Mục tiêu bài học:
- Phân biệt được các phản ứng sáng, với các phản ứng tối của quang hợp.
- Nêu được mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối.
- Nêu được nguyên nhân, điểm giống và khác giữa các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
- Giải thích phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C4 và CAM đối với môi trường sống.
22 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ: Quang hợp là gì ? Lá cây có cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng quang hợp ? Đáp án: - Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá (diệp lục) hấp thụ để tạo ra cacbonhyđrat và ôxy từ khí CO2 và H2O 6CO2 + 6H2O AS,DL C2H12O6+ 6O2 - Cấu tạo của lá: Như vậy Thực vật có những cấu tạo về cơ thể rất thích nghi cho quá trình Quang hợp. Vậy ở những điều kiện về môi trường sống khác nhau, thì quá trình quang hợp ở thực có giống nhau hoàn toàn hay không ? Và được phân biệt cụ thể như thế nào ? Mục tiêu bài học: - Phân biệt được các phản ứng sáng, với các phản ứng tối của quang hợp. - Nêu được mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối. - Nêu được nguyên nhân, điểm giống và khác giữa các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật C3, C4 và CAM. - Giải thích phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C4 và CAM đối với môi trường sống. Quan sát hình vẽ sau: Cho biết quá trình Quang hợp gồm mấy pha ? Mối quan hệ giữa các pha đó như thế nào? Quá trình quang hợp ở thực vật được chia làm 2 pha: Pha sáng và pha tối. Quang hợp ở Thực vật C3, C4 và CAM chỉ khác nhau ở pha tối. I. Thực vật C3: 1. Pha sáng: Học sinh nghiên cứu SGK - T.40: ? Pha sáng diễn ra ở đâu? những biến đổi nào xảy ra trong pha sáng? Sản phẩm của pha sáng là gì? - Nơi diễn ra: Tilacoit - Nguyên liệu: CO2 và H2O - Sản phẩm: ATP và NADPH và O2 2. Pha tối: ? Pha tối ở thực vật C3 diễn ra ở đâu, chỉ rõ nguyên liệu, sản phẩm của pha tối? - Nơi diễn ra: ở chất nền của lục lạp. - Nguyên liệu: Cần CO2, sản phẩm của pha sáng ATP và NADPH. Pha tối được thực hiện qua chu trình Canvin + Chất nhận CO2 là ribulôzơ 1 - 5 điP + Sản phẩm đầu tiên: APG + Pha khử APG AlPG C6H12O6 + Tái sinh chất nhận là: Rib-1,5- diP. + Sản phẩm cuối cùng : Cácbon hyđrát. Vậy chu trình canvin gồm những giai đoạn nào ? II. Thực vật C4: Thực vật C4 là những loài thực vật sống ở vùng nào ? Nêu đặc điểm về điều kiện môi trường ở vùng đó ? Bao gồm: Các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới (VD: Mía, Ngô, Rau dền, ...). Đặc điểm: Nóng ẩm, mưa nhiều, hàm lượng O2 cao, hàm lượng CO2 giảm Trong lá TV C4 có 2 loại TB (TB mô giậu và TB bao bó mạch) đều tham gia vào quá trình cố định CO2. Vậy TV C4 đã có đặc điểm nào để thích nghi với điều kiện khí hậu trên ? Quan sát Hình 9.3 (SGK) Vậy quá trình quang hợp trong cây C4 được diễn ra như thế nào ? + Gồm chu trình cố định CO2 tạm thời (TB nhu mô) và tái cố định CO2 (TB bao bó mạch). + Chất nhận CO2 là PEP (photpho Enol Piruvic) + Sản phẩm đầu tiên là: AOA (Axít Oxalo Axêtíc) - 4C (khử) Axít Malíc (4C) Chuyển vào TB bao bó mạch Loại CO2 và phân tử CO2 sẽ được cố định lần thứ 2 theo chu trình Canvin tạo ra Glucose. III. Thực vật CAM (Crassulaceae Acid Metabolism - Trao đổi axít ở họ thuốc bỏng): Thuộc nhóm TV CAM bao gồm những loài TV nào ? Đặc điểm môi trường sống của các loài cây này là gì ? Bao gồm các cây sống ở vùng hoang mạc khô hạn (VD: Xương rồng, dứa, thanh long ..) ? Pha tối ở thực vật CAM diễn ra như thế nào? Quá trình quang hợp ở TV CAM cơ bản giống thực vật C4, chỉ khác về thời gian cố định CO2. Cụ thể: Gồm chu trình cố định CO2 tạm thời (vào ban đêm) và tái cố định CO2 (ban ngày) trong cùng loại tế bào nhu mô. Như vậy qua nghiên cứu về quang hợp ở các nhóm thực vật chúng ta thấy rằng thực vật đã có những phản ứng thích nghi thật kỳ diệu với những thay đổi của môi trường sống, nhằm đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển thật tốt của bản thân mình. Bài tập về nhà: Học bài cũ theo câu hỏi sgk Đọc trước bài 10 và bài 11
File đính kèm:
- quang hop o cac nhm TV.ppt