4 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án)

I- TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm).

Học sinh chọn phương án trả lời bằng cách tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm phương án đúng (mỗi câu đúng 0,25 điểm):

Câu 1- Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Đồng bằng, trung du, duyên hải. B. Miền núi và trung du.

C. Duyên hải, trung du. D. Hải đảo, miền núi.

Câu 2- Các dân tộc ít người ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng và duyên hải. B. Trung du và duyên hải.

C. Đồng bằng và trung du. D. Miền núi và trung du.

Câu 3- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi như sau:

A. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống. B. Tỉ lệ trong độ tuổi lao động tăng lên.

C. Tỉ lệ người dưới tuổi lao động giảm, tỉ lệ

người trong và quá tuổi lao động tăng. D. Tỉ lệ người trên tuổi lao động tăng.

Câu 4- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta?

A. Đông Nam Bộ. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc.

Câu 5- Ở Việt Nam, rừng sản xuất chủ yếu phân bố ở:

A. Núi cao và Trung du. B. Ven biển và đồng bằng.

C. Miền núi thấp và Trung du. D. Đồng bằng và Trung du.

 

doc14 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 4 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Việt Hưng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN: ĐỊA LÍ 9 Tuần 9-Tiết 18 Năm học: 2020-2021 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày làm bài: /10/2020 I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: Kiểm tra lại các đơn vị kiến thức đã học về: - Địa lý dân cư Việt Nam: Nêu được đặc điểm về cộng đồng các dân tộc nước ta, mật độ dân số, tỷ lệ gia tăng tự nhiên, đô thị hóa. - Trình bày được sự phát triển và phân bố nông nghiệp; tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản; sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Biết được các loại hình giao thông vận tải và sự phát triển của bưu chính viễn thông. - Nhận xét được biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại rừng ở nước ta và vai trò của chúng. 2- Kỹ năng: - Phân tích về các mối quan hệ Địa lý. - Rèn kỹ năng nhận xét biểu đồ Địa lý. 3- Thái độ: - Rèn thái độ học và làm bài nghiêm túc, yêu thích môn học. 4- Năng lực cần đạt: - Nhóm năng lực chung: giải quyết vấn đề, tư duy, tự học, quản lí thời gian. - Nhóm năng lực riêng: đọc biểu đồ địa lí. II- Ma trận: Nội dung kiểm tra Các mức độ nhận biết Số câu / số điểm Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1- Địa lý dân cư Việt Nam. - Nêu được đặc điểm về cộng đồng các dân tộc nước ta, mật độ dân số, tỷ lệ gia tăng tự nhiên, đô thị hóa. - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ: 4 Câu 1,0đ 10% 4 Câu 1,0đ 10% Chủ đê 2- Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản. - Trình bày được ngành thủy sản có hoạt động nào? Khó khăn khi phát triển. (Đề 001, 003). - Trình bày được ngành lâm sản có hoạt động nào? Lợi ích của trồng rừng (Đề 002, 004). - Trình bày được nguyên nhân tạo nên sự gia tăng sản lượng thủy sản? (Đề 001, 003). - Trình bày được tại sao chúng phải ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng? (Đề 002, 004). - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ: ⅔ Câu 3,0đ 30% ⅓ Câu 1,0 đ 10% 1 Câu 4,0đ. 40% Chủ đề 3- Sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Trình bày được sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ: 4 Câu 1,0đ 10% 4 Câu 1,0đ 10% Chủ đề 4- Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. - Biết được các loại hình giao thông vận tải và sự phát triển của bưu chính viễn thông. - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ: 8 Câu 2,0đ 20% 8 Câu 2,0đ 20% Chủ đề 5- Sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Kể được một số cây công nghiệp hằng năm và vùng phân bố của chúng. - Trình bày được sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Số câu: - Số điểm: - Tỉ lệ: 1 Câu 1,0đ 10% 4 Câu 1,0đ 10% 5 Câu 2,0đ 20% - Tổng câu - Tổng điểm 13 Câu 4,0 đ 2/3 Câu 3,0 đ 8 Câu 2,0 đ 1/3 Câu 1,0 đ 22 Câu 10,0đ - Tỷ lệ 40% 30% 20% 10% 100% III- NỘI DUNG ĐỀ: Đính kèm. IV- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Đính kèm. TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ SỐ: 001 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN: ĐỊA LÍ 9 Tuần 9-Tiết 8 Năm học: 2019-2020 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày làm bài: /10/2020 I- TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Học sinh chọn phương án trả lời bằng cách tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm phương án đúng (mỗi câu đúng 0,25 điểm): Câu 1- Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? A. Đồng bằng, trung du, duyên hải. B. Miền núi và trung du. C. Duyên hải, trung du. D. Hải đảo, miền núi. Câu 2- Các dân tộc ít người ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây? A. Đồng bằng và duyên hải. B. Trung du và duyên hải. C. Đồng bằng và trung du. D. Miền núi và trung du. Câu 3- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi như sau: A. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống. B. Tỉ lệ trong độ tuổi lao động tăng lên. C. Tỉ lệ người dưới tuổi lao động giảm, tỉ lệ người trong và quá tuổi lao động tăng. D. Tỉ lệ người trên tuổi lao động tăng. Câu 4- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta? A. Đông Nam Bộ. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc. Câu 5- Ở Việt Nam, rừng sản xuất chủ yếu phân bố ở: A. Núi cao và Trung du. B. Ven biển và đồng bằng. C. Miền núi thấp và Trung du. D. Đồng bằng và Trung du. Câu 6- Rừng phòng hộ là rừng phân bố ở các vùng: A. Đầu nguồn các con sông và trung du. B. Ven biển và đầu nguồn các con sông. C. Miền núi và trung du. D. Ven biển và vùng núi thấp. Câu 7- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết vườn Quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh nào: A. Cao Bằng. B. Bắc Cạn. C. Quảng Ninh. D. Hải Phòng. Câu 8- Loại rừng cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp chế biến là A. rừng tự nhiên. B. rừng phòng hộ. C. rừng sản xuất. D. rừng đặc dụng. Câu 9- Giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và đời sống là vì: 1. Nối liền các ngành, các vùng sản xuất. 2. Thực hiện các mối liên hệ giữa sản xuất với tiêu dùng. 3. Giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài. 4. Góp phần phát triển kinh tế các vùng khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân. 5. Có đầy đủ các loại hình giao thông. A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 5. Câu 10- Ở nước ta, loại hình vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta là: A. Đường sắt. B. Đường bộ. C. Đường sông. D. Đường hàng không. Câu 11- Tuyến đường bộ chạy dọc nước ta, từ Lạng Sơn đến Cà Mau là A. quốc lộ 14. B. quốc lộ 5. C. quốc lộ 1A. D. đường Hồ Chí minh. Câu 12- Ba cảng biển lớn nhất nước ta là: A. Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn. B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. C. Hải Dương, Đà Nẵng, Sài Gòn. D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Câu 13- Ngành bưu chính viễn thông nước ta hòa mạng Internet vào thời gian nào? A. Vào đầu năm 1997. B. Vào cuối năm 1997. C. Vào cuối năm 1999. D. Vào đầu năm 1999. Câu 14- Loại hình vận tải nào chuyên chở dầu mỏ và khí đốt hiệu quả nhất: A. Đường sắt. B. Đường bộ. C. Đường ống. D. Đường biển. Câu 15- Ba sân bay quốc tế lớn nhất nước ta là: A. Nội Bài, Đà Nẵng, Sài Gòn. B. Nội Bài, Phú Bài, Tân Sơn Nhất. C. Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. D. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 16- Nước ta có tốc độ phát triển bưu chính viễn thông đứng thứ mấy trên thế giới: A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư. Câu 17- Các loại cây được xếp vào cây công nghiệp lâu năm là: A. Cao su, chè, đậu tương, dâu tằm. B. Cà phê, cao su, hồ tiêu, mía. C. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều. D. Cao su, hồ tiêu, chè, lạc. Câu 18- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh. Câu 19- Nền nông nghiệp nước ta gòm các ngành chính nào sau đây: A. Trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. B. Trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. C. Trồng trọt và chăn nuôi. D. Trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc. Câu 20- Trong cơ cấu nông nghiệp nước ta, tỉ trọng chăn nuôi so với trồng trọt: A. Cao hơn. B. Thấp hơn. C. Bằng nhau. D. Cao hơn rất nhiều. PHẦN B: TỰ LUẬN (5,0 điểm) (Học sinh được sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam lớp 9) Câu 21- Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết: (4,0 điểm) 1. Ngành thủy sản nước ta gồm những hoạt động nào? 2. Để đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản ở nước ta, có những khó khăn chủ yếu nào? 3. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy trình bày nguyên nhân tạo nên sự gia tăng sản lượng thủy sản? Câu 22- Kể tên các cây công nghiệp hằng năm và vùng phân bố chính của chúng (1,0 điểm). Đề gồm 3 trang TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ SỐ: 002 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN: ĐỊA LÍ 9 Tuần 9-Tiết 8 Năm học: 2019-2020 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày làm bài: /10/2020 I- TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Học sinh chọn phương án trả lời bằng cách tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm phương án đúng (mỗi câu đúng 0,25 điểm): Câu 1- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi như sau: A. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống. B. Tỉ lệ trong độ tuổi lao động tăng lên. C. Tỉ lệ người trên tuổi lao động tăng. D. Tỉ lệ người dưới tuổi lao động giảm, tỉ lệ người trong và quá tuổi lao động tăng. Câu 2- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 3- Ở Việt Nam, rừng sản xuất chủ yếu phân bố ở: A. Núi cao và Trung du. B. Ven biển và đồng bằng. C. Đồng bằng và Trung du. D. Miền núi thấp và Trung du. Câu 4- Rừng phòng hộ là rừng phân bố ở các vùng: A. Đầu nguồn các con sông và trung du. B. Miền núi và trung du. C. Ven biển và đầu nguồn các con sông. D. Ven biển và vùng núi thấp. Câu 5- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn Quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh nào: A. Cao Bằng. B. Quảng Ninh. C. Bắc Cạn. D. Hải Phòng. Câu 6- Loại rừng cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp chế biến là A. rừng tự nhiên. B. rừng phòng hộ. C. rừng đặc dụng. D. rừng sản xuất. Câu 7- Ở nước ta, loại hình vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta là: A. Đường bộ. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường hàng không. Câu 8- Giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và đời sống là vì: 1. Nối liền các ngành, các vùng sản xuất. 2. Thực hiện các mối liên hệ giữa sản xuất với tiêu dùng. 3. Giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài. 4. Góp phần phát triển kinh tế các vùng khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân. 5. Có đầy đủ các loại hình giao thông. A. 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 5. Câu 9- Tuyến đường bộ chạy dọc nước ta, từ Lạng Sơn đến Cà Mau là A. quốc lộ 14. B. quốc lộ 5. C. đường Hồ Chí minh. D. quốc lộ 1A. Câu 10- Ba cảng biển lớn nhất nước ta là: A. Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn. B. Hải Dương, Đà Nẵng, Sài Gòn. C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Câu 11- Ngành bưu chính viễn thông nước ta hòa mạng Internet vào thời gian nào? A. Vào đầu năm 1997. B. Vào cuối năm 1999. C. Vào cuối năm 1997. D. Vào đầu năm 1999. Câu 12- Loại hình vận tải nào chuyên chở dầu mỏ và khí đốt hiệu quả nhất: A. Đường sắt. B. Đường bộ. C. Đường biển. D. Đường ống. Câu 13- Ba sân bay quốc tế lớn nhất nước ta là: A. Nội Bài, Đà Nẵng, Sài Gòn. B. Nội Bài, Phú Bài, Tân Sơn Nhất. C. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. D. Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Câu 14- Nước ta có tốc độ phát triển bưu chính viễn thông đứng thứ mấy trên thế giới: A. Thứ nhất. B. Thứ ba. C. Thứ hai. D. Thứ tư. Câu 15- Các loại cây được xếp vào cây công nghiệp lâu năm là: A. Cao su, chè, đậu tương, dâu tằm. B. Cà phê, cao su, hồ tiêu, mía. C. Cao su, hồ tiêu, chè, lạc. D. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều. Câu 16- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh. Câu 17- Nền nông nghiệp nước ta gồm các ngành chính nào sau đây: A. Trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. B. Trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. C. Trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc. D. Trồng trọt và chăn nuôi. Câu 18- Trong cơ cấu nông nghiệp nước ta, tỉ trọng chăn nuôi so với trồng trọt: A. Cao hơn. B. Bằng nhau. C. Thấp hơn. D. Cao hơn rất nhiều. Câu 19- Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? A. Miền núi và trung du. B. Đồng bằng, trung du, duyên hải. C. Duyên hải, trung du. D. Hải đảo, miền núi. Câu 20- Các dân tộc ít người ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây? A. Miền núi và trung du. B. Trung du và duyên hải. C. Đồng bằng và trung du. D. Đồng bằng và duyên hải. II- TỰ LUẬN (5,0 điểm) (Học sinh được sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam lớp 9) Câu 21: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết: (4,0 điểm) 1. Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào? 2. Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? 3. Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: tại sao chúng ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng? Câu 22- Kể tên các cây công nghiệp hằng năm và vùng phân bố chính của chúng (1,0 điểm). Đề gồm 2 trang. TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ SỐ: 003 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN: ĐỊA LÍ 9 Tuần 9-Tiết 8 Năm học: 2019-2020 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày làm bài: /10/2020 I- TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Học sinh chọn phương án trả lời bằng cách tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm phương án đúng (mỗi câu đúng 0,25 điểm): Câu 1- Ở Việt Nam, rừng sản xuất chủ yếu phân bố ở: A. Miền núi thấp và Trung du. B. Ven biển và đồng bằng. C. Núi cao và Trung du. D. Đồng bằng và Trung du. Câu 2- Rừng phòng hộ là rừng phân bố ở các vùng: A. Đầu nguồn các con sông và trung du. B. Ven biển và vùng núi thấp. C. Miền núi và trung du. D. Ven biển và đầu nguồn các con sông. Câu 3- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết vườn Quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh nào: A. Cao Bằng. B. Hải Phòng. C. Quảng Ninh. D. Bắc Cạn. Câu 4- Loại rừng cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp chế biến là A. rừng sản xuất. B. rừng phòng hộ. C. rừng tự nhiên. D. rừng đặc dụng. Câu 5- Ở nước ta, loại hình vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta là: A. Đường sông. B. Đường bộ. C. Đường sắt. D. Đường hàng không. Câu 6- Giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và đời sống là vì: 1. Nối liền các ngành, các vùng sản xuất. 2. Thực hiện các mối liên hệ giữa sản xuất với tiêu dùng. 3. Giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài. 4. Góp phần phát triển kinh tế các vùng khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân. 5. Có đầy đủ các loại hình giao thông. A. 1, 3, 4, 5. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 4, 5. Câu 7- Tuyến đường bộ chạy dọc nước ta, từ Lạng Sơn đến Cà Mau là A. quốc lộ 1A. B. quốc lộ 5. C. quốc lộ 14. D. đường Hồ Chí minh. Câu 8- Ba cảng biển lớn nhất nước ta là: A. Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn. B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng tàu. C. Hải Dương, Đà Nẵng, Sài Gòn. D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Câu 9- Ngành bưu chính viễn thông nước ta hòa mạng Internet vào thời gian nào? A. Vào đầu năm 1997. B. Vào đầu năm 1999. C. Vào cuối năm 1999. D. Vào cuối năm 1997. Câu 10- Loại hình vận tải nào chuyên chở dầu mỏ và khí đốt hiệu quả nhất: A. Đường ống. B. Đường bộ. C. Đường sắt. D. Đường biển Câu 11- Ba sân bay quốc tế lớn nhất nước ta là: A. Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. B. Nội Bài, Phú Bài, Tân Sơn Nhất. C. Nội Bài, Đà Nẵng, Sài Gòn. D. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 12- Nước ta có tốc độ phát triển bưu chính viễn thông đứng thứ mấy trên thế giới: A. Thứ nhất. B. Thứ tư. C. Thứ ba. D. Thứ hai. Câu 13- Các loại cây được xếp vào cây công nghiệp lâu năm là: A. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều. B. Cà phê, cao su, hồ tiêu, mía. C. Cao su, chè, đậu tương, dâu tằm. D. Cao su, hồ tiêu, chè, lạc. Câu 14- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh. Câu 15- Nền nông nghiệp nước ta gòm các ngành chính nào sau đây: A. Trồng trọt và chăn nuôi. B. Trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. C. Trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. D. Trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc. Câu 16- Trong cơ cấu nông nghiệp nước ta, tỉ trọng chăn nuôi so với trồng trọt: A. Cao hơn. B. Cao hơn rất nhiều. C. Bằng nhau. D. Thấp hơn. Câu 17- Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? A. Miền núi và trung du. B. Duyên hải, trung du. C. Đồng bằng, trung du, duyên hải. D. Hải đảo, miền núi. Câu 18- Các dân tộc ít người ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây? A. Trung du và duyên hải. B. Miền núi và trung du. C. Đồng bằng và trung du. D. Đồng bằng và duyên hải. Câu 19- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi như sau: A. Tỉ lệ người dưới tuổi lao động giảm, tỉ lệ người trong và quá tuổi lao động tăng. B. Tỉ lệ trong độ tuổi lao động tăng lên. C. Tỉ lệ người trên tuổi lao động tăng. D. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống. Câu 20- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. PHẦN B: TỰ LUẬN (5,0 điểm) (Học sinh được sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam lớp 9) Câu 21- Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết: (4,0 điểm) 1. Ngành thủy sản nước ta gồm những hoạt động nào? 2. Để đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản ở nước ta, có những khó khăn chủ yếu nào? 3. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy trình bày nguyên nhân tạo nên sự gia tăng sản lượng thủy sản? Câu 22- Kể tên các cây công nghiệp hằng năm và vùng phân bố chính của chúng (1,0 điểm). Đề gồm 2 trang TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ SỐ: 004 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN: ĐỊA LÍ 9 Tuần 9-Tiết 8 Năm học: 2019-2020 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày làm bài: /10/2020 I- TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Học sinh chọn phương án trả lời bằng cách tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm phương án đúng (mỗi câu đúng 0,25 điểm): Câu 1- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết vườn Quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh nào: A. Bắc Cạn. B. Cao Bằng. C. Quảng Ninh. D. Hải Phòng. Câu 2- Loại rừng cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp chế biến là A. rừng tự nhiên. B. rừng sản xuất. C. rừng phòng hộ. D. rừng đặc dụng. Câu 3- Ở nước ta, loại hình vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta là: A. Đường hàng không. B. Đường bộ. C. Đường sông. D. Đường sắt. Câu 4- Giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và đời sống là vì: 1. Nối liền các ngành, các vùng sản xuất. 2. Thực hiện các mối liên hệ giữa sản xuất với tiêu dùng. 3. Giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài. 4. Góp phần phát triển kinh tế các vùng khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân. 5. Có đầy đủ các loại hình giao thông. A. 1, 2, 4, 5. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4. Câu 5- Tuyến đường bộ chạy dọc nước ta, từ Lạng Sơn đến Cà Mau là A. quốc lộ 14. B. quốc lộ 1A. C. quốc lộ 5. D. đường Hồ Chí minh. Câu 6- Ba cảng biển lớn nhất nước ta là: A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. B. Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn. C. Hải Dương, Đà Nẵng, Sài Gòn. D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Câu 7- Ngành bưu chính viễn thông nước ta hòa mạng Internet vào thời gian nào? A. Vào cuối năm 1997. B. Vào đầu năm 1997. C. Vào cuối năm 1999. D. Vào đầu năm 1999. Câu 8- Loại hình vận tải nào chuyên chở dầu mỏ và khí đốt hiệu quả nhất: A. Đường sắt. B. Đường ống. C. Đường bộ. D. Đường biển Câu 9- Ba sân bay quốc tế lớn nhất nước ta là: A. Nội Bài, Đà Nẵng, Sài Gòn. B. Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. C. Nội Bài, Phú Bài, Tân Sơn Nhất. D. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 10- Nước ta có tốc độ phát triển bưu chính viễn thông đứng thứ mấy trên thế giới: A. Thứ hai. B. Thứ nhất. C. Thứ ba. D. Thứ tư. Câu 11- Các loại cây được xếp vào cây công nghiệp lâu năm là: A. Cao su, chè, đậu tương, dâu tằm. B. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều. C. Cà phê, cao su, hồ tiêu, mía. D. Cao su, hồ tiêu, chè, lạc. Câu 12- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh. B. Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng sông Hồng. Câu 13- Nền nông nghiệp nước ta gòm các ngành chính nào sau đây: A. Trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. B. Trồng trọt và chăn nuôi. C. Trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. D. Trồng cây lương thực và chăn nuôi gia súc. Câu 14- Trong cơ cấu nông nghiệp nước ta, tỉ trọng chăn nuôi so với trồng trọt: A. Thấp hơn. B. Cao hơn. C. Bằng nhau. D. Cao hơn rất nhiều. Câu 15- Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? A. Miền núi và trung du. B. Duyên hải, trung du. C. Hải đảo, miền núi. D. Đồng bằng, trung du, duyên hải. Câu 16- Các dân tộc ít người ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây? A. Trung du và duyên hải. B. Đồng bằng và trung du. C. Miền núi và trung du. D. Đồng bằng và duyên hải. Câu 17- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta đang có sự thay đổi như sau: A. Tỉ lệ trong độ tuổi lao động tăng lên. B. Tỉ lệ người dưới tuổi lao động giảm, tỉ lệ người trong và quá tuổi lao động tăng. C. Tỉ lệ người trên tuổi lao động tăng. D. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống. Câu 18- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta? A. Đông Bắc. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Bắc. D. Đông Nam Bộ. Câu 19- Ở Việt Nam, rừng sản xuất chủ yếu phân bố ở: A. Núi cao và Trung du. B. Miền núi thấp và Trung du. C. Ven biển và đồng bằng. D. Đồng bằng và Trung du. Câu 20- Rừng phòng hộ là rừng phân bố ở các vùng: A. Ven biển và đầu nguồn các con sông. C. Miền núi và trung du. B. Đầu nguồn các con sông và trung du. D. Ven biển và vùng núi thấp. II- TỰ LUẬN (5,0 điểm) (Học sinh được sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam lớp 9) Câu 21: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết: (4,0 điểm) 1. Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào? 2. Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? 3. Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: tại sao chúng ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng? Câu 22- Kể tên các cây công nghiệp hằng năm và vùng phân bố chính của chúng (1,0 điểm). Đề gồm 2 trang. IV- ĐÁP ÁN CHI TIẾT VÀ BIỂU ĐIỂM I- TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm (mỗi câu đúng được 0,25đ). Đề Câu ĐỀ SỐ 001 ĐỀ SỐ 002 ĐỀ SỐ 003 ĐỀ SỐ 004 1 A D A A 2 D A D B 3 C D D D 4 D C A D 5 C C C B 6 B D C A 7 B B A A 8 C B D B 9 A D D B 10 A C A A 11 C C A B 12 B D D D 13 B D A B 14 C C C A 15 C D A D 16 B B D C 17 C D C B 18 A C B C 19 C B A B 20 B A B A II- TỰ LUẬN (5,0 điểm). ĐỀ SỐ: 001, 003 Câu Đáp án Điểm 21 (4 điểm) 1. Ngành thủy sản nước ta gồm 2 hoạt động: - Khai thác thủy sản. 0,25đ - Nuôi trồng thủy sản. 0,25đ 2. Những khó khăn chủ yếu đối với việc đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản: - Tai biến thiên nhiên (bão, lũ, gió mùa đông bắc,...) thường xẩy ra, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, làm hạn chế số ngày ra khơi. 0,50đ - Phần lớn: ngư dân còn nghèo, thiếu vố đầu tư. 0,50đ - Môi trường ở nhiều vùng suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.. 0,50đ - Chưa chủ động nguồn giống thủy sản nuôi và nguồn thức ăn thủy sản. 0,50đ - Sự biến động của thị trường xuất khẩu. 0,50đ 3. Nguyên nhân tạo nên sự gia tăng sản lượng thủy sản: - Tăng số lượng tàu thuyền đánh bắt. 0,25đ - Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. 0,25đ - Tác động của chính sách khuyến ngư. 0,25đ - Nhu cầu của thị trường tăng, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. 0,25đ Câu 22 (1,0 điểm) Tên cây Vùng phân bố Điểm - Lạc. - Nhiều nhất ở Trung Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Hồng. 0,25đ - Đậu tương. - Nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau  đó là Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 0,25đ - Mía. - Nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. 0,25đ - Bông. - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 0,25đ ĐỀ SỐ: 002, 004 Câu Đáp án Điểm 21 (4 điểm) 1. Ngành lâm nghiệp gồm các hoạt động: - Khai thác gỗ và lâm sản khác. 0,25đ - Khoanh nuôi, trồng rừng và bảo vệ rừng. 0,25đ 2. Lợi ích của việc trồng rừng: - Tăng diện tích che phủ rừng, bảo vệ môi trường: giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển. 0,50đ - Góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn. 0,50đ - Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật. 0,50đ - Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như: tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc,...). 0,50đ - Góp phần hạn chế sự biến đổi khí hậu, tạo việc làm cho dân cư. 0,50đ 3. Chúng ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng vì: - ¾ diện tích nước ta là đồi, núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái. 0,50đ - Làm cho môi trường suy thoái, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp chế biến lâm sản, thủy điện, ...) và dân sinh.. 0,50đ Câu 22 (1,0 điểm) Tên cây Vùng phân bố Điểm - Lạc. - Nhiều nhất ở Trung Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Hồng. 0,25đ - Đậu tương. - Nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau  đó là Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 0,25đ - Mía. - Nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. 0,25đ - Bông. - Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 0,25đ Ngày 25 tháng 10 năm 2020 Ban giám hiệu duyệt Tổ nhóm duyệt Người ra đề Chu Thị Trúc

File đính kèm:

  • doc4_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2020_20.doc