Bài giảng Từ đồng nghĩa

Kiểm tra bài cũ

* Cảm nhận của em về những nét độc đáo trong hai câu thơ:

“ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

( Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

 

ppt11 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Từ đồng nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự tiết học tốt Lớp 7A3 kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. GV : Lê Thị Thuỷ THCS Tiên Minh - TL Kiểm tra bài cũ * Cảm nhận của em về những nét độc đáo trong hai câu thơ: “ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” ( Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan) * Quốc quốc ( có khi được viết là cuốc cuốc) chỉ một loài chim có tiếng kêu “cuốc cuốc “. Quốc ( từ Hán Việt ) : có nghĩa là nước . *Gia gia (có thể viết là da da ): chỉ loài chim đa đa. Gia ( từ Hán Việt ) : có nghĩa là nhà . Nhận xét: Các nghĩa của từ “ quốc “, của từ “gia” khác xa nhau không liên quan gì với nhau. “ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” ( Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan) Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. 2) Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. Lồng: động từ chỉ hành động vùng lên, chạy loạn xạ. Lồng: danh từ chỉ đồ dùng đan bằng tre, sắt, nhựa…để nhốt chim . Nhận xét: từ “ lồng” phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Bài tập: Xác định hiện tượng đồng âm trong ví dụ sau: Vôi tôi tôi tôi Trứng bác bác bác. Tôi 1,2: là đại từ Tôi 3 : là động từ Bác 1,2 : là danh từ Bác 3 : là động từ Bài tập2(SGK- 136) a) Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ: Phần giữa đầu và thân người Phần giữa bàn tay và cánh tay (cổ tay) Phần trên nhất của chiếc áo (cổ áo) Phần giữa miệng chai và thân chai Mối liên quan giữa các nghĩa: vị trí ở giữa của hai phần nào đó. b) Các từ đồng âm với danh từ cổ: Cổ đại: thời đại xưa nhất trong lịch sử. Cổ đông: người có cổ phần trong một công ty. Cổ kính: (công trình xây dựng) từ lâu, có vẻ trang nghiêm. Lưu ý: cần phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Câu: Đem cá về kho ! Có hai cách hiểu: 1. Đem cá về nơi chứa đựng. 2. Đem cá về chế biến thành một món ăn – món kho. Đem cá về mà kho. Hoặc: Đem cá về nhập kho. * Xác định từ đồng âm trong ví dụ sau, nêu rõ tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm. Chân đi hài Hán, tay bán bánh đường, miệng nói líu lương, ngây ngô ngây ngố. * Tác dụng từ đồng âm vừa gợi tả hình ảnh một người Tàu vừa nói tên được bốn triều đại Trung Quốc: Hán- Đường- Lương- Ngô. Từ đồng âm trong tiếng Việt có giá trị tu từ lớn. Nó là cơ sở là chỗ dựa cho nghệ thuật chơi chữ trong các tác phẩm văn chương. Chú ý: * Em hãy cho biết trong bài thơ sau đây, Hồ Xuân Hương đã sử dụng cách chơi chữ nào ? Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. Hồ Xuân Hương đã sử dụng cách chơi chữ đồng âm. Phiếu học tập * Điền dấu ( X ) vào những trường hợp dùng đúng. a) Anh không nên có thái độ bàng quang. Anh không nên có thái độ bàng quan. b) Anh ta suốt ngày rượu chè bê bết. Anh ta suốt ngày rượu chè be bét. c) Con đường đi này chạy lanh quanh. Con đường đi này chạy loanh quanh. d) Đồ đạc này lỉnh khỉnh quá. Đồ đạc này lỉnh kỉnh quá. e) Nghe phong thanh anh được giải. Nghe phong phanh anh được giải. Qua đó em có thêm lưu ý gì khi sử dụng từ đồng âm ? Cần tránh nhầm lẫn từ đồng âm với từ gần âm. X X X X X Xin chân thành cảm ơn các thầy ,cô giáo và các em học sinh !

File đính kèm:

  • pptTHUY(Van7).ppt
Giáo án liên quan