Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đọc văn: Vợ chồng a phủ (Tô Hoài)

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, thống trị của thực dân pháp và phong kiến tay sai; quá trình người dân tộc thiểu số thức tỉnh, từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình và đi theo tiếng goi của Đảng.

- Thấy được những đóng góp của tác giả trong nghệ thuât khắc hoạ tính cách nhân vật, lối kể chuyện linh hoạt, sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, am hiểu về phong tục tập quán người Mông, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.

- Rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự

- Bồi dưỡng tình yêu thương con người

B. Phương tiện thực hiện:

 Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kỹ năng, giáo án

C. Cách thức tiến hành:

Giáo viên tổ chức giờ học kết hợp với các phương pháp đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình

D. Tiến trình dạy học:

 

doc6 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Đọc văn: Vợ chồng a phủ (Tô Hoài), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên: Lương Văn Phương Ngày soạn: 15/02/ 2013 Lớp: Sư phạm Ngữ văn K10 Ngày dạy: /03/ 2013 Tiết: PPCT 55,56,57 Đọc văn: VỢ CHỒNG A PHỦ Tô Hoài A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, thống trị của thực dân pháp và phong kiến tay sai; quá trình người dân tộc thiểu số thức tỉnh, từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình và đi theo tiếng goi của Đảng. - Thấy được những đóng góp của tác giả trong nghệ thuât khắc hoạ tính cách nhân vật, lối kể chuyện linh hoạt, sự tinh tế trong diễn tả thế giới nội tâm, am hiểu về phong tục tập quán người Mông, lời văn tinh tế mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ. - Rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự - Bồi dưỡng tình yêu thương con người B. Phương tiện thực hiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kỹ năng, giáo án C. Cách thức tiến hành: Giáo viên tổ chức giờ học kết hợp với các phương pháp đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Giới thiệu bài mới 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cần đạt HS đọc tiểu dẫn trong SGK ? Thông qua phần tiểu dẫn mà bạn vừa đọc và sự chuẩn bị bài ở nhà em nào có thể khái quát những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Tô Hoài HS phát biểu ý kiến GV nhấn mạnh. Ghi ý chính ? ? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm HS trả lời GV nhận xét ? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà em nào có thể tóm tắt tác phẩm HS kể tóm tắt GV nhận xét GV đọc 1 đoạn, 4-5 HS đọc lần lượt hết văn bản GV nhận xét cách đọc HS đọc lại đoạn mở đầu “ Ai ở xa về con trai thống lí Pá tra” ? Qua đoạn văn bạn vừa đọc em thấy nhân vật Mi được tác giả giới thiệu như thế nào? Nhận xét về cách giới thiệu của tác giảI( có tác dụng gì?) HS trả lời GV nhận xét và rút ra ý chính , GV có thể so sánh với sự xuất hiện của Chí Phèo- Nam Cao ? Trước khi về làm dâu Mị là cô gái như thế nào? Có gì đặc biệt hay không? Hãy nêu một vài chi tiết cho thấy điều đó HS suy nghĩ và lần lượt trả lời GV gợi ý HS trả lời, GV nhận xét ? Tại sao Mị về làm dâu nhà thống lí pá tra trong khi trước đó Mị kiên quyết không lấy A Sử con trai thống lí Pá tra? HS trả lời ? Khi về làm dâu nhà thống lí Pá tra Mị có vui sướng không? Các chi tiết chứng minh HS tìm hiểu dẫn chứng ? Em hiểu như thế nào là “ Con dâu gạt nợ” HS suy nghĩ, phân tích, trả lời GV nhận xét, ? Khi làm dâu Mị có được hưởng sung sướng ở vị thế con dâu nhà thống lí giàu có nhất vùng không? Các chi tiết chứng minh HS đọc, tìm dẫn chứng, trả lời ? Trước sự đày đoạ cả về thể xác và tinh thần tại sao Mị không nghĩ đến ăn lá ngón tự tử, kể cả khi cha Mị qua đời? Qua đó ta thấy được tính cách gì ở Mị HS suy nghĩ trả lời câu hỏi GV gợi ý nếu HS chưa tìm ra câu trả lời GV nhận xét, bình luận ? số phận của Mị đã nói lên điều gì ? ? khi đêm tình mùa xuân tới điều gì đã đánh thức cõi lòng Mị, khiến Mị hồi tưởng về quá khứ? HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV nhận xét ? Hành động quấn lại tóc, lấy váy hoa biểu hiện điều gì? HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV nhận xét ? Tại sao khi được đánh thức Mị lại muốn ăn lá ngón tự tử? Chi tiết nắm lá ngón xuất hiện mấy lần trong tác phẩm và nó có ý nghĩa như thế nào? HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV nhận xét, bình luận ? Khi bị A Sử trói, tâm trạng của Mị như thế nào? HS đọc lại đoạn Mị bị trói,suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV nhận xét ? HS đọc đoạn văn thể hiện tâm trạng của Mị khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng. ? Nguyên nhân nào đã khiến Mị có hành động cắt dây trói cho A Phủ? HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV nhận xét ? Vì sao Mị chạy theo A Phủ? HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV nhận xét ? Em có nhận xét gì về cuộc đời và số phận của A Phủ? HS lần lượt phát biểu ý kiến GV nhận xét, bổ sung ý chính ? Qua lời nói và hành động của A Phủ( khi đánh A Sử, làm mất bò, tự trói mình) em thấy A Phủ là người có tính cách như thế nào ? HS suy nghĩ trả lời GV gợi ý cho HS HS tiếp tục trả lời GV nhận xét, ghi ý chính ? Qua hình tượng nhân vật A Phủ, tác giả muốn nói lên điều gì? HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi GV nhận xét ? Qua bài học em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? HS lần lươt nêu lên nhận xét của mình GV nhận xét, tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật GV củng cố lại bài học GV nhắc nhở HS học phần ghi nhớ trong SGK GV rút kinh nghiệm cho bản thân I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tô Hoài (1920) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Đông( Hà Nội) - Là nhà văn lớn có số lượng tác phẩm kỉ lục trong nền văn học hiện đại Việt Nam với gần 200 đầu sách - Có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước ta. - Ông được mệnh danh là nhà văn của đề tài Hà Nội, đề tài miền núi, đề tài thiếu nhi - Tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu ký, O chuột, Truyện Tây Bắc 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - “ Vợ chồng A Phủ” viết năm 1952, in trong tập “ Truyện Tây Bắc” – là kết quả của 8 tháng tham gia chiến dich Tây Bắc, trong chiến dich này Tô Hoài đã sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào dân tộc nơi đây, đó là nguồn cảm hứng để Tô Hoài viết tác phẩm này. b. Tóm tắt II. Đọc – hiểu văn bản 1. Mị- Bông hoa đẹp của núi rừng Tây Bắc a) Mị qua cách giới thiệu của tác giả - Cô gái “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. -> Mị là một cô gái lẻ loi, âm thầm như bị lẫn vào các vật vô tri vô giác - Mị là con dâu nhà thống lí Pá tra- một gia đình quyền thế và giàu có nhất vùng => Mị là con dâu nhà thống lí Pá tra- quyền thế và giàu có vậy tại sao Mị lúc nào cũng buồn, Tác giả đã mở ra một tình huống có vấn đề khiến người đọc phải tò mò, muốn đi khám phá bí ẩn bên trong của số phận nhân vật. b. Mị trước và sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá tra * Trước khi về làm dâu Là cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, nhiều người mê, “ Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”, “ Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” - Là người con hiếu thảo, ý thức cao về lòng tự trọng “ Con nay đã biết cuốc nương lam ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” * Khi mới về làm dâu - Cuộc hôn nhân bất đắc dĩ, miễn cưỡng, gò ép được tiến hành theo phong tục cưới truyền thống của người Mông đã khiến Mị trở thành vợ của A Sử mà không còn sự lựa chọn nào khác. - Về làm dâu, Mị mang trong mình nỗi khổ là “ Con dâu gạt nợ” . Bên ngoài Mị là con dâu nhưng bên trong Mị chính là con nợ, điều này làm Mị rất đau khổ:“ Suốt mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc”, “ Mị tìm lá ngón để quyên sinh” + Con dâu: với vị trí con dâu Mị trở thành người thân, người trong nhà với thống lí Pá tra- người giàu có, quyền thế, sang trọng nhất bản Hồng Ngài +Con nợ: Mị phải đánh đổi tuổi trẻ, tình yêu, tự trọng của mình, lấy thân thay cha mẹ trả món tiền nợ => Như vậy hình thức bên ngoài Mị là con dâu nhưng thực chất Mị là con nợ, là nô tì, nô lệ làm không công cho nhà thống lí Pá tra * Khi làm dâu đã quen - Mị như một kẻ đầy tớ, nô tì không công phải làm việc quần quật suốt ngày đêm, thân Mị như một kẻ tôi đòi bị vắt kiệt sức lao động, Mị bị A Sử đánh đập tàn nhẫn “Ở lâu trong cái khổ con ngưa”, -> Sự đày đoạ về thân xác - Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.Căn buồng của Mị “ở cái buồng Mị nằm” , như một cái nhà ngục ở trần gian, nơi đây đã cầm cố tuổi xuân của Mị, đã làm tê liệt niềm khao khát tự do, hạnh phúc của Mị -> Sự đày đoạ về tinh thần. Mị đã cam chịu, nhẫn nhục, bất lực, buông xuôi trước số phận. => Số phận éo le của Mị đã phản ánh trung thực hiện thực tăm tối, tàn bạo và bất công trong xã hội miền núi phía bắc nước ta trước cách mạng. c) Mị trong đêm tình mùa xuân - Đêm tình mùa xuân tới, Mị uống rượu ừng ực từng bát, tiếng sáo đã đánh thức cõi lòng Mị, Tiếng sáo vang đến từ đầu núi, gần hơn từ đầu làng, tiếng sáo trong lòng Mị. - Tiếng sáo lửng lơ, trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo, Mị thổi lá và quên đi thực tại nhớ về quá khứ , Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng, Mị thấy mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi - Mị muốn đi chơi, Mị quấn lại tóc, lấy váy áo, hành động này của Mị đó là hành động của người mộng du-> sức ám ảnh của tuổi xuân đã chiếm hết tâm hồn Mị. - Mị lại nghĩ về hoàn cảnh sống thực tại, muốn ăn lá ngón tự tử “ Nếu có nắm lá ngón trong tay nhớ lại nữa” - Chi tiết nắm lá ngón xuất hiện lúc này trong tác phẩm là lần thứ ba: + lần 1: cho thấy tinh thần phản kháng + Lần 2: Ý thức về số phận, sự cam chịu,nhẫn nhục trước thực tại + Lần 3: Sự trỗi dậy - Mị sửa soạn đi chơi và bị A Sử trói đứng ở cột nhà, hơi rượu, “ tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi’, “ Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi”, Mị lúc mê, lúc tỉnh. - Mị nhớ đến câu chuyện có người đàn bà ở nhà thống lí Pá tra bị trói đứng đến chết, Mị cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết. => Sức sống tiềm tàng ở Mị, niềm khao khát sống d) Mị cởi trói cho A Phủ - Sau đêm “ nổi loạn” , Mị trở về với lối sống lầm lũi, cam chịu - Dòng nước mắt của A Phủ đã thức tỉnh tâm hồn Mị. Nhìn thấy hai dòng nước mắt đang bò xuống giữa hai hòn má đen xạm lại, Mị chợt nhớ đến mình của mùa xuân năm trước, từ chỗ thương mình dẫn đến thương người và căm ghét cha con Pá tra nên Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ. - Hành động cắt dây, cởi trói cho A Phủ cho thấy tình thương đã chiến thắng nỗi sợ hãi, lòng căm thù đã thôi thúc hành động của Mị nhanh hơn - Hành động táo bạo đó đã giúp Mị cởi trói cho A Phủ và đồng thời giải thoát cho chính mình. Lúc này nỗi sợ và lòng ham sống đã trôi dậy => Âm thầm và mãnh liệt là hai nét tính cách nỗi bật trong con người Mị 2. A Phủ - chàng trai đầy nghĩa khí a) A Phủ với số phận đặc biệt - Mồ côi cha mẹ từ bé, không người thân thích, sống sót qua nạn dịch, lưu lạc đến Hồng Ngài , sống bằng nghề làm thuê làm mướn. - Tài hoa khéo léo “ Đẽo cày, đục cuốc, săn bò tót rất giỏi”, nhưng nghèo đến nỗi không thể lấy nổi vợ “ Một trận dưới cánh đồng” b) A Phủ với tính cách đặc biệt - Gan góc từ bé “ Mới mười tuổi nhưng A Phủ gan bướng không chịu ở dưới cánh đồng thấp”, - Ngang tàn, sẵn sang trừng trị kẻ ác, “ Một người to lớn chạy vụt ra ném con quay vào mặt A Sử” - Không một lời kêu than khi bị bọn thống lí đánh đập, trói đứng - Khi trở thành người làm công gạt nợ, A Phủ vẫn là con người tự do, không sợ cường quyền, kẻ ác. - Khi để hổ ăn mất bò, A Phủ vác nửa con bò về, táo bạo đề nghị ddj bắt hổ - Không bắt được hổ, A Phủ lẳng lặng đóng cọc lấy dây mây tự trói mình, không sợ uy quyền, không sợ chết. -> A phủ là người có số phận rất đáng thương nhưng cũng là người tài hoa, khéo léo. Ở A Phủ có cá tính mạnh mẽ, gan góc, nói ít, làm nhiều, táo bạo, gan lì, chịu đựng, quyết liệt. => Qua số phận của A Phủ tác giả đã tái hiện lại hiện thực xã hội miền núi phía bắc vá số phận của những người nông dân nghèo tăm tối, qua đó tác giả đã chỉ ra con đường tự giải phóng cho những người nô lệ này. III. Tổng kết 1. Nội dung Giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc 2. Nghệ thuật - Nghệ thuật trần thuật - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật - Biệt tài miêu tả thiên nhiên, phong tục tập quán GV củng cố, dăn dò , rút kinh nghiệm bài dạy

File đính kèm:

  • docvochong a phukuem.doc