Bài 3: Kế hoạch bài dạy đạo đức lớp 2 (3 tiết)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Kể được tên các dân tộc sinh sống ở Sơn La.

 - Biết được vì sao phải đoàn kết các dân tộc ở địa phương mình.

 - Biết cách thể hiện tình đoàn kết các dân tộc.

 

 

ppt41 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài 3: Kế hoạch bài dạy đạo đức lớp 2 (3 tiết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐẠO ĐỨC LỚP 2 ( 3 Tiết ) ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC SƠN LA Sau khi học xong bài này, HS đạt được: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể được tên các dân tộc sinh sống ở Sơn La. - Biết được vì sao phải đoàn kết các dân tộc ở địa phương mình. - Biết cách thể hiện tình đoàn kết các dân tộc. 2. Kỹ năng: - Thực hiện tình đoàn kết, chia sẻ, thân ái, giúp đỡ các bạn thuộc các dân tộc khác nhau trong lớp, trong trường và ở địa phương mình bằng những việc làm phù hợp. 3.Thái độ: - Yêu quý, tôn trọng và giữ gìn truyền thống đoàn kết các dân tộc xã, phường, trong tỉnh nói riêng và các dân tộc Việt Nam nói chung Thông tin về các dân tộc ở Sơn La: II. Thông tin: Nói đến Sơn La là nói đến một vùng văn hoá đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc bởi nơi đây có 12 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc ( trang phục) khác nhau và có những di sản văn hoá truyền thống độc đáo nhưng giữa các dân tộc lại có những nét chung bởi sự giao hoà của 12 nền văn hoá. Thông tin về 12 dân tộc ở Sơn La: Dân tộc thái ( Tày Đăm, Tày Khao, Tày Thanh, Tày Mường, Dọ, Nhại, Hàng Tổng… 2. Dân tộc HMông( Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán trắng) 3. Dân tộc kinh ( Việt ) 4. Dân tộc Mường ( Mọi ) 5. Dân tộc Dao ( Mán, Kim Mùn, Mùn ) 6. Dân tộc Tày ( Thổ ) 7. Dân tộc Xinh Mun ( Puộc, Xá ) 8. Dân tộc La Ha ( Xá Bung, Xá Cha, Pụa, KLa,PhLạo ) 9. Dân tộc Kháng ( Háng, BRển, Xa, Xá dón, Xá Dâng, Xá Hốc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm…) Mứn Xen…) 10. Dân tộc Lào ( Phu Thay, Thay Nhuôn ) 11. Dân tộc Hoa ( Khánh, Hán, Tàu ) 12. Dân tộc Khơ Mú ( Xá, Tày Hạy, Thềnh ) III. CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ Bản đồ tỉnh Sơn la. Phiếu học tập. Trang phục của 1 số dân tộc. Máy chiếu…. BẢN ĐỒ TỈNH SƠN LA IV. CÁC HOẠT ĐỘNG:TIẾT 1 HĐ1: Tìm hiểu thông tin về các dân tộc sinh sống ở Sơn La: * Mục tiêu: H/s biết được tên của 12 dân tộc sinh sống ở tỉnh Sơn La * Đồ dùng học tập: - Tranh ảnh hoặc máy chiếu về hình ảnh các dân tộc. - Giấy A0, bút phớt * Cách tiến hành: ( các bước tiến hành) HĐ2: Tìm hiểu về trang phục của một số dân tộc. * Mục tiêu: H/S biết một số nét cơ bản về trang phục của các dân tộc: Thái, Mông, Dao… * Đồ dùng học tập: - Một số trang phục nam, nữ dân tộc. - Băng hình, máy chiếu… * Cách tiến hành: ( các bước tiến hành) Các hoat động dạy học (Tiết 2) HĐ 1: Tìm hiểu những việc làm thể hiện tình đoàn kết các dân tộc Sơn La. * Mục tiêu: HS biết được những việc làm thể hiện tình đoàn kết các dân tộc Sơn La. * Đồ dùng: Phiếu học tập * Cách tiến hành:( các bước tiến hành) PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên học sinh: …….. Lớp: ……. HĐ 2: Xử lý tình huống * Mục tiêu: HS biết những hành vi chưa đúng và biết cách ứng xử thể hiện tình đoàn kết các dân tộc. * Đồ dùng: Những bài tập tình huống… * Cách tiến hành: ( các bước tiến hành) Một số tình huống. + Tình huống 1: Đầu năm học cô giáo phân công chỗ ngồi trong lớp. Cô nói: “ Bạn Hùng ngồi ngoài rồi đến bạn A Hoa, bên cạnh là bạn Mai.” Hùng đứng lên: “ Thưa cô em không ngồi cạnh bạn A Hoa đâu, vì.. vì.. Bạn ấy là người Mông. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về ý kiến của Hùng? Nếu là Hùng thì em sẽ xử sự như thế nào? Vì sao? + Tình huống 2: Ra chơi, cả lớp nô đùa thật vui, Riêng bạn Vàng Mỷ cứ lủi thủi đứng tựa cửa lớp một mình. Nếu em ở đó em sẽ làm gì? ( Giáo viên có thể tìm những tình huống khác phù hợp với địa phương, với học sinh lớp mình * HĐ 3: Tìm hiểu về ngày đoàn kết các dân tộc * Mục tiêu: HS biết được ngày 18 tháng 11 là ngày đoàn kết các dân tộc Việt Nam. * Đồ Đồ dùng: Bảng con. Cách tiến hành: ( Các bước tiến hành) Các hoat động dạy học: (Tiết3 ) HĐ 1: Viết thư kết bạn hoặc vẽ tranh bày tỏ tình đoàn kết giữa các dân tộc Sơn La. * Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm của mình với các bạn dân tộc trong lớp, trong trường, trong bản (xã, phường…) * Đồ dùng: Giấy A4, bút vẽ ; giấy viết thư… * Cách tiến hành: ( Các bước tiến hành) V. câu hỏi đánh giá: Hãy đãnh dấu vào trước những câu đúng: 1.Ở Sơn la chúng ta có: a. 10 dân tộc cùng chung sống. b. 11 dân tộc cùng chung sống. c. 12 dân tộc cùng chung sống. d. 13 dân tộc cùng chung sống. 2. Chúng ta cần làm gì để các dân tộc cùng đoàn kết thân ái? a. Dân tộc nào sống và làm việc với dân tộc ấy. b. Cùng giúp đỡ nhau trong học tập, cùng vui chơi. c. Viết thư thăm hỏi, kết bạn với thiếu nhi các dân tộc. d. Vẽ tranh về tình đoàn kết các dân tộc. e. Không ngồi chung bàn với các bạn dận tộc khác. 3. Vì sao chúng ta phải đoàn kết các dân tộc? Hãy viết tiếp vào những câu trả lời sau cho đúng: a. Vì các dân tộc đều là . . . . . . . . . . . . b. Vì có đoàn kết thì mới bảo vệ và . . . . c. Vì …………. d. ………. e………. g………. . Bài tập: Anh( chị ) hãy thiết kế và trình bày các hoạt động dạy học. ( Chọn 1 trong 3 tiết). Theo điều kiện của địa phương mình. Tiết 1: Tiết 2: Tiết 3: 1.Cán bộ quản lý: - Cung cấp tài liệu cần thiết đầy đủ cho GV - Tổ chức hội thảo, tập huấn cho GV Xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp theo địa phương. Hướng dẫn GV sử dụng tài liệu địa phương trong giảng dạy. Hướng dẫn tích hợp các nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Bảo vệ môi trường; GDKNS trong từng bài cho phù hợp. - Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học, nghiên cứu kỹ về tài liệu, khơi gợi lòng yêu thích công việc của mình và yêu thương h/ sinh. - Dành thời gian để suy nghĩ về bản thân, Tìm hiểu về địa phương để có nội dung, chọn hình thức tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp, hiệu quả. - Giúp cho các em hiểu và có trách nhiệm yêu quý, tôn trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết dân tộc. 2. Giáo viên: - Ghi chép nhật ký công tác lớp - Luôn tạo niềm vui cho bản thân, tự giải toả stress. - Gác lại những ưu phiền. - Trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp; nhận sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo địa phương, ngành…… Xin các thầy, cô giáo: - Không tiết kiệm lời khen với trẻ. - Luôn tạo không khí lớp sinh động. - Tìm cách hiểu học sinh thông qua các hoạt động. - Tìm sự trợ giúp từ mọi người. 1.Dân tộc Thái 2. Dân tộc HMông Học sinh HMông 3. Dân tộc Tày 4. Dân tộc Mường 5.Dân tộc Kinh 6. Dân tộc Dao 7. Dân tộc Xinh Mun 8. Dân tộc La Ha 9. Dân tộc Kháng 10. Dân tộc Lào 11. Dân tộc Hoa 12. Dân tộc Khơ Mú Múa xoè DT thái ( Chào mừng thị xã Sơn La lên Thành phố) Múa xoè dân tộc Thái (Đốt lửa trại) XIN CẢM ƠN RẤT NHIỀU !

File đính kèm:

  • pptbai giang1.ppt
Giáo án liên quan