GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC LÀ GÌ?
- Kỷ luật là những quy định, luật lệ mà con người phải thực hiện, chấp hành.
- Là chìa khóa vạn năng giúp cho con người trở nên hoàn thiện và thành công trong cuộc sống.
- Thường được hiểu nhầm là “khống chế”; “trừng phạt”
hay đặc biệt là trừng phạt thân thể.
- Thực tế trong trường học, khi học sinh vi phạm các quy định, tùy theo mức đô vi phạm, các em sẽ bị kỷ luật theo các mức độ và các hình thức khác nhau.
14 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN 3 GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC LÀ GÌ?- Kỷ luật là những quy định, luật lệ mà con người phải thực hiện, chấp hành.- Là chìa khóa vạn năng giúp cho con người trở nên hoàn thiện và thành công trong cuộc sống.- Thường được hiểu nhầm là “khống chế”; “trừng phạt”hay đặc biệt là trừng phạt thân thể.- Thực tế trong trường học, khi học sinh vi phạm các quy định, …tùy theo mức đô vi phạm, các em sẽ bị kỷ luật theo các mức độ và các hình thức khác nhau. GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC LÀ GÌ?- Do ảnh hưởng của nho giáo và cách giáo dục truyền thống, nhiều giáo viên đã sử dụng các hình thức như: mắng nhiếc, sỉ nhục, đánh, tát, bắt quỳ, phạt, ….. Đuổi học Thể hiện sự bất lực của người làm công tác giáo dục.- Theo quan điểm giáo dục kỷ luật tích cực: việc mắc lỗi của học sinh được coi là lẽ tự nhiên của quá trình học tập và phát triển.- Nhiệm vụ của nhà giáo dục là làm cho HS tự nhận thức được bản thân, tự kiểm soát được hành vi, thái độ trên cơ sở các quy định, quy ước đã được xây dựng. Khi HS mắc lỗi giáo viên phân tích, sửa chữa, uốn nắn, tạo điều kiện cho HS tự nhận thấy lỗi của mình, giúp HS ngày càng hoàn thiện nhân cách.- GD kỷ luật tích cực là các biện pháp kỹ thuật tôn trọng trẻ và không mang tính bạo lực. Đây là cách tiếp cận mang tính giáo dục, giúp trẻ thành đạt, cung cấp cho HS những thông tin mà các em cần để học, để phát triển. Kỷ luật tích cực :- Động viên- Khuyến khích- Hỗ trợ - Nuôi dưỡng lòng ham học- Dẫn tới có ý thức kỷ luật một cách tự giác- Nâng cao năng lực và lòng tin Trừng phạt thân thể hay tinh thần đều không phải là giáo dục kỷ luật tích cực vì sẽ làm mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỷ luật và khiến cho HS không thích, thậm chí căm ghét trường học, việc làm này sẽ để lại những vết sẹo trong tâm hồn của HS. Giáo dục kỷ luật tích cực là việc dạy và rèn luyện cho HS tính tự giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu dài. Cơ sở của giáo dục kỷ luật tích cực:- Tuân thủ các quyền của trẻ em theo “Công ước quốc tế về Quyền trẻ em”. Quyền được giáo dục (Điều 28): Tất cả trẻ em đều có quyền học tập. Quyền được hưởng các quyết định vì lợi ích tốt nhất (Điều 3): Mọi hoạt động liên quan đến trẻ em phải vì lợi ích tốt nhất cho các em. . Quyền được bảo vệ tránh khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử (Điều 2): Nhà nước phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để đảm bảo cho trẻ được bảo vệ tránh khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử…. Quyền được bảo vệ để tránh khỏi mọi hình thức bạo lực về thể xác và tinh thần (Điều 19). Quyền được trình bày quan điểm về những vấn đề liên quan (Điều 12). Quyền được hưởng nền giáo dục, trong đó kỷ luật nhà trường tôn trọng các quyền và nhân phẩm của trẻ em.. Quyền được tiếp cận nền giáo dục hướng tới phát triển nhân cách, tài năng của trẻ em (Điều 29) Bảy nguyên tắc cơ bản của giáo dục kỷ luật tích cực:1. Tôn trọng phẩm giá trẻ.2. Phát triển thái độ, cách xử sự hướng ngoại, thân thiện, cởi mở, ý thức kỷ luật tự giác, và nghị lực của trẻ.3. Phát huy hết mức sự tham gia tích cực của trẻ4. Tôn trọng những nhu cầu về sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ.5. Tôn trọng động cơ, những quan điểm riêng về cuộc sống của trẻ. 6. Đảm bảo sự công bằng, không thiên vị và sự công minh7. Khuyến khích tình đoàn kết, thống nhất Một số lưu ý đối với Thầy - cô:- Luôn nhớ rằng: HS luôn muốn làm đúng mọi việc, hãy chân thành với các em và luôn có các mong đợi tích cực từ các em.- Hãy chú ý dùng ngôn ngữ tích cực khi hướng dẫn và khi đưa ra lời khen. - Hãy góp ý cho các em một cách riêng tự và cho từng hành vi một (khen ngợi là công khai, phê bình là riêng tư).- Đứng nói quá nhiều và giải thích quá dài dòng.- Hãy dành thời gian để các em suy nghĩ và phản hồi lại.- Đảm bảo hợp lý, đúng đắn, công bằng, không phân biệt đối xử.- Khuyến khích sự đoàn kết. Đề nghị các Tổ khối chuyên môn tổ chức thảo luận sâu về các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong buổi họp tổ chuyên môn đầu năm. Tài liệu: Sổ tay các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực (Do Tổ chức cứu trợ trẻ em; Trung tâm Hỗ trợ phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em biên soạn)
File đính kèm:
- AP DUNG CAC BIEN PHAP KY LUAT TC_XHung.ppt