Bài giảng Bài 7: quang hợp

Nhận thức rõ hơn về quang hợp ở cấp độ cơ thể thực vật trên cơ sở so với quang hợp ở cấp độ tế bào

Trình bày được vai trò của quang hợp

Nêu được mối liên quan giữa hình thái, giải phẫu lá, lục lạp với chức năng quang hợp

Phân biệt được các sắc tố quang hợp về thành phần, cấu trúc hóa học, chức năng

Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích hình ảnh

Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng

 

ppt27 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 7: quang hợp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: QUANG HỢP GV: Cao Mai Hương – THPT Nguyễn Huệ - VTàu Mục tiêu bài học Nhận thức rõ hơn về quang hợp ở cấp độ cơ thể thực vật trên cơ sở so với quang hợp ở cấp độ tế bào Trình bày được vai trò của quang hợp Nêu được mối liên quan giữa hình thái, giải phẫu lá, lục lạp với chức năng quang hợp Phân biệt được các sắc tố quang hợp về thành phần, cấu trúc hóa học, chức năng Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích hình ảnh Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng I- Vai trò của quang hợp: Quang hợp là gì? Phương trình quang hợp được viết như thế nào? I- Vai trò của quang hợp: Quang hợp là gì? Phương trình quang hợp được viết như thế nào? * Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản(CO2, H2O) nhờ năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố thực vật * PTTQ: 6CO2 + 12H2O ASMT Sắc tố C6H12O6 + 6O2 + 6H2O I- Vai trò của quang hợp: Quang hợp có vai trò như thế nào? Tạo nguồn chất hữu cơ chủ yếu cho sự sống trên trái đất  I- Vai trò của quang hợp: - Biến đổi năng lượng vật lí( năng lượng ánh sáng mặt trời) thành năng lượng hóa học dự trữ trong các hợp chất hữu cơ - Cân bằng nồng độ CO2 và O2 trong khí quyển (CO2 : 0,03% và O2 : 21%) II- Bộ máy quang hợp: 1. Lá – Cơ quan quang hợp:  Hình thái, cấu trúc của lá liên quan đến chức năng quang hợp. Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích điều này? Lá có dạng bản Luôn hướng bề mặt lá vuông góc với tia sáng mặt trời để nhận nhiều ánh sáng nhất Lớp mô giậu nằm sát biểu bì chứa lục lạp Lớp mô khuyết có khoảng gian bào lớn chứa nguyên liệu quang hợp Hệ mạch dẫn để đưa các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác Số lượng khí khổng lớn – làm nhiệm vụ trao đỗi khí và nước 1. Lá – Cơ quan quang hợp: 2.Lục lạp – bào quan thực hiện chức năng quang hợp  Quan sát và phân tích hình 7.2 trang 32 sgk để thấy rõ cấu trúc của lục lạp thích ứng với việc thực hiện 2 pha của quang hợp?  Đặc điểm cấu trúc của grana và strôma trong lục lạp liên quan đến việc thực hiện pha sáng và pha tối của quang hợp? 2.Lục lạp – bào quan thực hiện chức năng quang hợp Màng kép Strôma: thể keo có độ nhớt cao, trong suốt và chứa nhiều enzim cácbôxi hóa Grana: gồm các tilacoit chứa hệ sắc tố, các chất chuyển điện tử và các trung tâm phản ứng 2.Lục lạp – bào quan thực hiện chức năng quang hợp 3. Hệ sắc tố quang hợp a. Các nhóm sắc tố Phân biệt công thức và vai trò của các nhóm sắc tố? + Diệp lục a: C55H72O5N4Mg + Diệp lục b: C55H70O6N4Mg + Caroten: C40H56 + Xantôphyl: C40H56On (n:1 ÷6) a. Các nhóm sắc tố - Nhóm sắc tố chính: + Diệp lục a: C55H72O5N4Mg + Diệp lục b: C55H70O6N4Mg - Nhóm sắc tố phụ: + Caroten: C40H56 + Xantôphyl: C40H56On (n:1 ÷6) b. Vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp Hãy quan sát và phân tích hình 7.3 để giải thích tại sao lá cây màu xanh lục? b. Vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp - Nhóm clorophyl: + Hấp thu ánh sáng chủ yếu ở vùng đỏ, xanh tím + Chuyển năng lượng thu được từ phôton ánh sáng  quá trình quang phân li nước + các phản ứng quang hóa  ATP, NADPH - Nhóm carôtenôit: +Truyền năng lượng hấp thụ được cho clorophyl Lá, lục lạp đều có hình dạng và cấu trúc phù hợp với chức năng. Lục lạp có cấu trúc hạt(grana) thực hiện pha sáng, cấu trúc chất nền (trôma) thực hiện pha tối.  - Hệ sắc tố lá hấp thụ hầu hết ánh sáng vùng xanh tím và vùng đỏ, để lại vùng xanh lục. Vì vậy, khi nhìn vào lá cây, ta thấy chúng có màu xanh lục. II- Bộ máy quang hợp: CỦNG CỐ 1. Ghi chú thích cho hình vẽ. Tại sao nói lá là cơ quan quang hợp của thực vật? 1 2 5 4 3 6 8 7 CỦNG CỐ 2. Ý nào sau đây không đúng với tính chất của diệp lục? Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1. Học theo phần ghi nhớ + sửa lại phần câu hỏi bài tập trang 34 2. Đọc bài 5: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo) 3.Trả lời các lệnh trong bài 8 + câu 1, 2, 3 phần câu hỏi và bài tập trang 39 sgk

File đính kèm:

  • pptquang hop .ppt
Giáo án liên quan