Bài giảng Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ

I/ Thế nào là trợ từ

1. Ví dụ :

- Nó ăn hai bát cơm.

- Nó ăn những hai bát cơm.

- Nó ăn có hai bát cơm.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thu Thuỷ Trường THCS Quang Trung – Nam Định Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ I/ Thế nào là trợ từ 1. Ví dụ : - Nó ăn hai bát cơm. - Nó ăn những hai bát cơm. - Nó ăn có hai bát cơm. những có + hai bát cơm I/ Thế nào là trợ từ 1. Ví dụ : - Nó ăn hai bát cơm. - Nó ăn những hai bát cơm. - Nó ăn có hai bát cơm. - Nói dối là tự làm hại chính mình. - Tôi đã gọi đích danh nó ra. - Bạn không tin ngay cả tôi nữa à ! - Chính + mình - Đích + danh nó - Ngay + cả tôi nữa Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ -> Đi kèm với từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc, 2. Nhận xét: - Chiếc áo này đẹp ơi là đẹp sự vật -> Thường là những từ : những , có,chính, đích,ngay,là,… Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ I/ Thế nào là trợ từ Ví dụ : 2. Nhận xét: 3. Ghi nhớ 1: -Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó . Như các từ: những / có / đích / chính / ngay /... * Bài tập nhanh: ? Từ những nào trong 2 câu sau đây là trợ từ ?, vì sao? Câu 1 : Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu . Câu 2 : Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên. Lượng từ Câu 1 : Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu . Câu 2 : Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên . Trợ từ / danh từ ->Lưu ý: cần phân biệt trợ từ khi gặp trường hợp đồng âm khác loại như ví dụ trên.Ta phải dựa vào tác dụng của từ đó trong câu: +Nó đi với từ ,ngữ nào? +Có nhấn mạnh,hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc,sự vậtcủa người nói không? Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ I/ Thế nào là trợ từ II/ Thế nào là thán từ 1. Ví dụ: a/ “ Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử , nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Trích: “Lão Hạc”- Nam Cao) b/ -Này bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn.Chứ nằm đấy,chốc nữa họ vào thúc sưu không có thì khổ… - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.Nhưng để cháo nguội,cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã . (Trích:“Tắt đèn”- Ngô Tất Tố) 2. Nhận xét: “A! -> Bộc lộ tình cảm,cảm xúc “Này!,vâng!” -> dùng gọi đáp Big : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ I/ Thế nào là trợ từ II/ Thế nào là thán từ 1. Ví dụ: a/ “ Này ! Ông giáo ạ !... “A! Lão già tệ lắm! … b/-Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ - Con ơi! - Dạ! ? Dựa vào những ví dụ trên hãynhận xét về cách dùng các từ: này,a,vâng,này, ơi,dạ …bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng: “A!-> Bộc lộ tình cảm,cảm xúc “Này!,vâng!”-> dùng gọi đáp -> Các từ ấy A. Thường đứng ở đầu câu. B. Không thể làm thành một câu độc lập. C.Nó đứng tách ra thành một câu đặc biệt. D. có thể cùng những từ khác làm thành một câu. 2.Nhận xét: A. Thường đứng ở đầu câu. B. Không thể làm thành một câu độc lập. C. Đứng tách ra thành một câu đặc biệt. D. Có thể cùng những từ khác làm thành một câu. D A C Đúng rồi ! -Này! - Cho tớ mượn áo với nhé! Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ II/ Thế nào là thán từ Ví dụ : Nhận xét : 3. Ghi nhớ : * Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm , cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.Thán từ thường đứng ở đầu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt. * Thán từ gồm hai loại chính: - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a , ái ,ơ , ôi , ô hay , than ôi , trời ơi... - Thán từ gọi đáp: này, ơi ,vâng ,dạ ,ừ ... * Bài tập nhanh: ? Tìm những câu ca dao, câu thơ,đoạn văn đã học có sử dụng thán từ? ? Trong tình huống giao tiếp hàng ngày các em đã sử dụng thán từ như thế nào để đạt hiệu quả, ví dụ? … Bà ơi! Em bé reo lên,cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi,ngỗng quay và cây thông No-en ban nãy,nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này;trước kia khi bà chua về với trượng đế chí nhân,bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao !... (Cô bé bán diêm - An -Đéc –xen) Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ Bài tập nhanh: ? So sánh sự khác nhau giưã trợ từ và thán từ? *Trợ từ: -Không tách riêng ra thành một câu mà luôn phải đi kèm với từ,ngữ khác. *Thán từ - Có thể được tách ra thành một câu đặc biệt. -> Những điểm cần lưu ý khi làm bài tập. -Nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật,sự việc. - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a , ái ,ơ , ôi , ô hay , than ôi , trời ơi... - Thán từ gọi đáp: này, ơi ,vâng ,dạ ,ừ ... Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ III/ Luyện tập 2. Bài tập 2/ (70 -71) ? Giải thích nghĩa của các trợ từ có màu trong những câu sau: a, Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến …Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư,nhắn người thăm tôi lấy một lờivà gửi cho tôi lấy một đồng quà. (Trích “Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng) -> ? Tác dụng của các trợ từ trong đoạn văn sau -> Lấy :nhấn mạnh sự việc người mẹ không gửi thư,không nhắn thăm,không gửi tiền. Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ III/ Luyện tập 3. Bài tập 3/ 71. ? Chỉ ra từ nào là thán từ trong các đoạn sau đây : a/ Đột nhiên lão hỏi tôi : - Này ! Thằng cháu nhà tôi,đến một năm nay chẳng có giấy má gì đấy,ông giáo ạ ! à ! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. * Đáp án bài tập 3 / 71 a/ Đột nhiên lão hỏi tôi : - Này ! Thằng cháu nhà tôi,đến một năm nay chẳng có giấy má gì đấy,ông giáo ạ ! à! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. - Này ! :gọi đáp, thể hiện sự thân mật giữa Lão Hạc với ông giáo à! : Bộc lộ cảm xúc của ông giáo khi hiểu ra tâm trạng của Lão Hạc lúc đó ? Vì sao con biết được thán từ? III/ Luyện tập 4/ Bài tập 4/ 72. ? Các thán từ có màu trong 3 câu sau bộc lộ những cảm xúc gì ? - Chuột Cống : “Ha ha ! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho !” - Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong. ái ái! Lạy các cậu,các ông…” (Cái tết của Mèo con- Nguyễn Đình Thi) _ Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? (Nhớ rừng- Thế Lữ) Ha ha ! -> Cảm xúc vui mừng ái ái! -> Cảm xúc lo sợ Than ôi ! -> Cảm xúc nuối tiếc Bài : 6 - Tiết : 23 : Trợ từ , Thán từ 5 . Bài tập nâng cao: a. ? Đọc bài ca dao sau,dựa vào cách sử dụng các thán từ em hãy đưa ra cảm nhận của em về bài ca dao đó? Trâu ơi ! Ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng,trâu cày với ta. b. ?Đọc và dựa vào các thán từ cảm nhận câu thơ sau: Việt Nam đất nước ta ơi, Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn… ( Nguyễn Đìng Thi) HƯớNG DẫN Về NHà Bài tập 5/72 ? Đặt 5 câu với 5 thán từ khác nhau? - Tìm 5 thán từ khác nhau : về cảm xúc vui,buồn,giận,gọi,đáp… - Mỗi thán từ vừa tìm đặt một câu Bài tập 6/72 ?Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : Gọi dạ bảo vâng.? Tìm thán từ trong câu tục ngữ : Gọi dạ bảo vâng.? - Thán từ đó thuộc loại nào?,có tác dụng gì trong câu Tìm ý nghĩa khái quát của cảcâu tục ngữ : Gọi dạ bảo vâng.?

File đính kèm:

  • pptTro tu than tu(4).ppt