trung thể hiện chủ đề II. Phân tích 1, Cảnh con hổ trong vườn bách thú. 5, Bố cục : Đoạn 1 – 4 : Cảnh con hổ ở vườn Bách thú- Đoạn 2 – 3 : Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vũi của nó .- Đoạn 5 : Nổi khát khao và nối tiếc những năm tháng hào hùng của thời tung hoành ngự trị */ Hai cảnh tương phản : Cảnh vườn Bách thú - nơi con hổ bị giam cầm và cảnh núi non hùng vĩ – nơi con hổ tung hoành hống hách những nhày xưa.Với con hổ cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là mộng tưởng, dĩ vãng. Cảnh con hổ trong vườn bách thú Tâm trạng căm hờn, uất hận và nỗi ngao ngán của con hổ ở vườn bách thú - Từ chỗ là chúa tể của muôn loài, tung hoành chốn nước non hùng vĩ bị nhốt chặt trong củi sắt, trở bằng thứ đồ chơi, ngang bầy với bọn dở hơi… tầm thường. Như vậy : - Tác giả đã sử dụng phương pháp đối lập : câu thơ đầu 8 tiếng thì 5 tiếng là thanh trắc, câu thơ thứ hai 8 tiếng thì 7 tiếng là thanh bằng ; giọng điệu chán trường, u uất, một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp cách ngắt nhịp dồn dập, lúc kéo dài như một tiếng thở dài ngao ngán. Đặc biệt là việc sử dụng từ ngữ rất gợi cảm : “gậm”giúp ta cảm nhận được nỗi căm hờn u uất, tuyệt vọng cứ gặm nhấm nhằm huỷ hoại tư tưởng của chú hổ. + Bề ngoài : Thấm thía sự bất lực, ý thức được tình tế đắng cay, cam chịu + Bên trong : Ngùn ngụt lửa căm hờn ,uất hận + Khối căm hờn : : Nỗi căm uất cứ chất chứa hàng ngày tạo thành khối, như khối đá nặng trĩu lòng… Đặc trưng của bút pháp lãng mạn Đoạn thơ chạm vào nỗi đau mất nước của người Việt Nam lúc bấy giờ : Nỗi căm hờn , uất hận, ngao ngán của con hổ cũng là tâm trạng của con người. */ Bài thơ gây tiếng vang rộng rãi, ít nhiều tác động đến tình cảm “yêu nước khát khao độc lập, tự do của người dân Việt Nam khi đó”. 2, Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó . - Cảnh sơn lâm hùng vĩ : Bóng cả cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc, thét khúc trường ca dữ dội Cảnh lớn lao, phi thường, dữ dội, đầy vẻ bí ẩn, linh thiêng. Chúa sơn lâm xuất hiện với tư thế và vẻ oai phong lẫm liệt, khi rừng thiêng tấu lên khúc trườngca dữ dội thì con hổ bước chân lên với tư thế “dõng dạc đường hoàng tấm thân”, “lượn” mềmmại như sang cuốn nhịp nhàng, quắc mắt thần trong hang tối khiến cho mọi vật đều im hơi Những câu thơ sống động, nhịp nhàng, miêu tả chính xác, ấn tượng. Con Hổ trong nỗi nhớ đại ngàn */ Bức tranh tứ bình với chủ đề Chúa sơn lâm ngự trị giang sơn hùng vĩ của mình : + Cảnh những đêm trăng vàng bên bờ suối + Cảnh những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn + Cảnh bình minh cây xanh nắng gội . + Cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng => Cảnh vô cùng thơ mộng, mãnh liệt, dữ dội, đầy bí mật, con hổ hiện lên với vẻ nổi bật, tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đáng là một chúa sơn lâm đầy uy lực . Đây là đặc điểm của bút pháp lãng mạn Giấc mơ huy hoàng khép lại trong lời than u uất : “Than ôi! Thời… đâu?” Lời gào thét đó là biểu hiện nỗi khát khao cháy bỏng một cuộc đời tự do, một thế giới cao cả phi thường của chúa sơn lâm. Những từ ngữ thơ làm nổi bật sự tương phản giữa hai cảnh tượng thực tại và dĩ vãng ; tác giả đã thể hiện nỗi bất hoà sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tựdo mãnh liệt của nhân vật trữ tình Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người Việt Nam mất nước khi đó, nó đã chạm tới nỗi đau lớnnhất của người Việt Nam đang phải sống trong cảnh nô lệ “tù hãm” gặm một khối căm hờn… và cũng nhớ tiếc khôn nguôi “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc. ->Chính vì vậy bài thơ vừa ra đời đã được công chúng đón nhận. Họ cảm thấy lời con hổ chính là tiếng lòng sâu kín của họ . 3, Nỗi ngao ngán trước thực tại và lời nhắn gửi thống thiết của con hổ tới cảnh “nước non hùng vĩ xưa kia” -Dưới mắt hổ, cảnh ở vườn bách thú thật tầm thường, tẻ nhạt Hổ cất lời nhắn gửi tới nước non cũ với nhân dân : bày tỏ nổi lòngquặn đau, ngao ngán, căn hờn u uất vì bị cầm tù, bị mất tự do, chủ quyền,hổ cũng bày tỏ tấm lòng son sắt thuỷ chung với non nước cũ - Câu kết : Là tiếng vang vọng sâu thẳm của tấm lòng yêu nước III. Tổng kết : 1, Nội dung : - “Nhớ rừng” được coi là một áng thơ yêu nước nồng nàn thầm kín nhưng tha thiết và mãnh liệt . - Đồng thời thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn gắn liền với sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, không hoà nhập với thế giới giả tạo 2, Nghệ thuật: - Cảm hứng lãng mạn tràn đầy - Mạch thơ sôi nổi, cuồn cuộn - Hình ảnh thơ mang vẻ đẹp tráng lệ, phi thường - Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú, gợi cảm, thể hiện được ý tưởng và cảm xúc thơ “Nhớ rừng” thậ tsự là một áng thơ hay
File đính kèm:
- Giao an Papoint Bai Nho rung.ppt