• 1. Thế nào là câu ghép ? Cho ví dụ ?
• 2. Hãy cho biết những câu ghép sau được nối với nhau bằng những cách nào ?
• a. Nếu trời mưa to, tôi sẽ đến trễ.
• b. Giá mà tôi hát được thì tôi sẽ lên ngay.
• c. Nó đi đâu, tôi đi đấy.
• d. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.
9 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng bài 12 : tiết 46 : câu ghép ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Thế nào là câu ghép ? Cho ví dụ ? 2. Hãy cho biết những câu ghép sau được nối với nhau bằng những cách nào ? a. Nếu trời mưa to, tôi sẽ đến trễ. b. Giá mà tôi hát được thì tôi sẽ lên ngay. c. Nó đi đâu, tôi đi đấy. d. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. . Nếu Giá mà thì vì : Bài 12 : Tiết 46 :CÂU GHÉP ( tiếp theo) I. Tìm hiểu bài * Ví dụ a. Vì tôi không học bài nên tôi bị điểm kém. b. Nếu bạn lười học thì bạn sẽ thi rớt. c. Tuy nhà xa nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ. d. Tôi càng nói, nó càng bướng bỉnh. e. Bạn làm hay tôi làm. f. Gió bắt đầu thổi và mây bắt đầubay. g. Một người đến rồi cả bọn cùng kéo đến. h. Đôi mắt nó đỏ hoe và nó khóc nức nở. i. Lòng tôi đang vô cùng lo lắng : hôm nay tôi chưa học bài. a. Vì tôi không học bài // nên tôi bị điểm kém.-> Quan hệ nguyên nhân – kết quả i. Lòng tôi đang vô cùng lo lắng : // hôm nay tôi chưa học bài. -> Quan hệ giải thích b. Nếu bạn lười học // thì bạn sẽ thi rớt.-> Quan hệ điều kiện ( giả thiết) c. Tuy nhà xa // nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ. -> Quan hệ tương phản d. Tôi càng nói, // nó càng bướng bỉnh. -> Quan hệ tăng tiến e. Bạn làm // hay tôi làm. -> Quan hệ lựa chọn f. Gió bắt đầu thổi // và mây bắt đầu bay. -> Quan hệ bổ sung g. Một người đến // rồi cả bọn cùng kéo đến. -> Quan hệ tiếp nối h. Đôi mắt nó đỏ hoe // và nó khóc nức nở. -> Quan hệ đồng thời BT2 : Thảo luận : Tìm câu ghép Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn được không ? Vì sao ? II. Ghi nhớSGK/ 123 III. Luyện tập BT1 : Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy ? a. Vế 1-2 : Quan hệ nguyên nhân- kết quả Vế 2-3 : Quan hệ giải thích b. Quan hệ điều kiện (giả thiết) c. Quan hệ tăng tiến d. Quan hệ tương phản e. 1- Quan hệ tiếp nối 2- Quan hệ nguyên nhân- kết quả BT3 : Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không ? Vì sao ? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật Lão Hạc ? BT4 : Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi trong SGK a. Câu ghép thứ hai : Quan hệ điều kiện ( giả thiết). Không nên tách thành câu đơn vì giữa các vế có sự ràng buộc nhau một cách khá chặt chẽ. b. Nếu tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thì xuất hiện hàng loạt câu ngắn đặt cạnh nhau. Như vậy , ta có thể hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào, trong khi đó, cách viết của Ngô Tất Tố dụng ý là muốn gợi ra cách nói kể lể, năn nỉ thiết tha của chị Dậu. BT5 : Thảo luận : Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 3- 5 câu) trong đó có sử dụng câu ghép . Gạch chân dưới câu ghép và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó ? * DẶN DÒ
File đính kèm:
- Cau ghep Tiet 2 Lop 8.ppt