Bài giảng Bài 39 Sinh sản của vi sinh vật

Hình thức phân đôi ở vi khuẩn:

* Tế bào tăng dần về kích thước.

* Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt mêzôxôm, tổng hợp mới các enzim và ribôxôm.

* Phân tử ADN vòng đính vào hạt Mêzôxôm làm điểm tựa để nhân đôi thành 2 phân tử ADN.

* Hình thành dần vách ngăn, tách 2 phân tử ADN và tế bào chất thành 2 phần riêng biệt.

* Thành tế bào được hoàn thiện và tạo thành 2 tế bào con.

 

ppt27 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 39 Sinh sản của vi sinh vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2 Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Bài 39 Sinh sản của vi sinh vật I) Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ. 1) Phân đôi Sự phân đôi ở vi khuẩn. Màng sinh chất Tế bào chất ADN Hạt mêôxôm Thành tế bào Tế bào tăng lên về kích thước Nhân đôi phân tử ADN vòng Hình thành vách ngăn Tách 2 phân tử ADN vòng và tế bào chất Hai tế bào con hình thành Trình bày quá trình phân đôi ở vi khuẩn? I) Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ. 1) Phân đôi: Hình thức phân đôi ở vi khuẩn: * Tế bào tăng dần về kích thước. * Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt mêzôxôm, tổng hợp mới các enzim và ribôxôm. * Phân tử ADN vòng đính vào hạt Mêzôxôm làm điểm tựa để nhân đôi thành 2 phân tử ADN. * Hình thành dần vách ngăn, tách 2 phân tử ADN và tế bào chất thành 2 phần riêng biệt. * Thành tế bào được hoàn thiện và tạo thành 2 tế bào con. Phân đôi ở cầu khuẩn và trực khuẩn So sánh hình thức sinh sản phân đôi ở vi khuẩn với quá trình nguyên phân? Vì sao nói phân đôi là hình thức phân chia đặc trưng cho các loại tế bào vi khuẩn? Giống: Đều từ một tế bào ban đầu tạo thành 2 tế bào con Khác: Phân đôi ở vi khuẩn không có hình thành thoi tơ vô sắc và không diễn ra qua các kỳ như quá trình nguyên phân. Do vi khuẩn có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản và chỉ có một phân tử ADN vòng * Về mặt lý thuyết, trong điều kiện thuận lợi và thời gian là 120', một tế bào vi khuẩn có thể tạo ra một quần thể có khối lượng khoảng 80.000 tấn. Song trong tự nhiên do nhiều yếu tố kìm hãm tốc độ sinh sản và tử lệ tử vong cao làm giảm tử lệ sống sót của vi khuẩn. Trong công nghệ sinh học, con người đã lợi dụng khả năng sinh sản nhanh của vi khuẩn để làm gì? Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải làm gì để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại? 2)Nảy chồi và tạo thành bào tử Nảy chồi ở vi khuẩn quang dưỡng: Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực tế bào lớn, rồi tách dần tạo thành vi khuẩn mới Tế bào nảy chồi ở vi khuẩn quang dưỡng Bào tử ở xạ khuẩn Sợi khí sinh (Khuẩn ti khí sinh) Chuỗi bào tử Sợi cơ chất (Khuẩn ti cơ chất) Bào tử - Tạo bào tử ở xạ khuẩn: + Phân cắt phần đỉnh của sợi khí sinh tạo thành một chuỗi bào tử. + Bào tử nảy mầm tạo thành một cơ thể mới. Nội bào tử Hình thành nội bào tử ở vi khuẩn gây ảnh hưởng như thế nào đối với con người, động vật, thực vật? II)Sinh sản của vi sinh vật nhân thực 1)Phân đôi và nảy chồi Phân đôi ở nấm men Phân đôi ở nấm men: Tế bào được phân cách bằng vách ngăn, tạo 2 tế bào con. Nảy chồi ở nấm men Nảy chồi ở nấm men: Đa số sinh sản bằng cách nảy chồi: + Từ tế bào mẹ mọc ra một hay nhiều chồi nhỏ, mỗi chồi nhận được một phần chất nhân và tế bào chất của tế bào mẹ. + Chồi tách khỏi tế bào mẹ và hình thành cơ thể độc lập. 2) Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính. *Sinh sản hữu tính ở nấm men: Mô tả sự hình thành bào tử hữu tính ở nấm men? Tế bào lưỡng bội Bào tử đơn bội (trong túi bào tử) Bào tử cái Bào tử đực Tế bào lưỡng bội nảy chồi * Nấm sợi sinh sản ở bằng cả bào tử vô tính và bào tử hữu tính: Bào tử vô tính: bào tử chuỗi và bào tử áo Bào tử hữu tính: Bào tử đảm, bào tử túi, bào tử tiếp hợp và bào tử noãn. Một số dạng bào tử hữu tính ở nấm sợi Bào tử tiếp hợp Các bào tử noãn Bào tử đảm Bào tử túi Bào tử noãn *Phân biệt các dạng khác nhau của bào tử vô tính và bào tử hữu tính ở nấm sợi: Tạo thành chuỗi hay tạo thành bên trong các túi ở đỉnh của các sợi nấm khí sinh. Hình thành vách dày để bảo vệ bào tử khi điều kiện bất lợi Được hình thành ở mặt dưới của mũ nấm Nằm trong túi hay thể quả lớn Được bao bọc bằng vách dày có thể kháng khô hạn và nhiệt độ cao Tạo thành ở một số nấm thuỷ sinh, còn có lông và roi. Bào tử vô tính Bào tử hữu tính Bào tử chuỗi Bào tử đảm Bào tử túi Bào tử tiếp hợp Bào tử noãn Bào tử áo Hãy so sánh các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực? - Giống nhau: Đều có các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi và bằng bào tử. - Khác nhau: + Phân đôi và nảy chồi ở vi sinh vật nhân thực diễn ra theo cơ chế nguyên phân. + ở vi sinh vật nhân thực bắt đầu có tế bào sinh sản riêng: đó là các bào tử sinh sản (bào tử hữu tính) Trong đời sống, con người đã lợi dụng được sự sinh sản của vi sinh vật sản xuất được những sản phẩm gì? - Muối chua rau, quả. - Chế biến nước mắm, nước tương. - Sản xuất bia, rượu. - Chế biến và sản xuất thức ăn gia súc... - Sản xuất axit amin, axit lăctic, vitamin, enzim... Bài tập Bài tập 1: Chọn phương án trả lời đúng sau: 1) Bào tử tiếp hợp thấy ở những loại vi sinh vật nào? a) Nấm men b) Vi khuẩn c) Xạ khuẩn d) Nấm sợi 2) Hình thức sinh sản ở nấm men a) Nảy chồi b) Bào tử noãn c) Bào tử túi d) Bào tử đảm Bài tập 2: Tìm các từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3 hoàn chỉnh các câu sau: Hầu hết các vi khuẩn ...(1)....Riêng nhóm vi khuẩn dạng sợi (xạ khuẩn) lại sinh sản nhờ...(2)...Trong số nấm, nhiều nấm men....(3)..., một số sinh sản bằng cách phân đôi hoặc bằng bào tử. Đáp án Bài tập 1: Chọn phương án trả lời đúng sau: 1) Bào tử tiếp hợp thấy ở những loại vi sinh vật nào? a) Nấm men b) Vi khuẩn c) Xạ khuẩn d) Nấm sợi 2) Các hình thức sinh sản ở nấm men a) Nảy chồi b) Bào tử noãn c) Bào tử túi d) bào tử đảm Bài tập 2: Tìm các từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3 hoàn chỉnh các câu sau: Hầu hết các vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi hay nảy chồi. Riêng nhóm vi khuẩn dạng sợi (xạ khuẩn) lại sinh sản nhờ bào tử. Trong số nấm, nhiều nấm men sinh sản bằng cách nảy chồi, một số sinh sản bằng cách phân đôi hoặc bằng bào tử. Bài tập 3: Xếp đặc điểm các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ (cột B) phù hợp với từng hình thức (cột A) và ghi kết quả vào cột C. 1- c, g 2- b, e 3 - a, d

File đính kèm:

  • pptsinh hoc 10(1).ppt