Giáo án Ngữ văn 10 tiết 25 Đọc thêm: Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái)

Đọc thêm: LỜI TIỄN DẶN

(Trích Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái)

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được cốt truyện thơ Tiễn dặn người yêu.

 - Nắm được vị trí, nội dung và giá trị cơ bản của đoạn trích.

 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tự đọc, tự học có hướng dẫn.

 3. Thái độ: - Lòng cảm thông, thương xót cho cuộc sống khổ đau của người Thái, đặc biệt là người phụ nữ Thái trong XHPK.

 - Trân trọng khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi của họ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 25 Đọc thêm: Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/09/2012. STTPPCT: 25 Ngày dạy: Lớp: ..10A2...ngày......thỏng........năm 2012 10D6:.10D7........................................... Đọc thêm: lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được cốt truyện thơ Tiễn dặn người yêu. - Nắm được vị trí, nội dung và giá trị cơ bản của đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tự đọc, tự học có hướng dẫn. 3. Thái độ: - Lòng cảm thông, thương xót cho cuộc sống khổ đau của người Thái, đặc biệt là người phụ nữ Thái trong XHPK. - Trân trọng khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi của họ. II. chuẩn bị của GV và HS. 1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA. 2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK. 3. Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. III. tiến trình dạy học. Hoạt động 1 (5 phỳt) 1.Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Câu hỏi: Đọc thuộc hai bài ca dao than thân đã học? Nêu ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh tấm lụa đào và củ ấu gai? * Đáp án: SGK+ bài cũ. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc chúng ta không thể không kể đến một tác phẩm rất nổi tiếng của dân tộc thái. Đó chính là truyện thơ Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao). Vậy sức hấp dẫn cùng nghệ thuật đặc sắc của truyện thơ này được thể hiện thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Nếu người Kinh coi Truyện Kiều là cuốn sách gối đầu giường, người Ê- đê mê đắm nghe kể khan sử thi Đăm Săn,... thì người Thái cũng tự hào có truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Đồng bào dân tộc Thái từng khẳng định: “Hát Tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày”. Còn các em nghĩ sao về tác phẩm này qua đoạn trích tiêu biểu: Lời tiễn dặn? HĐ của GV& HS Nội dung GHI BẢNG Hoạt động 2 (5 phỳt) GV: Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm truyện thơ. GV:- Nêu các chủ đề chính của truyện thơ? - Cốt truyện của truyện thơ thường diễn ra qua các chặng ntn? GV: - Dung lượng tác phẩm? Nhân vật chính? - Tóm tắt nội dung truyện thơ trên? Hs đọc đoạn trích. Hoạt động 3 (5 phỳt) Gv hướng dẫn hs đọc với giọng buồn rầu, tiếc thương, tha thiết. GV: - Tìm bố cục của đoạn trích? GV: - Toàn bộ đoạn trích là lời của ai? Gv dẫn dắt: Đoạn trích nêu nên cảnh ngộ bi thảm của chàng trai và cô gái yêu nhau mà ko lấy được nhau, phải chia biệt, tiễn nhau để xa nhau mãi mãi... GV: - Phân tích diễn biến tâm trạng của chàng trai và cô gái qua lời kể, cảm nhận của chàng trai ở phần một của đoạn trích? GV: Tâm trạng của chàng trai: GV: Tâm trạng của cụ gỏi: GV: Tâm trạng của chàng trai: GV: Tâm trạng của cụ gỏi: GV: Tâm trạng của chàng trai: Gv dẫn dắt: Văn bản sgk đã lược đi đoạn miêu tả cảnh cô gái bị nhà chồng đánh đập đến ngã lăn bên miệng cối gạo, bên máng lợn...Đó là hiện thực đau đớn của những người phụ nữ dân tộc xưa khi bị gả bán... GV:- Tìm các cử chỉ, hành động của chàng trai được diễn tả ở phần 2? GV; - Điệp từ “chết” trong những lời thơ mang ý nghĩa khẳng định mạnh mẽ và những hình ảnh thiên nhiên trong các câu: “Chết ba năm... song song” có ý nghĩa gì? Hoạt động 4 (5 phỳt) GV: - Khái quát lại những nét tâm trạng của cô gái và chàng trai trong đoạn trích? - Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng? I.Tìm hiểu chung: 1. Giới thiệu chung về truyện thơ: a. Khái niệm: Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt. b. Các chủ đề chính: - Cuộc sống khổ đau, bi thảm, ko có tình yêu tự do và hôn nhân tự chủ của con người trong XHPK" phê phán hiện thực. - Khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi" khẳng định lí tưởng, ước mơ mang ý nghĩa nhân văn. c. Kết cấu: Cốt truyện thường diễn ra theo 3 chặng: - Đôi bạn trẻ yêu nhau tha thiết. - Tình yêu tan vỡ, đau khổ. - Họ tìm cách thoát khỏi cảnh ngộ đạt được hạnh phúc ở thế giới bên kia hoặc vượt khó khăn để trở về sống hạnh phúc (kết thúc có hậu). Song thường là kết thúc bi thảm, con người ko đạt được hạnh phúc" Cuộc sống ngột ngạt của XHPK và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người . 2. Truyện thơ Tiễn dặn người yêu: - Dung lượng: 1846 câu thơ. - Nhân vật chính: Anh (chàng trai) và Chị (cô gái). - Tóm tắt: (sgk) II. Hướng dẫn đọc- hiểu đoạn trích: 1. Đọc. 2. Bố cục: 2 phần + Phần 1: + Phần 2: + Phần 1: Từ đầu" “góa bụa về già”: Tâm trạng của chàng trai và cô gái trên đường tiễn dặn. + Phần 2: Còn lại: Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai khi ở nhà chồng cô gái. 3. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn trích: - Đoạn trích là lời của chàng trai, cô gái chỉ hiện ra qua lời kểvà cảm nhận của chàng. a. Diễn biến tâm trạng của chàng trai và cô gái trên đường tiễn dặn: - Chàng trai cảm nhận được nỗi đau khổ, tuyệt vọng của cô gái cũng là tâm trạng của chính anh: + Vừa đi- vừa" ngoảnh lại. " Sự lưu luyến, nuối tiếc, đau đớn, nhớ nhung. + Cô gái đi qua các khu rừng: Rừng ớt- cay. Rừng cà- đắng. Rừng lá ngón- độc địa. " Sự “chờ”, “đợi”, “ngóng trông” của cô gái là vô vọng. - Muốn kéo dài giây phút tiễn biệt: + Chàng trai: - Nhắn nhủ, dặn dò. " Lòng trân trọng cô gái và tâm trạng xót xa, đau đớn của anh. + Cô gái: - Vừa bước đi vừa ngoảnh lại. - Ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, tình huống: " Những khoảng thời gian được tính bằng mùa vụ và đời người. } Phần 1 cho thấy tâm trạng đầy đau đớn, tuyệt vọng và mâu thuẫn (vừa phải chấp nhận sự thật trớ trêu vừa muốn kéo dài giây phút tiễn chân, âu yếm bên nhau). Đồng thời, nó còn cho thấy lời ước hẹn quyết tâm chờ đợi đoàn tụ. b. Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái: - Làm thuốc cho cô gái uống. - Giúp cô làm lụng. " Sự quan tâm, săn sóc ân tình - Điệp từ “chết” và những hình ảnh thiên nhiên: chỉ sự hoá thân gắn bó khăng khít của hai nhân vật - Các hình ảnh so sánh tương đồng , các điệp ngữ " Khát vọng, ý chí đoàn tụ ko gì lay chuyển được . III. Tổng kết bài học: 1. Tâm trạng các nhân vật: 2. Nghệ thuật: - Các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ, so sánh. - Ngôn ngữ: giản dị, biểu cảm, giàu hình ảnh thiên nhiên mang tính biểu tượng. - Giọng điệu: ngọt ngào, thấm đẫm chất trữ tình và phong vị văn hoá dân tộc Thái. Hoạt động 5 (5 phỳt) 3. * Củng cố: - Nắm được nghệ thuật trào lộng hóm hỉnh, thông minh tạo ra tiếng cười giải trí, tự trào, châm biếm, thể hiện tâm hồn lạc quan, triết lí nhân sinh lành mạnh. - Nắm được nội dung và nghệ thuật của lời tiễn dặn. 4. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: * Bài cũ:- Học bài theo hướng dẫn trong SGK. * Bài mới:- Chuẩn bị bài ( T31 ) theo câu hỏi hướng dẫn của GV.

File đính kèm:

  • docT25 Doc them Loi tien dan.doc