A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi mở,nêu vấn đề, thảo luận .
C/ CHUẨN BỊ
- GV : Soạn bài ; tham khảo tư liệu; bảng phụ.
- HS : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
7 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 8 văn bản: bạn đến chơi nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
TÍCH HỢP GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH VÀO GIỜ HỌC NGỮ VĂN CẤP THCS
Ngày soạn:
Tiết 30 Bài 8
Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
(Nguyễn Khuyến)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi mở,nêu vấn đề, thảo luận…..
C/ CHUẨN BỊ
- GV : Soạn bài ; tham khảo tư liệu; bảng phụ.
- HS : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
D/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động 1: Khởi động (1/)
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ học
3. Bài mới :
Lịch sự, văn minh trong giao tiếp là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong con người Việt Nam nói chung và của người Hà Nội nói riêng. “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là một bài thơ hay về tình bạn và là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chung (10/)
Mục tiêu: Hiểu rõ thân thế và sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh ra đời bài thơ,….
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở…
I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
GV: nêu cách đọc và đọc mẫu.
HS: đọc diễn cảm bài thơ.
GV: Nhận xét cách đọc.
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
HS: dựa vào tiểu dẫn nêu nét chính về nhà thơ.
GV: bổ sung và nhấn mạnh nét chính.
Giới thiệu: Ông đã để lại cho đời “Quế Sơn Thi Tập” khoảng hơn 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ chữ Nôm đủ các thể loại. Thơ ông phản ánh XHTD nửa PK với trò lố lăng, giả dối, đời sống khổ cực của nhân dân. Bên cạnh đó thơ ông còn thể hiện tình yêu quê hương, tình bạn bè đằm thắm.
Gv: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ và đề tài?
GV: Văn bản thuộc thể thơ gì ?
Em hãy nhắc lại đặc điểm thể thơ này?
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó trong SGK.
GV: Dựa theo mạch cảm xúc của bài thơ, có thể chia làm mấy phần?
=>Bố cục bài thơ không theo quy cách mà lại cấu trúc theo:(1+6+1) câu đầu nói lên niềm vui khi bạn đến;6 câu giữa hóm hỉnh ,cười vui vì không có gì để tiếp đãi bạn,câu cuối chỉ có tình bạn đẹp mà thôi
1.Đọc: Đọc giọng chậm rãi, ngắt đúng nhịp thơ, pha giọng hóm hỉnh vui vẻ, chú ý nhịp điệu bài thơ 4/3.
2.Tác giả-tác phẩm.
a.Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835- 1909)
- Nhà thơ trữ tình trào phúng lớn cuối TK XIX.
- Là nhà thơ của làng quê Việt Nam.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác trong thời gian tác giả cáo quan về sống tại quê nhà.
- Là bài thơ hay về tình bạn.
3.Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
=> Căn cứ vào số câu là 8 câu,số tiếng của mỗi câu là 7 tiếng,sự gieo vần: vần chân,câu thứ 1,2,4,6,8 và tính chất đối: câu 3 với câu 4,câu 5 với câu 6.
Cấu trúc: 2/2/2/2.
2 câu đề; 2 câu thực; 2 câu luận; 2 câu kết
4.Từ khó:
Nước cả: nước đầy, to.
Khôn : không thể.
Rốn : cuống, cánh hoa bao bọc.
5.Bố cục: 3 phần
Phần 1: (Câu thơ 1)
Cảm xúc khi bạn đến thăm.
Phần 2: (6 câu tiếp)
Mong muốn tiếp đãi bạn và khả năng.
Phần 3: (Câu thơ cuối)
Tình bạn của nhà thơ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (26/)
Mục tiêu: Hiểu rõ nội dung và nghệ thuật của bài thơ, biết cách phân tích thơ…
Phương pháp: Thảo luận, gợi mở, vấn đáp..
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.Cảm xúc khi bạn đến thăm.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
H/S: Đọc câu mở đầu.
GV:Câu thơ đầu có gì giống và khác với lời nói tự nhiên hàng ngày?
HS: Giống: Như một lời chào hỏi thông thường.
Khác: Tuân thủ theo luật thơ.
Giáo viên bình: Đọc câu thơ ta có cảm giác như nhà thơ không cần nghĩ ngợi nhiều, như một lời chào - cứ buột miệng nói ra là thành thơ, thật tự nhiên. Chỉ những nhà thơ bậc thầy như Nguyễn Khuyến mới có thể xuất khẩu thành chương như vậy.
GV: Và....câu thơ đã cho ta biết một điều gì đặc biệt?
HS: Đã lâu lắm rồi, nay hai người bạn mới có dịp gặp nhau.
GV: Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?
HS: Qua cụm từ “Đã bấy lâu nay...”.
GV: Em hình dung khi có bạn đến chơi thì tâm trạng của tác giả như thế nào?
HS: Tâm trạng hồ hởi, phấn khởi, thỏa lòng mong ước.
Giáo viên giảng: Cụm từ “Đã bấy lâu nay - trạng ngữ chỉ thời gian, câu nhập đề rất tự nhiên, như một lời nói mộc mạc của nhà thơ sau bao tháng ngày gặp lại bạn – lời chào vồn vã, biểu lộ niềm vui mừng khôn xiết.
GV: Thái độ hồ hởi, phấn khởi được thể hiện trong cách xưng hô như thế nào?
HS: Nguyễn Khuyến gọi bạn là “bác”
GV: Việc gọi bạ là “bác” thể hiện thái độ như thế nào?
HS: Thái độ niềm nở, chân thành, thân mật và kính trọng.
Giáo viên giảng: Trong gia đìnhngười được gọi là “bác” khi người đó là anh, là chị của bố hoặc của mẹ sẽ được gọi là “bác”. Ngoài xã hội khi ta gọi bạn là “bác” chính là thể hiện tấm chân tình, gần gũi, thân mật và tôn trọng.....
=> Tâm trạng hồ hởi, phấn khởi, thỏa lòng mong ước.
TÍCH HỢP 1
Khách đến nhà không có bố mẹ ở nhà thì em.....
Giáo viên: Đã lâu lắm rồi, nay hai người bạn mới có dịp gặp nhau. Đó là niềm vui, phấn khởi của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi. Vậy Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi bạn như thế nào?.....chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo....
2.Mong muốn tiếp đãi bạn và khả năng:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS: Đọc câu 6 câu tiếp.
GV: Khi tiếp đãi bạn, tại sao tác giả lại nhắc đến trẻ và chợ trước tiên?
HS: Trẻ - để có người sai bảo.
Chợ - là nơi mua sắm thức ăn ngon làm mâm cơm thịnh soạn..
GV: Nhưng có thể thực hiện được không?...vì sao?
HS: Không thể vì: (trẻ thì đi vắng, chợ thì xa)
GV: Trẻ đi vắng không người sai bảo, chợ xa không mua được thức ăn ngon, thịnh xoạn. Tác giả lại quay về với những thức ăn sẵn có tại gia đình... Vậy món ngon đó là gì?
HS: cá và gà.
GV: Những thứ đó có thể dùng được không?
“Cá” – ao sâu nước cả.
“Gà” – vườn rộng rào thưa.
Giáo viên giảng: Cá, gà là những thực phẩm ngon trong nhà để dùng làm món ngon, bữa ăn sang trọng thết đãi bạn nhưng cũng không thể bắt được.
GV: Vậy...tác giả lại tiếp tục nghĩ đến những thứ gì để tiếp đãi bạn?
HS: Cải ; Cà; Bầu; Mướp...
GV: Những thứ đó đã dùng được chưa?
HS: Chưa thể dùng được vì.....
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
GV: Em có nhận xét gì về những sản vật mà tác giả vừa nêu?
HS: Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không.
Bình giảng: Các tính từ (sâu – cả - rộng - thưa) cùng các trạng từ chỉ tiếp diễn của hành động (chửa – mới – vừa - đương) tạo thành cặp hô ứng, bổ trợ cho nhau: tất cả cho ta thấy mọi thứ đều có nhưng chưa thể dùng được, tất cả còn ở dạng tiềm ẩn.
Giảng bình tiếp: Quý mến bạn, mong muốn thết đãi bạn bằng những món ngon. Nhưng tất cả đều không thể hoặc chưa thể có để tiêp đãi bạn. Thậm chí “miếng trầu là đầu câu chuyện” một thức thông thường để tiếp khách cũng không có nốt khi tác giả viết:
“...Đầu trò tiếp khách trầu không có...”
=>Cái không đã được đẩy lên đến tận cùng....
GV: Vậy qua 6 câu thơ và cách trình bày về hoàn cảnh, em thấy Nguyễn Khuyến có định than nghèo với bạn không? Vì sao?
HS: Nguyễn Khuyến không có ý định than nghèo với bạn.
Vì: Những thứ mà tác giả đưa ra đều có nhưng chưa thể lấy được, dùng được chưa không phải là không có.
Giáo viên giảng: Sự việc không có trầu là chìa khỏa cho thấy sự không may mắn kia chỉ là nói cho vui, nói quá lên để rồi nếu thực tế có thiếu, không được như ý thì bạn cũng sẽ thông cảm – Đó chính là cách thể hiện sự quý mến bạn của tác giả Nguyễn Khuyến và đây cũng là một phong cách => Trào lộng, hóm hỉnh trong thơ Nguyễn Khuyến.
GV: Quan sát 6 câu thơ, em thấy yếu tố nghệ thuật nào được tác giả sử dụng?
Hãy nêu cụ thể?
Trẻ - đi vắng,
chợ - xa.
Cá – ao sâu...
Gà – vườn rộng...
Cà ; Cải; Bầu; Mướp...
Ú Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không.
=> Phong cách trào lộng, hóm hỉnh trong thơ Nguyễn Khuyến.
Nghệ thuật :
- Cách tạo tình huống.
- Cách nói trào lộng, đùa vui
- Phép đối, phép liệt kê, nói quá.
- Sử dụng các tính từ...
Giáo viên giảng:
Dù vật chất có thiếu thốn, không đầy đủ. Dù không tiệc tùng sang trọng, thậm chí cả vật chất tối thiểu là ngụm nước, miếng trầu cũng không có. Từ thái độ cũng như cách tiếp bạn thật hài hước, hóm hỉnh nhưng rất thật: Mọi thứ tiếp đãi bạn không có đấy, vượt lên trên tất cả những vật chất bình thường ấy, đó là tình cảm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu phần thứ ba:
3. Cảm nghĩ về tình bạn:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS: Đọc câu 8.
GV: Từ những câu thơ về khả năng tiếp đãi bạn, đến câu thơ kết: chúng ta biết Nguyễn Khuyến muốn nói điều gì về tình bạn?
HS: Tình cảm bạn bè cao hơn vật chất.
Giáo viên giảng: Dù vật chất có thiếu thốn hoặc không đầy đủ thì bạn bè vẫn quý mến nhau, vẫn vui khi gặp gỡ. Điều đó được thể hiện qua cụm từ ở câu thơ cuối “ta với ta”
GV: Em cho biết từ “ta” thuộc từ loại nào?
HS: Ta - Danh từ.
Ta – Đại từ.
GV : Trong bài thơ này ta nên hiểu từ « ta » là đại từ.
GV : Vậy cụm từ « ta với ta » để chỉ ai với ai ?
HS : Chỉ chính tác giả và người bạn (tuy hai là một)
GV: Em hãy nêu ý nghĩa cụm từ « ta với ta » ?
GV: Em hãy so sánh sự giống và khác nhau của cụm từ « ta với ta » trong bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan với cụm từ « ta với ta » trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến ?
TÍCH HỢP 2
GV: Qua tìm hiểu nội dung trên, em học được điều gì ở nhà thơ Nguyễn Khuyến ?
HS: Học được cách ứng xử chân tình, tôn trọng bạn bè.
GV : Vậy là học sinh các em đang học dưới mái trường XHCN….
=> ta với ta thể hiện sự hòa hợp, gắn bó chân tình của tác giả với bạn. Vượt lên trên giá trị vật chất tầm thường.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập. (5/)
Mục tiêu: Khải quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ…
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở…
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Em hãy khái quát các nội dung biểu cảm của VB này ?
GV: Nhận xét về nghệ thuật diễn tả đặc sắc của nhà thơ ?
GV khái quát, rút ra ghi nhớ SGK.
GV: Phương thức biểu đạt của văn bản này là gì?
GV: Em hãy nêu một số câu tục ngữ, ca dao hoặc thơ nói về tình bạn?
GV: So sánh ngôn ngữ sử dụng của hai bài thơ “Bạn đến chơi nhà” và “Sau phút chia li” ?
- HS thảo luận – phát biểu.
à GV nhận xét và nhấn mạnh.
III. TỔNG KẾT
1.Nội dung: Ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết giữa tác giả và người bạn tri âm.
2.Nghệ thuật:
Xây dựng tình huống độc đáo, đặc biệt.
Sử dụng phép đối.
Sử dụng từ ngữ thuần Việt.
Giọng thơ hóm hỉnh đùa vui.
* Ghi nhớ: SGK
IV. LUYỆN TẬP
Bài 2
- “Sau phút chia li” : sử dụng ngôn ngữ bác học với những từ Hán Việt tạo sắc thái biểu cảm cao.
- “Bạn đến chơi nhà” : sử dụng ngôn ngữ bình dân, giản dị mà tinh tế.
à Tất cả đều đạt đến độ tinh luyện, tạo ấn tượng đẹp.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài: (2/)
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ.
- Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Soạn bài “ Xa ngắm thác núi Lư” :
+ Đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi SGK.
- Tiết sau viết bài Tập làm văn số 2.
File đính kèm:
- BAN DEN CHOI NHA.doc