Xuất hiện những sai lầm chết người” trong sách giáo khoa Ngữ văn 10

Các kiến thức của học phổ thông đều do những “quan chức” tài giỏi của Bộ GD – ĐT biên soạn ra. Chính vì thế mức độ chính xác của chương trình học này là rất quan trọng. Biểu hiện qua từng cuốn SGK.

Thế nhưng vẫn còn có những sai lầm “chết người”, những “viên sạn” khó nuốt từ những cuốn sách giáo khoa ấy. Hôm nay tôi xin lấy điển hình ở SGK Ngữ văn 10 (kể cả sách cơ bản và nâng cao).

Bộ GD – ĐT đã làm trò cười cho thiên hạ khi nội dung của chương trình thay vì phải thống nhất với nhau thì ở đây lại trổi ngược nhau. Điều đáng cười là đều do một tổ chức biên soạn mà lại có sự “ .”.

Có câu chuyện vui mà khi ngẫm lại đau lòng đến chảy nước mắt. Một số nội dung về lịch sử trong cuốn SGK Ngữ văn 10 lại hoàn toàn nhầm lẫn và không trùng khớp với SGK Lịch sử do chính cơ quan này phát hành.

Người ta vẫn thường nói không thể nào bẻ gảy được sự thật lịch sử nhưng phải chăng quan niệm ấy đã “lỗi thời”.

 

docx4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xuất hiện những sai lầm chết người” trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XUẤT HIỆN NHỮNG SAI LẦM “CHẾT NGƯỜI” TRONG SGK NGỮ VĂN 10 Các kiến thức của học phổ thông đều do những “quan chức” tài giỏi của Bộ GD – ĐT biên soạn ra. Chính vì thế mức độ chính xác của chương trình học này là rất quan trọng. Biểu hiện qua từng cuốn SGK. Thế nhưng vẫn còn có những sai lầm “chết người”, những “viên sạn” khó nuốt từ những cuốn sách giáo khoa ấy. Hôm nay tôi xin lấy điển hình ở SGK Ngữ văn 10 (kể cả sách cơ bản và nâng cao). Bộ GD – ĐT đã làm trò cười cho thiên hạ khi nội dung của chương trình thay vì phải thống nhất với nhau thì ở đây lại trổi ngược nhau. Điều đáng cười là đều do một tổ chức biên soạn mà lại có sự “.”. Có câu chuyện vui mà khi ngẫm lại đau lòng đến chảy nước mắt. Một số nội dung về lịch sử trong cuốn SGK Ngữ văn 10 lại hoàn toàn nhầm lẫn và không trùng khớp với SGK Lịch sử do chính cơ quan này phát hành. Người ta vẫn thường nói không thể nào bẻ gảy được sự thật lịch sử nhưng phải chăng quan niệm ấy đã “lỗi thời”. Câu chuyện về anh chàng Ngữ văn sai hay Cô nàng Lịch sử nhầm lẫn ta hãy cùng tìm hiểu Sự nhầm lẫn đáng chê trách trong SGK Ngữ văn 10 tôi xin được trình bày ngắn gọn như sau: Sai từ bước đi đầu tiên Khi giới thiệu về các bộ phận hợp thành nền văn học dân tộc Việt Nam. Trong SGK Ngữ văn 10 tập 1 (cơ bản) trang 5 viết: “Văn học Việt Nam bao gồm hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết”. Ngữ văn 10 (nâng cao) phát triển ý trên thành một nhận định sai: “nền văn học nước ta gồm hai bộ phận phát triển song song và luôn luôn có ảnh hưởng qua lại sâu sắc” (Trang 6). Nếu theo như SGK và các bài giảng mà thầy cô dạy thì ai cũng biết Văn học dân gian ra đời từ rất xa xưa còn Văn học viết mãi đến thế kỉ thứ X mới ra đời. Như vậy giữa một cái “rất xa xưa” và một cái ở Thế kỉ thứ X có ai tính được khoảng cách xa xôi ấy không. Mà đã có khoảng cách đến như thế thì làm sao có thể phát triển song song và luôn có ảnh hưởng qua lại sâu sắc như các ngài biên soạn sách nói. Cũng xin nói thêm, nhận định trên cũng đúng nhưng chỉ đúng vào thời điểm hiện tại còn trước đó thì đảm bảo trật 100%. Thật buồn cười, cái trước cái sao mà bảo là song song. Vẫn là câu chuyện song song Ông bà ta vẫn thường nói “không biết thì dựa cột mà nghe” nhưng lại có những người đã không biết mà không hề biết lắng nghe. Bây giờ mời các bạn hãy làm một phép toán như thế này. 1 thế kỉ = 100 năm 3 thế kỉ = ? năm Tất nhiên đáp số sẽ là 300 năm. Các bạn hãy đọc nhận định sau trích từ SGK Ngữ văn 10 nâng cao trang 6 : “.. , văn học viết chủ yếu gồm hai thành phần tồn tại song song (): thành phần viết bằng chữ Hán và thành phần viết bằng chữ Nôm”. Bạn nào cũng biết, văn học chữ Hán và cũng là nền văn học viết của nước ta hình thành thừ thế kỉ X còn văn học chữ Nôm chắc chắn phải ra đời sau văn học chữ Hán (chữ Nôm vay mượn chữ Hán) và xuất hiện khoảng thế kỉ thứ XIII. Khoảng cách từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII lên tới 300 năm. Vậy mà các ngài vẫn cho là hai thành phần văn học này tồn tại song song Không biết đây là sự sai sót hay do các ngài không chăm lo rèn luyện kiến thức toán học của mình. Nguồn gốc của chữ Nôm Theo Ngữ văn 10 nâng cao, định nghĩa về nguồn gốc chữ Nôm được viết như sau: “một loại chữ ghi âm tiếng Việt, cấu tạo bằng chất liệu chữ Hán” trở nên khó hiểu. Thế nào là chất liệu chữ Hán? Sao không giải thích giản dị hơn: “chữ Nôm là chữ ghi âm tiếng Việt, do người Việt dựa vào chữ Hán mà sáng tạo ra”. Nếu một ngày nào đó có bạn nào giải thích rõ ràng cụm từ “chất liệu chữ Hán” thì hãy pm cho mình để mình được hiểu rõ hơn. Các ngài biên soạn sách có lẽ quên rằng đối tượng đọc cuốn sách này phần lớn là học sinh. Vì vậy việc sử dụng từ ngữ quá khó hiểu sẽ khiến cho học sinh “bốc khói” thực sự. Ai sáng tác ra văn học viết “Văn học viết là sáng tác của trí thức”, đó là nhận định của Ngữ văn 10 nâng cao trang 6 . Điều này hình như chỉ đúng với văn học trung đại. Ở thời hiện đại, khi phong trào quần chúng sáng tác, phê bình văn học lên cao, nhận xét trên không thể chấp nhận được... Phải chi các ngài chú thích rõ ràng hơn thì đâu có sự sai lầm đó. Vấn đề thể loại văn học dân gian Vấn đề thể loại văn học dân gian cũng được hai cuốn sách giáo khoa trình bày khác nhau. Cả hai đều chia văn học dân gian thành 12 thể loại. Nhưng có hai thể loại khác nhau về tên gọi (Thể loại thứ 9- Ca dao (Ngữ văn 10); Ca dao, dân ca (Ngữ văn 10 (nâng cao). Thể loại 12- Chèo (Ngữ văn 10); Sân khấu dân gian (Ngữ văn 10 (nâng cao). Đã là tri thức thì cho dù sách nào trình bày thì cũng cần phải có sự thống nhất và chính xác nhất. Thật khó hiểu??? Hàng nghìn năm hay một nghìn năm Lần nay thì các ngài lại tỏ ra thiếu tư duy về toán học. Học sinh lớp 4 đã ghi nhớ “Nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một nghìn năm” (Lịch sử và Địa lí 4, trang 18). Vậy mà trong Ngữ văn 10 (nâng cao), chúng ta gặp những câu ngược lại “Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở thời kì dân tộc chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớn trong việc gìn giữ mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc” (trang 6). “Hàng nghìn năm” là mấy nghìn năm? tính từ khi nào? Chẳng những lịch sử lớp 4 mà cả lịch sử lớp 10 chúng ta đang học thì ai cũng đều công nhận nước ta đã trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Thế mà các ngài lại bảo là dân tộc ta trải qua hàng nghìn năm bắc thuộc. Kiến thức lịch sử đưa vào văn học đã bị bẻ gảy. Các ngài làm vậy chẳng những sai kiến thức mà còn động chạm vào truyền thống và văn hiến của dân tộc Việt Nam anh hùng. Có ai muốn nước mình bị xâm lược lâu như thế, vậy mà các ngài muốn vậy.////?? Vẫn sai kiến thức lịch sử Nếu những ai đã học qua lịch sử và những ai yêu thích lịch sử thì đều biết trong chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng – Lưu Hoằng Thao tử trận . “Chờ lúc thuỷ triều xuống, khi hàng nghìn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn, không lùi được. Quân ta tiếp tục truy kích. Quân Nam Hán chết quá nửa. Hoằng Thao tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại”. trích trong Lịch sử và Địa lý lớp 4 Còn trong Ngữ văn 10 nâng cao thì viết rằng: “quân dân ta đã hai lần chiến thắng quân xâm lược phương Bắc Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, bắt sống Lưu Hoằng Thao (có tài liệu ghi là Lưu Hoàng Tháo) – con trai vua Nam Hán”. Sự thật lịch sử đã rõ ràng như thế, Hoằng Thao đã tử trận nhưng lại được các ngài soạn sách sắp đặt cho Ngô Quyền bắt sống ông ta. Lại một lần nữa sự thật lịch sử bị bẻ gảy. Thật khó mà thông cảm ?? TÓM LẠI: Ở tren đều là những phát hiện mới nhất về sai lầm của SGK Ngữ văn 10 với những nhận xét thẳng thắn nhất nhằm góp phần giúp chúng ta hiểu đúng hơn về những sự cố không đáng có ấy. Ngữ văn là một môn học thường không dành được nhiều tình cảm của các bạn học sinh. Ở nơi đâu và ở bất kì thời điểm nào thì người ta cũng nhận ra rằng văn học đang bị lãng quên. Số học sinh theo học môn học mà họ cho rằng “không có cơm ăn” này rất ít. 13 học sinh 10a7v của THPT Chuyên NTMK là một ví dụ điển hình. Chính những sai lầm trong SGK ấy đã vô tình làm cho sợi dây giữa văn và học sinh càng xa hơn. Mong sao thời gian tới những người BS sẽ nhận ra và kịp thời chỉnh sửa Võ Nhật Giang E-mail: t_clucdangyeu@yahoo.com.vn Trang liên hệ :

File đính kèm:

  • docxbao cao bai luan van.docx