Bài giảng Ngữ văn 11: Nam Cao (1917-1951)

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1917 trong một gia đình trung nông, tại làng Đại Hoàng thuộc Tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).

Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, sinh năm 1895, làm nghề chạm trổ và bốc thuốc bắc. Sau cha ông trở thành chủ một hiệu đồ gỗ ở Hàng Đàn, thành phố Nam Định. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, sinh năm 1897 làm vườn, làm ruộng, dệt vải.

Nam Cao viết văn từ năm 1936, lúc đầu không chỉ viết truyện mà còn làm thơ,soạn kịch.

Từ năm 1941,với Chí Phèo, nhà văn mới thật sự chứng tỏ tài năng độc đáo và xác định chắc chắn con đường nghệ thuật của mình. Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cao hăng hái đem ngòi bút phục vụ cách mạng và kháng chiến, chân thành đặt lợi ích của cách mạng và kháng chiến lên trên hết. Rất tiếc ông đã sớm hi sinh khi sức sáng tạo đang đầy hứa hẹn.

 

ppt54 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11: Nam Cao (1917-1951), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM SCLớp 11AP Quốc Học KHÁI QUÁT TIỂU SỬNAM CAO(1917-1951) Tiểu sửNam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1917 trong một gia đình trung nông, tại làng Đại Hoàng thuộc Tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, sinh năm 1895, làm nghề chạm trổ và bốc thuốc bắc. Sau cha ông trở thành chủ một hiệu đồ gỗ ở Hàng Đàn, thành phố Nam Định. Mẹ ông là bà Trần Thị Minh, sinh năm 1897 làm vườn, làm ruộng, dệt vải.Nam Cao viết văn từ năm 1936, lúc đầu không chỉ viết truyện mà còn làm thơ,soạn kịch. Từ năm 1941,với Chí Phèo, nhà văn mới thật sự chứng tỏ tài năng độc đáo và xác định chắc chắn con đường nghệ thuật của mình. Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cao hăng hái đem ngòi bút phục vụ cách mạng và kháng chiến, chân thành đặt lợi ích của cách mạng và kháng chiến lên trên hết. Rất tiếc ông đã sớm hi sinh khi sức sáng tạo đang đầy hứa hẹn.Năm 1943: Nam Cao tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Bị khủng bố, ông phải tránh về quê và tham gia tổng khởi nghĩa (tháng 8-1945) ở đây.1946: Ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến nam Trung Bộ 1950: Nam Cao tham gia chiến dịch Biên Giới.11-1951: Trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên khu III, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích và sát hại.Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.Ba đặc điểm cơ bản chi phối sáng tác của Nam CaoĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜIBa đặc điểm cơ bản chi phối sáng tác của Nam Cao Bề ngoài Nam Cao vụng về, ít nói, có vẻ lạng lùng, nhưng đời sống nội tâm thì luôn sôi sục, có khi căng thẳng: Nam Cao thường lấy làm xấu hổ về những tư tưởng mà ông tự cảm thấy tầm thường, hèn kém của mình. Nam Cao muốn khắc phục những tư tưởng ấy để sống xứng đáng với danh hiệu CON NGƯỜI. Hầu như ông không bao giờ có được cuộc sống bên trong thanh thản. Trong tâm hồn nóng bỏng ấy, thường xuyên diễn ra cuộc xung đột âm thầm mà gay gắt giữa lòng nhân đạo và thói ích kỉ, giữa tinh thần dũng cảm và thái độ hèn nhát, giữa tính chân thực và sự giả dối, giữa những khát vọng tinh thần cao cả và những dục vọng phàm tục.Ba đặc điểm cơ bản chi phối sáng tác của Nam Cao Nam Cao rất giàu ân tình đối với người nghèo khổ bị áp bức và bị khinh miệt trong xã hội cũ. Theo ông , không có tình thương đối với đồng loại thì không đáng gọi là NGƯỜI (Đời thừa).Mỗi tác phẩm của Nam Cao viết về người nghèo, mà chủ yếu là nông dân, là một thiên trữ tình đầy xót thương đối với những kiếp sống lầm than. Ba đặc điểm cơ bản chi phối sáng tác của Nam Cao Ông luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế mà đề lên những khái quát triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết.NAM CAONhà văn hiện thựcNAM CAONhà văn hiện thựcCác tác phẩm của ông đã phản ánh hiện thực bộ mặt xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, một xã hội mà ở đó số phận của những người nông dân chất phác hồn hậu đã bị bần cùng trong đói khổ, quằn quại trong sự chèn ép.Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ tài tình, tinh tế với những tình huống điển hình Nam Cao đã làm được một việc lớn lao hơn hẳn một số nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu cùng thời là “sự tổng hợp của nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, nhiều lớp ý nghĩa, nhiều màu sắc thẩm mỹ, gợi sự suy ngẫm, liên tưởng” của người đọc khi đọc tác phẩm của ông và qua tác phẩm của ông thấy yêu quý, trân trọng ông – một nhà văn đầy nhân ái, đầy tình người. NAM CAONhà văn hiện thực Nam Cao là nhà văn tâm lý hiện thực. Nếu như Nguyễn Công Hoan tả được những khoảnh khắc tâm lý đơn giản thì Nam Cao đi vào những vấn đề tâm lý phức tạp. Nam Cao đi vào những vùng tâm lý tinh vi nhưng chưa rạch ròi, chưa hẳn ở phía bên này mà chưa hẳn ở phía bên kia, nửa cười nửa khóc, nửa tỉnh nửa say ........ Nam Cao rất ít diễn tả hành vi (hành động) bên ngoài mà chủ yếu đi vào thế giới nội tâm. Có khi tả diện mạo thì toàn tả những khuôn mặt dị dạng, khác thường, gớm ghiếc,......NAM CAONhà văn giàu lòng nhân áiNAM CAO - Nhà văn giàu lòng nhân ái Có lẽ bất cứ một con người nào, dù ở các cương vị xã hội khác nhau cũng đều cần nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mình bằng cách này hay cách khác mà trong đó, các tác phẩm văn học là một loại hình rất có ý nghĩa trong quá trình này. Nam Cao, nhà văn đã sống cách chúng ta hàng nửa thế kỷ, người đã từng luôn tự giày vò khổ sở vì lẽ sống thế nào cho phải, viết thế nào cho hay...để cho ra đời những tác phẩm mà cho đến bây giờ và cả mãi mãi sau này vẫn còn nguyên giá trị. Đọc tác phẩm của Nam Cao, cảm nhận được rất nhiều điều trong đó nổi bật lên tình người, lòng nhân ái, bao dung thấm đậm chất nhân văn NAM CAO - Nhà văn giàu lòng nhân áiGiá trị nhân đạo của các tác phẩm của Nam Cao thể hiện sâu sắc ở tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả với những người nghèo khổ. Nói như văn hào Nga Eptusenco: “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đờiMỗi số phận chứa một điều cao cả”NAM CAO - Nhà văn giàu lòng nhân ái Nam Cao đã tìm thấy những hạt trân châu lóng lánh trong sâu thẳm những thân phận con người - Nam Cao tỏ ra rất nhạy bén trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, ông đi vào từng ngóc ngách tâm hồn của con người để tìm ra được những cái hay, cái dở trong mỗi nhân vật và bao trùm lên tất cả là một tấm lòng nhân ái, tình người thấm đậm trong từng trang viết và trong cuộc sống thời đại nào và lúc nào cũng cần lòng nhân ái, cái nhìn thiện chí – nó giúp con người sống vươn tới “chân, thiện, mỹ” hơn, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn KHAI NGHIỆP SÁNG TÁCNam Cao khai sinh văn nghiệp từ năm 1936 với truyện ngắn Cảnh cuối cùng ( bút danh Thúy Rư, in trên Tiểu thuyết thứ bảy số 123, ngày 21/10/1936) và tiếp đó là Hai cái xác ( Thúy Rư, đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy, số 133, ngày 12/12/1936). Rồi từ mạch nguồn ban đầu ấy, các sáng tác tiếp theo của nhà văn, kể cả thơ và truyện cho thiếu nhi lần lượt ra mắt bạn đọc với các bút hiệu Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê. Nhưng chỉ từ khi tập truyện Đôi lứa xứng đôi ( gồm 7 truyện ngắn, trong đó có truyện Đôi lứa xứng đôi, tên ban đầu của nó là Cái lò gạch cũ, sau đổi tên thành Chí Phèo) đứng tên Nam Cao xuất hiện trên văn đàn buổi ấy-1941-mới chính thức cấp giấy phép đưa ông bước vào làng Văn, sánh bên các nhà văn đã nổi danh như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng...... Và từ đấy, Văn học hiện đại Việt Nam có thêm những sáng tác đặc sắc kiểu Nam Cao về kiếp người ở chốn nông thôn hay nơi đô thị của xã hội Việt Nam 1930-1945. Sống và sáng tác trong đêm trước của cuộc cách mạng dân tộc, trái tim nhà văn dường như đã dự cảm được sẽ có những đổi thay của thời cuộc: “ Nhân loại đang quằn quại trong nỗi đau đớn của thời kỳ lột xác”(Giờ lột xác). Sống trên nỗi buồn triền miên, dai dẳng của cuộc đời mình, nhân vật Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn là hóa thân của chính Nam Cao luôn thường trực một câu hỏi: “đã làm gì chưa?” Và cái gì sẽ đến. “Sống tức là thay đổi”. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác, Nam Cao - nhà văn của những trăn trở, suy tư, của những giằng xé, giày vò đã thực sự giác ngộ, tự nguyện bước vào cuộc đời cách mạng và kháng chiến. Thực tế mới đã thay đổi đời ông, thay đổi văn ông, Nam Cao đã tự xác định làm một công dân tốt trước khi làm một nhà văn. Ông đã cố gắng quên cái tôi nghệ sĩ của mình “để góp sức vào công việc “không nghệ thuật” lúc này chính là để cho tôi một nghệ thuật cao hơn. “Nếu tôi đủ tài để viết về các tác phẩm lớn của đời tôi, nó sẽ được hàng chục triệu người đọc chứ không phải vài ba nghìn người như trước đây.” Lao vào dòng thác cách mạng, Nam Cao đã thực sự trở thành nhà văn chiến sĩ. Với tư cách công dân, ông chấp nhận mọi công tác khác nhau và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Trong lĩnh vực sáng tác, Nam Cao đã tự nâng trách nhiệm của mình trước cuộc đời, trước nghệ thuật. Ông đã ý thức sâu sắc văn nghệ phải phục vụ kịp thời yêu cầu của cách mạng, của thời đại. Để làm được điều đó, theo Nam Cao, người nghệ sĩ phải:”tìm ra những chủ đề và hình thức không phải thích hợp cho ta mà thích hợp cho đối tượng của chúng ta là đại chúng”. Những tác phẩm viết trong kháng chiến của ông đã “làm cho người đọc hiểu biết hơn, tin tưởng vào cuộc kháng chiến của toàn dân và gọi cho họ những việc học có thể làm để giúp ích cho kháng chiến”. Đời sống cách mạng và kháng chiến đã dẫn đến sự đổi mới trong cách nhìn nghệ thuật của Nam Cao. Nhà văn đã hào hứng ghi lại những đổi thay của cuộc sống và con người sau cách mạng tháng Tám trong “Đường vô Nam, Trên những con đường Việt Bắc, Đôi mắt”. “Đôi mắt” đã đạt được sự hòa quyện của nét sắc sảo, tài hoa, những thế mạnh vốn có của nhà văn hiện thực với tầm tư tưởng nhiệt huyết của người chiến sĩ cách mạng. Cuộc sống kháng chiến đã thực sự xua đi “ những đám mây đen xưa cũ” trong tâm trí nhà văn, và Nam Cao đã bước hẳn vào quỹ đạo của nền văn học mới. Kể từ thời điểm 1936 cho đến khi nhà văn vĩnh biệt cõi đời(1951), Nam Cao đã có quá trình mười lăm năm gắn bó với văn chương. So với những tác giả cùng thời,gia tài văn chương mà ông để lại cho hậu thế không mấy đồ sộ. Chỉ với hai tiểu thuyết Sống mòn và Truyện người hàng xóm, dăm bảy chục truyện ngắn cho thiếu nhi. Nhưng với số lượng khiêm nhường ấy, tác phẩm Nam Cao lại luôn ám ảnh người đọc, tạo khả năng cho người đọc đồng sáng tạo với tác giả. Những “dòng văn mọc cánh” của ông khiến các thế hệ độc giả thế kỉ XX tốn không biết bao nhiêu giấy mực để tiếp cận, khám phá, phát hiện các tầng giá trị của một sự nghiệp văn chương lớn chứa đựng nhiều tác phẩm đã trở thành mẫu mực cho thể truyện ngắn cũng như truyện dài. NHÀ VĂN LỚNNAM CAO Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng những sáng tác của Nam Cao không thua kém những sáng tác của văn chương thế giới. Sẽ có một khoảng trống không nhỏ nếu vì một lý do nào đấy dòng văn học của Việt Nam không có Nam Cao. Không chủ quan khi chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào xếp Nam Cao của chúng ta bên cạnh những Maupassant (Pháp), Đôttôiepxki, Bunhin, (Nga).... Tác phẩm của Nam Cao không có những xung đột căng thẳng, không đao to búa lớn mà cứ đời thường giản dị, thông qua các tình huống, các cuộc đời nhân vật để nêu bật nên những giằng xé trong nội tâm, những ước mơ về một tương lai tốt đẹp. Văn Nam Cao viết về những kiếp người mà cuộc đời họ là những chuyển tiếp khác nhau của nỗi buồn, nỗi khổ, của những tâm hồn đẹp đẽ, đáng trân trọng dù là người đàn bà quanh năm bị áp lực của thiếu thốn, lo toan đè nặng, lúc nào cũng nặng mặt, bẳn gắt chì chiết chồng con hay những anh chàng trí thức tiểu tư sản ăn nói độc địa, hằn học.... Trên tất cả những biểu hiện ấy vẫn toát lên bản chất của họ là hồn hậu, chất phác, chứa chan tình người. Nhà văn đã thấy phần “u tối” của cuộc sống, tìm ra trong đó cái đẹp và ông viết về những người nông dân, những trí thức tiểu tư sản cùng khổ với một thái độ đầy tôn trọng, không phải là sự miệt thị cũng không thi vị hoá. Nam Cao là nhà văn có tầm cỡ còn là bởi vì ngay từ thời của ông, giữa lúc dòng văn học hiện thực phê phán, dòng văn học lãng mạn đang là một trào lưu mạnh mẽ, Nam Cao đã không quá đắm chìm hoàn toàn theo hướng đó mà ông chọn cho mình một hướng đi đúng đắn Hướng đi ấy đã góp phần xếp Nam Cao là một trong những nhà văn đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Việt Nam : “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa - 1943), ông lên án thứ văn chương “tả chân”, “hời hợt”. Hiện thực cuộc sống luôn là chất liệu để nhà văn phản ánh hay nói như Bandăc “Nhà văn là thư ký trung thành của thời đại”. Làng Vũ Đại của Nam Cao chỉ là một làng quê như bao làng quê khác, ta thấy có dòng sông hiền hoà hai bên bờ là những vườn chuối thấm đẫm ánh trăng, thấy tiếng dệt cửi và tiếng lao xao của các bà, các chị đi chợ sớm, thấy những vườn trầu không, những vườn mía tả tơi sau bão....và trên mảnh đất ấy là những người nông dân chất phác, nhân hậu. Họ bần cùng mỗi người một kiểu. Người mẹ và bầy con nhỏ lê la trên nền nhà vũng nước trộn lẫn bùn; bát cháo cám đắng nghét không thể nuốt nổi; người đàn ông đi lĩnh những đồng tiền ít ỏi về mua thuốc cho đứa con nhỏ ốm đau mà không nỡ trách cứ viên thư ký ở nhà dây thép tỉnh bẳn gắt lại làm thiệt mất của gã một đồng bạc ........ Tấm lòng nhân ái, cảm thông và độ lượng của con người Nam Cao, nhân cách Nam Cao thể hiện rõ nét trong hầu hết tất cả các tác phẩm của ông Sự NGHIệP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NAM CAOSự nghiệp sáng tác 1.Các tác phẩm chính của nhà văn Nam CaoTiểu thuyếtTruyện ngắnCác thể loại khác2.Cuộc đời sáng táca.Trước cách mạng tháng 8 năm 1945b.Sau cách mạng tháng 8 năm 19453.Các đề tài chính trong tác phẩm của Nam Caoa.Đề tài người trí thức nghèo trong xã hội cũb.Đề tài người nông dân nghèo 4.Sức sống của một sự nghiệp văn chương1.Các tác phẩm chínhTruyện người hàng xóm(1944) - Báo Trung văn Chủ nhật. Sống mòn (viết xong 1944, xuất bản 1956), ban đầu có tên Chết mòn - Nhà xuất bản Văn Nghệ. Và bốn tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt. Truyện ngắnNgoài ra ông còn làm thơ và biên soạn sách địa lý với Văn Tân Địa dư các nước Châu Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi (1949), Địa dư Việt Nam (1951).Tiểu thuyếtChí Phèo (1941) Sống Mòn (1944)Các giai đoạn sáng tác chính trong cuộc đời Nam Cao *Trước cách mạng tháng tám năm 1945Sau cách mạng tháng tám năm 1945Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của Văn học Việt Nam hiện đại Ông cầm bút từ năm 1936 Sáng tác của anh thơ có, văn xuôi có bắt đầu xuất hiện đều trên các Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu, Hà Nội báo với những bút danh như là những cái tên ướm thử ngập ngừng Xuân Du, Nguyệt, v.v. Năm 1941, cuốn sách đầu tay ký bút danh Nam Cao nhan đề Đôi lứa xứng đôi ra mắt bạn đọc. Các nhà văn lớp tuổi đàn anh như Vũ Bằng, Lê Văn Chương dường như đã nhìn thấy ở cây bút mới này một văn tài thật sự. Nhưng dư luận văn học lúc ấy dường như bị át đi bởi những thông tin chấn động của cuộc thế chiến thứ 2 diễn ra khốc liệt bên châu Âu và đang lan rộng sang Viễn Đông. Truyện ngắn Chí Phèo được dựng thành phim Dẫu ít được dư luận cổ vũ, sau tập sách mỏng đầu tay trong đó có truyện Chí Phèo bất hủ, ngòi bút nhà văn Nam Cao tự tin, linh hoạt hẳn lên. Nghề dạy học thì xuống dốc : trường Công Thanh bị quân Nhật trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học ở đây, có lúc sang dạy học ở tận trường tư thục Kỳ Giang bên tỉnh Thái Bình, có lúc về quê, nằm nhà. Công việc liên tục bị rút lại, chỉ còn ngòi bút và trang giấy. Các năm từ năm 1941 đến 1944, Nam Cao viết được nhiều nhất.a.Trước Cách mạng tháng tám năm 1945Một thống kê cho thấy, chỉ trên tuần san Tiểu thuyết thứ bảy, trong năm 1942, Nam Cao đã đăng được mười truyện, trong năm 1943 được 24 truyện, phần lớn là những truyện ngắn hay như: Cái mặt không chơi được, Những chuyện không muốn viết, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua nhà, Bài học quét nhà,... Ngoài ra còn loạt truyện viết cho độc giả nhỏ tuổi in trong loại sách Hoa Mai, truyện dài “Truyện người hàng xóm” đăng trong Trung bắc chủ nhật, bốn cuốn tiểu thuyết bán bản thảo nhưng chưa được in nên mất (Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt); lại còn tiểu thuyết Sống mòn viết xong từ khoảng tháng 10, 1944, không nhà cuất bản nào nhận in, đành để đấy.Thời gian 1941-1944 là thời sáng tác sung mãn và có hiệu quả nhất trong đời viết văn của Nam Cao. Cố nhiên ngòi bút viết văn của Nam Cao không đạt kỷ lục nào về số lượng, về độ dài hay độ dày. Cái mà ông đạt tới đỉnh cao là chất lượng mới: chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật, chất lượng tư duy xã hội và tư duy văn học Sáng tác của Nam Cao gắn bó với tiến trình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vốn thường được hình dung như là quá trình cách tân, hiện đại hóa văn học. Là người tham dự tiến trình ấy, có thể là ở chặng gần cuối, Nam Cao được tiếp nhận và thừa hưởng không ít thành quả của những chặng đầu, ví dụ những thành tựu của các tác giả văn xuôi Tự lực văn đoàn, hoặc thành tựu của các nhà “tả chân” lớp trước; đồng thời Nam Cao bằng chính hoạt động sáng tạo của mình, đã thật sự góp phần phát triển và hoàn tất tiến trình ấy, góp phần khép lại giai đoạn quan trọng nhất của việc xây dựng một nên văn xuôi tự sự mới của người Việt trong những điều kiện và tiền đề văn hóa xã hội mới b.Sau cách mạng tháng 8 năm 1945Đoạn đời từ cách mạng tháng 8-1945, ngòi bút Nam Cao hoạt động với tư cách ngòi bút của một cán bộ làm báo, làm văn. Ông viết tin, làm ca dao, soạn kịch ngắn tuyên truyền, viết hoặc dịch sách phổ thông về địa lý, lịch sử, thời sự. Ông coi đó là “những công việc nhũn nhặn, thầm lặng nhưng có ích”, mặc dù cũng có lúc ông “lo lắng lối viết như vậy có thể làm hỏng lối văn tiểu thuyết đã có ít nhiều người thích” trước đây của  ôngPhần sáng tác văn học của Nam Cao sau 1945 tuy khá ít, nhưng cũng có tác phẩm đạt độ chín về nghệ thuật. Có thể kể chùm chuyện ngắn: Mở sâm banh, Cách mạng, Đôi mắt và một loạt bút ký, ghi chép, nhật ký như: Đường vô Nam, Chuỵện biên giới, Ở rừng. Qua những tác phẩm này, nhất là qua nhật ký Ở rừng, người ta nhận thấy trong thế giới tinh thần nhà văn đang diễn ra một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để vượt qua cái mà Nam Cao gọi là “thằng nghệ sĩ cũ trong người tôi”. Ông cảm thấy có tội vì đã vướng vào duyên nợ với kiểu nghệ sỹ tiểu tư sản trước kia. Chuyến đi cuối cùng mà ông tham dự và hy sinh trên đường công tác, nằm trong chủ định của ông: đi lấy tài liệu cho sáng tác, ông muốn chất sống thực sự được bộc lộ mạnh mẽ hơn nữa trên trang viết. Sự hy sinh của ông không chỉ là sự hy sinh của một cán bộ kháng chiến mà còn là sự tử nạn vì nghề nghiệp của một người cầm bút. Từ sau khi nhà văn hy sinh, ý nghĩa các sáng tác của ông, vị trí của Nam Cao trong văn học Việt Nam thế kỷ XX ngày càng rõ dần, lớn lên trước các sáng tác, nghiên cứu phê bình văn học. 3.Các đề tài sáng tác chính Truyện Nam Cao chủ yếu xoanh quanh 2 đề tài :người trí thức nghèo và người nông dân nghèo .Căn cứ vào tác phẩm tiêu biểu của ông ,ta thấy dù viết về đề tài nào,truyện Nam Cao cũng thể hiện tư tưởng chung :nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tớiTất nhiên khi khai thác mỗi đề tài ,truyện Nam Cao đều có những khám phá riêng*Đề tài người trí thức nghèoTrong sáng tác của Nam Cao thời kỳ trước 1945, tác giả đặc biệt quan tâm miêu tả người trí thức nghèo. Họ là nhân vật chính trong tiểu thuyết "Sống mòn“(Thứ) và nhiều truyện ngắn có giá trị: "Nước mắt", "Mua nhà", "Đời thừa“(Hộ), "Cười", "Quên điều độ", "Trăng sáng", "Nhỏ nhen", "Cái mặt không chơi được".Người trí thức nghèo trong xã hội cũ ở những tác phẩm của Nam Cao thường là những người có bản chất lương thiện, gần với người lao động. Họ có ý thức về công bằng xã hội và đều có những mơ ước về sự nghiệp. Nhưng cuộc đời cũ đã không cho phép thực hiện những mơ ước và đẩy họ vào những cảnh sống tù túng, bế tắc phải kiếm sống, chạy theo miếng cơm manh áo. Nhìn chung họ ít bị biến chất nhưng rất vất vả để giữ được phẩm chất lương thiện của mình. Toàn bộ những nhân vật trí thức nghèo trong các tác phẩm dài,ngắn của Nam Cao đều chết mòn hay sống mòn ở những mức độ khác nhau và dạng thức khác nhau .Qua tác phẩm của Nam Cao ,ta thấy ông thể hiện quan niệm sống chết ở đây là sống chết về tinh thần ,sống chết với tư cách con người .Bản chất con người ,theo Nam Cao là phải có tình yêu thương đồng loại ,phải làm một điều gì đó có ích cho xã hội ,phải là một nhân cách văn hóa ,có tri thức và tâm hồn ,biết rung cảm với cái đẹp của văn chương và nghệ thuật .Tri thức văn hóa làm cho con người biết tự trọng và đó cũng là một nguồn hạnh phúc ,niềm tự hào của con người .Nhưng tất cả những nhân vật trí thức trong truyện Nam Cao đều ở trong tâm trạng mòn mỏi về tinh thần ,bị hủy hoại dần những phẩm chất người nói trên .Vì sao vậy ?Chủ yếu là do cuộc sống nghèo khổ “cơm áo ghì sát đất “đã khiến tâm hồn họ không sao cất cánh lên được.Nhân vật chính trong Truyện “Đời thừa” là Hộ. Hộ từng ôm ấp một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương và vì nó Hộ có thể hy sinh tất cả. tHộ khao khát vinh quang, Hộ luôn luôn nghỉ đến tác phẩm làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời. Đó không phải là sự thèm khát hư danh của một kẻ phàm tục mà là niềm khao khát sự khẳng định trước cuộc đời của cá nhân có ý thức về mình, về giá trị sống, không muốn sống một cách mờ nhạt, vô danh, vô nghĩa.Giấc mộng văn chương, hoài bão lớn lao, lí tưởng đẹp đẽ mà Hộ đeo đuổi lại mâu thuẫn với thực tế. Hằng ngày, Hộ phải lo lắng triền miên về vật chất, về những điều tẹp nhẹp, vô nghĩa lí của đời sống cơm áo của gia đình. Hộ phải kiếm tiền, mà với Hộ cách kiếm tiền duy nhất là viết văn. Vì sự thúc bách của đời sống áo cơm, Hộ phải viết nhanh,  phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng, phải viết những bài báo để người đọc rồi quên ngay. Bình tâm đọc lại các tác phẩm của mình, Hộ lại đau khổ dằn vặt. Hộ lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn. Một trong những nhân vật điển hình và tiêu biểu nhất cho đề tài về người trí thức nghèo của Nam Cao chính là văn sĩ Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa”Hãy thử tìm hiểu nhân vật Hộ để hiểu rõ hơn hình tượng của người trí thức nghèo trong căn của Nam Cao Tấn bi kịch của Hộ là bi kịch của người trí thức có ý nghĩa sâu sắc về sự sống, muốn nâng cao giá trị đời sống của mình bằng sự nghiệp có ích cho xã hội và được xã hội công nhận, nhưng chỉ vì gánh nặng cơm áo hàng ngày mà kết cục chẳng làm được gì, trở thành một kẻ vô ích, sống một đời thừaĐề tài người nông dân nghèo trong xã hội cũViết về nông dân ,Nam Cao thường chú ý đến những số phận bi thảm .Ông không đặt nhân vật của mình vào trong những quan hệ xã hội rộng lớn mà đi vào những vấn đề gia dình nhỏ hẹp diễn ra âm thầm trong những túp lều tối tăm .Từ những đơn vị gia đình trong quá trình bần cùng hóa và li tán ấy ,ông phản ánh được chế độ thực dân trong những ngày cuối cùng của nó bóc lột ,vơ vét người dân lao động đến sức cùng lực kiệt như thế nào Nam Cao bị ám ảnh bởi cảnh tượng cuộc sống vô lí ,những con người bị tha hóa,bị biến chất ,bị hóa thành cái ngược lại với nó .Ngòi bút Nam Cao đặc biệt sắc sảo là khi vẽ những con người quặt kẹo ,méo mó ,đần độn ,cục súc ,táng tậm lương tâm:Chí Phèo,Thị Nở (trong Chí Phèo),lang Rận,mụ Lợi(trong Lang Rận),vợ chồng Đức(trong Nửa Đêm) ,Rự thiên lôi trong Nửa đêm ,Lúng trong Đòn chồng ..Từ hình thù đến trí khôn,hành động có một cái gì đó cỏ cây ,cầm thú.Ở cái thằng cha mệnh danh là “hắn” trong “Trẻ con không được ăn thịt chó” không còn một chút nhân tinh nào .Trong các tác phẩm của nam Cao cũng có rất nhiều truyện ngắn viết về cuộc sống cơ cực , đầy những đau khổ của người nông dân bằng một tấm lòng yêu thương trìu mến .Đó là những “lão Hạc”,”Một đám cưới”, ”Một bữa no”Viết về đề tài người nông dân ,Nam Cao đã có những trang viết vừa tha thiết ,vừa day dứt ,vừa thấm đẫm nỗi đau,vừa đong đầy nước mắt .Nhưng đằng sau mỗi câu văn là một tấm lòng thương yêu tha thiết ,là một niềm tin mãnh liệt vào thiện căn của con người ,khát khao của tác giả về một cuộc sống xứng đáng và lương thiệnHai hình tượng tiêu biểu của người nông dân trong tác phẩm của Nam Cao :lão Hạc và Chí PhèoCó thể nói “Chí Phèo” và “Lão Hạc” đều là những đỉnh của ngọn núi Nam Cao.Nếu như Chí Phèo là kẻ lưu manh độc đáo thì Lão Hạc cũng là người lương thiện độc đáo.Chí Phèo là một kẻ đau khổ từ khi còn nằm trong bụng mẹ: hoang thai. Đẻ ra thì bị mẹ hắn vứt ra lò gạch cũ. Một vật cho không. Một món hàng từ tay người đàn bà goá mù qua tay ông phó cối. Bơ vơ, làm thuê, bị vợ ba Bá Kiến lợi dụng, bị bỏ tù oan uông 7, 8 năm trời. Không người thân thích. Không một mái ấm nương thân. Một nông dân lương thiện bị nhà tù thực dân biến thành một tên đầu bò. Hắn ăn và ngủ trong lúc say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận, Hắn đã bị cướp mất cả hình người lẫn linh hồn. Hắn đã thành quỷ dữ.Cuộc tình” của Chí với Thị Nở, bát cháo hành và sự săn sóc của thị đã đánh thức bản tính người bị tước đoạt, bị che lấp hơn mười năm nay, làm cho Chí “thèm lương thiện”, “muốn làm hòa” với mọi người! Bà cô thị Nở và thị đã chối từ quyền làm người của Chí, đã đẩy Chí Phèo chìm vào đáy bi kịch. Chỉ còn một con đường một cách đâm chết Bá Kiến và tự sát Chí Phèo mới trở lại là người lương thiệnNam Cao miêu tả bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo hết sức tinh tế và sâu sắc như là một quá trình tự vận động của tính cách. Từ lương thiện bị biến thành lưu manh, từ kẻ đâm thuê chém mướn bỗng thèm lương thiện, bị cự tuyệt quyền làm người thì trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự sát. Với truyện ngắn “Lão Hạc”, ngòi bút của Nam Cao giúp ta nhìn ra vẻ đẹp cao thượng của người nghèo khó và thương họ vô cùng. Lão Hạc âm thầm lựa chọn cái chết để giữ trọn tình với con, với con chó, đó là sự lựa chọn đau đớn và tàn khốc của một kiếp người. Lão là người cha nhân từ, lão chết để gieo niềm sống cho con, hy vọng con được sướng hơn mình. Rồi trong truyện “Nghèo”, người đàn ông ốm đau, tuyệt vọng, bế tắc, thương vợ con đến độ tìm cách thắt cổ tự tử để “giải thoát” cho vợ con khỏi phải vì mình mà khổ . Đây cũng là một kết cục bi thảm của một kiếp người, một vòng tròn u

File đính kèm:

  • pptNam Caocuoc doi va su nghiep.ppt