Bài giảng lớp 9 môn Hình học - Tiết 18: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn

- Biết định nghĩa, cách xác định đường tròn, biết được khi nào một điểm nằm trên, nằm trong, nằm ngoài đường tròn.

- Biết được các tính chất đối xứng của đường tròn.

- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập.

- Dựng được đường tròn qua ba điểm không thẳng hàng, vận dụng các điều trên vào các bài toán tìm tâm, nhận biết tâm, trục đối xứng .

 

doc5 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng lớp 9 môn Hình học - Tiết 18: Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 17/10/2011 Ngµy gi¶ng: 20-21/10/2011 Lớp 9A2,1 CHƯƠNG II. ĐƯỜNG TRÒN TIẾT 18: SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN. TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN I. Môc tiªu: 1. KiÕn thøc - Biết định nghĩa, cách xác định đường tròn, biết được khi nào một điểm nằm trên, nằm trong, nằm ngoài đường tròn. - Biết được các tính chất đối xứng của đường tròn. 2. Kü n¨ng - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập. - Dựng được đường tròn qua ba điểm không thẳng hàng, vận dụng các điều trên vào các bài toán tìm tâm, nhận biết tâm, trục đối xứng ... 3. Th¸i ®é - Rèn khả năng tư duy lô gíc, cẩn thận, chính xác. II.ChuÈn bÞ: * Gi¸o viªn: Thước thẳng, máy chiếu. * Häc sinh: Com pa. III. Ph­¬ng ph¸p d¹y häc - Ph­¬ng ph¸p vÊn ®¸p. PP hoạt động nhóm. - Áp dụng kỹ thuật dạy học. IV. Tæ chøc giê häc Hoạt động 1 Giới thiệu chương, giới thiệu bài 3' Mục tiêu - Học sinh biết được nội dung cần nghiên cứu ở chương, tạo hứng thú học tập. Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, máy chiếu. Cách tiến hành HĐ của GV HĐ của HS - Giáo viên giới thiệu nội dung của chương và những kiến thức mà học sinh cần biết và hiểu khi học song chương 2. - Giáo viên giới thiệu bài học: Học sinh theo dõi Hoạt động 2 Nhắc lại các kiến thức về đường tròn 10' Mục tiêu - Biết khái niệm đường tròn, cách kí hiệu đường tròn. - Biết được khi nào một điểm nằm trên, nằm trong, nằm ngoài đường tròn. Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, máy chiếu. Cách tiến hành HĐ của GV HĐ của HS + Yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa đường tròn mà em đã học ở lớp 6. + Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. - Giáo viên nhận xét, sửa sai, thống nhất ý kiến. - Giáo viên nêu ba vị trí tương đối của điểm M và đường tròn (O) ứng với các hệ thức giữa độ dài OM và bán kính của đường tròn trong từng trường hợp. (Các hình vẽ, giáo viên đưa lên bằng máy chiếu) + Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời ?1 + Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời? + Yêu cầu học sinh giải thích? + Yêu cầu học sinh nhận xét bạn trả lời. - Giáo viên nhận xét, sửa sai, thống nhất ý kiến. 1. Nhắc lại về đường tròn - HĐ cá nhân đứng tại chỗ trả lời: Đường tròn là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R. * Định nghĩa (SGK) (O ; R) = {M | OM = R} * Vị trí giữa điểm và đường tròn : - M nằm ngoài đường tròn (O ; R) nếu OM > R. - M nằm trên đường tròn (O ; R) nếu OM = R. - M nằm trong đường tròn (O ; R) nếu OM < R. Học sinh suy nghĩ thực hiện ?1 ?1 Từ giả thiết ta có : OK < R < OH Þ ( Quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác ) Hoạt động 3 Tìm hiểu cách xác định đường tròn 15' Mục tiêu - Biết được điều kiện xác định của một đường tròn. Vẽ được đường tròn. Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, com pa. Cách tiến hành HĐ của GV HĐ của HS - Giáo viên: Giới thiệu một đường tròn được xác định khi biết tâm và bán kính của đường tròn đó. + Yêu cầu học sinh suy nghĩ thực hiện ?2 + Đường tròn (O) đi qua hai điểm A và B thi OA và OB có gì đặc biệt? + Có bao nhiêu đường tròn đi qua hai điểm A và B. + Vậy tâm O sẽ nằm trên đường nào? + Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ. - Giáo viên tổng kết lại. + Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của ?3 + Qua 3 điểm ta có xác định được một tam giác không? + Yêu cầu vẽ giao điểm của ba đường trung trực của tam giác. - Giáo viên giới thiệu giao điểm của ba đường trung trực trong một tam giác là tâm đường tròn đi qua ba điểm đó. - Giáo viên giới thiệu qua ba điểm không thẳng hàng ta luôn xác định được duy nhất một đường tròn. - Giáo viên giới thiệu và giải thích chú ý. 2. Cách xác đinh đường tròn Học sinh theo dõi Học sinh đọc và suy nghĩ ?2 và trả lời được: OA = OB Có vô số đường tròn đi qua A và B O nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. ?2 Học sinh đọc yêu cầu của ?3 ?3 * Tổng quát: (SGK-98) * Chú ý: (SGK-98) Hoạt động 4 Tìm hiểu tâm đối xứng, trục đối xứng 8' Mục tiêu - Biết được tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu Cách tiến hành HĐ của GV HĐ của HS + Yêu cầu học sinh thực hiện ?4 - Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh. + Yêu cầu học sinh nhận xét bạn trả lời. - Giáo viên nhận xét, sửa sai, thống nhất ý kiến. - Giáo viên thông báo kết luận. + Yêu cầu học sinh thực hiện ?5 + Yêu cầu học sinh nhận xét bạn trả lời. + Như vậy có phải hình tròn là hình có trục đối xứng không? Trục đối xứng đó là đường nào? - Giáo viên nhận xét, sửa sai, thống nhất ý kiến. - Giáo viên thông báo kết luận. 3. Tâm đối xứng Học sinh thực hiện ?4 ?4 OA = OA' = R nên A' (O) * Kết luận: (SGK-99) 4. Trục đối xứng Học sinh thực hiện ?5 ?5 - H không trùng O thì OCC' cân => OC =OC' =R. Vậy C' (O) - H trùng O thì OC = OC' = R Nên C' (O). * Kết luận (SGK-99) Hoạt động 5 Củng cố - Luyện tập 7' Mục tiêu - Hệ thống lại kiến thức toàn bài. Đồ dùng dạy học: Cách tiến hành HĐ của GV HĐ của HS + Yêu cầu học sinh nhắc khái niệm đường tròn? + Nêu các cách xác định đường tròn? Đường tròn có tâm và trục đối xứng không? + Yêu cầu học sinh nhận xét bạn trả lời. - Giáo viên nhận xét, sửa sai, thống nhất ý kiến. Học sinh trả lời Học sinh nhận xét V. Tổng kết hướng dẫn học ở nhà 2' + Yêu cầu học sinh về nhà học bài, xem lại các bài tập đã chữa, làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8 (SGK) 1, 2,4 (SBT) - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài 1: Ta cần nhớ lại tính chất của hình chữ nhật (Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điêm của mỗi đờng) * Phụ lục:

File đính kèm:

  • docTIẾT 18.doc