*/ Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh:
1.Bài tập: Nêu những nét khác nhau giữa văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” từ đó nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
HD: GV đã yêu cầu HS đọc lại văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” và trong quá trình tìm hiểu bài mới cũng đã so sánh nhằm khắc sâu bài giảng vì vậy HS có thể đối chiếu 2 văn bản này trên phương diện nghệ thuật và nội dung.
- Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” chỉ trình bày những biểu hiện về lối sống giản dị của Bác.
- Văn bản: “ Phong cách Hồ Chí Minh” nêu cả quá trình hình thành phong cách sống của Bác trên nhiều phương diện.và những biểu hiện của phong cách đó-> nét hiện đại và truyền thống trong phong cách của Bác; lối sống giản dị mà thanh cao; tâm hồn trong sáng và cao thượng.=> mang nét đẹp của thời đại và của dân tộc VN.
*/ Các phương châm hội thoại:
Bài tập 1:
- Câu a thừa cụm từ “ nuôi ở nhà”.
- Câu b thừ cụm từ “ có hai cánh”.
Bài tập 2: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chõ trống:
a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách mách có chứng.
b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu một điều gì đó là nói dối.
c. Nói một cach hú hoạ, không có căn cứ là nói mò.
d. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đua, nói khoác lác cho vui là nói trạng.
=> các từ ngữ này đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hội thoại về chất.
22 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Vở giải bài tập Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vở giải bài tập Ngữ văn 9
Bài 1.
*/ Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh:
1.Bài tập: Nêu những nét khác nhau giữa văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” và văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” từ đó nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
HD: GV đã yêu cầu HS đọc lại văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” và trong quá trình tìm hiểu bài mới cũng đã so sánh nhằm khắc sâu bài giảng vì vậy HS có thể đối chiếu 2 văn bản này trên phương diện nghệ thuật và nội dung.
- Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” chỉ trình bày những biểu hiện về lối sống giản dị của Bác.
- Văn bản: “ Phong cách Hồ Chí Minh” nêu cả quá trình hình thành phong cách sống của Bác trên nhiều phương diện.và những biểu hiện của phong cách đó-> nét hiện đại và truyền thống trong phong cách của Bác; lối sống giản dị mà thanh cao; tâm hồn trong sáng và cao thượng.=> mang nét đẹp của thời đại và của dân tộc VN.
*/ Các phương châm hội thoại:
Bài tập 1:
- Câu a thừa cụm từ “ nuôi ở nhà”.
- Câu b thừ cụm từ “ có hai cánh”.
Bài tập 2: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chõ trống:
a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách mách có chứng.
b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu một điều gì đó là nói dối.
c. Nói một cach hú hoạ, không có căn cứ là nói mò.
d. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đua, nói khoác lác cho vui là nói trạng.
=> các từ ngữ này đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hội thoại về chất.
Bài tập 3: Câu hỏi “ Rồi có nuôi được không?”, người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng( hỏi một điều thừa)
Bài tập 4: Đôi khi người nói phải dùng cách diễn đạt như:
a. như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,.-> Để bảo đảm tuân thủ phương châm về chất, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b. như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.-> Để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói.
*/ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
Bài tập 1: SGK trang 13,14.
GV yêu cầu HS đọc văn bản “ Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”.
GV yêu cầu HS đọc lại câu hỏi:
GV gợi ý cho các em thảo luận.
HS trình bày:
a. Bài văn có tính chất thuyết minhvì nó cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi.
*Tính chất đó thể hiện ở những chi tiết:
- “ Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng.”
- “ Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn.Một đôi ruồi,.19 triệu con ruồi..”
- “.một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ.không trượt chân.”
* Những phương pháp thuyết minh đã được sử dụng: giải thích, nêu số liệu, so sánh.
b.Bài thuyết minh này có một số nét đặc biệt:
- Về hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà.
- Về cấu trúc: giống như biên bản một cuộc tranh luận về mặt pháp lí.
- Về nội dung: giống như một câu chuyện kể về loài ruồi.
c.Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:
- Kể chuyện, miêu tả, ẩn dụ.
-> Các biện pháp nghệ thuật trên đã làm cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn, hứng thú.
*/ Luyện tập:
1. Tìm hiểu đề: Tìm hiểu yêu cầu chung của các đề bài trên.
*Luyện tập làm văn một đề cụ thể.
Đề bài: Thuyết minh chiếc nón.
H: Thể loại?
H: Đối tượng thuyết minh?
HS:- Thể loại thuyết minh một đồ vật
- Đối tượng: chiếc nón.
H: Yêu cầu về nội dung?
HS: Nêu công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của cái nón.
H: Về hình thức?
HS: Dùng các phương pháp thích hợp để làm nổi bật các nội dung trên.
- Dùng biện pháp nghệ thuật phù hợp làm cho bài văn sinh động.
2. Lập dàn ý:
H: Nêu dàn bài chung của bài văn thuyết minh về dồ dùng.
HS tự trình bày.
H: Phần mở bài cần nêu những ý nào?
H: Phần thân bài phải trình bày mấy ý? Trình tự các ý sắp xếp như thế nào?
H: Nội dung phần kết bài?
HS các nhóm thảo luận và mỗi nhóm trình bày một phần.
GV tổng hợp các ý kiến và đưa dàn bài hoàn chỉnh.
Dàn bài.
*Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón.
* Thân bài:
Lịch sử chiếc nón.
Cấu tạo của chiếc nón.
Qui trình làm ra chiếc nón.
Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón.
*Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón đối với đời sống hiện tại và tương lai.
3. Dựng đoạn văn mở bài:
HD:
C1: Nêu công dụng của chiếc nón đối với con người Việt Nam.
C2: Nêu giá trị văn hoá của chiếc nón Việt Nam.
Bài 2:
*/ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Luyện tập :
Bài tập trên lớp: Phát biểu cảm nghĩ của em khi học văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của nhà văn G- Mác-két.
HD:
- Phân tích tác dụng của cách dùng phương thức nghị luận của văn bản nhật dụng, cách đưa số liệu và lập luận vững vàng của tác giả.
- Nêu được nội dung chính của bài viết và trình bày cảm xúc suy nghĩ của mình về ý nghĩa của văn bản; thái độ tình cảm của tác giả và suy nghĩ về vai trò của mỗi cá nhân trong cộng đồng góp phần chống chiến tranh và vì hoà bình thế giới.
*/ Các phương châm hội thoại ( tiếp theo)
Bài tập 1: Phân tích các câu tục ngữ ca dao Việt Nam:
Chữa:
* Qua các câu tục ngữ , ca dao trên, cha ông khuyên chúng ta :
- Suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp.
- Có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
* Một số câu tục ngữ, ca dao có ý nghĩa tương tự:
- Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói.
- Một lời nói quan tiền thúng thóc.
- Một lời nói dùi đục cẳng tay.
- Một điều nhịn là chín điều lành.
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
- Người xinh tiếng nói cũng xinh
Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.
Bài tập 2: Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự là nói giảm nói tránh.
VD:
- Chị cũng có duyên!
- Em không đến nỗi đen lắm !
- Ông không được khoẻ lắm.
- Cháu học cũng tạm được đấy chứ.
Bài tập 3: chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống:
..nói mát.
..nói hớt.
..nói móc.
..nói leo.
..nói ra đầu ra đũa.
Bài tập 4:
Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi
-> Phương châm quan hệ
Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về những điều mình sắp nói.-> Phương châm lịch sự.
Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng phương châm lịch sự.
* Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
Luyện tập:
Bài tập 1: Bổ sung các yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:
- Thân cây chuối có hình dáng thẳng, tròn như một cái cột trụ mọng nước gợi ra cảm giác mát mẻ dễ chịu.
- Lá chuối tươi xanh rờn uốn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng.
- Lá chuối khô lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa thoang thoảng mùi thơm dân dã cứ ám ảnh tâm trí những kẻ tha hương.
- Quả chuối chín vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào quyến rũ.
- Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống như một cái búp lửa của thiên nhiên kì diệu.
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.
Bài tập 2: Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn.
- Tách là .nó có tai.
- Chén của ta không có tai.
- Khi mời ai.mà uống rất nóng.
Bài tập 3: Đọc văn bản “ Trò chơi ngày xuân” và chỉ ra yếu tố miêu tả trong văn bản.
- Qua sông Hồng, sông Đuống..làn điệu quan họ mượt mà.
- Lân được trang trí công phu..hoạ tiết đẹp.
- Múa lân rất sôi động.chạy quanh.
- Kéo co thu hút nhiều người.mỗi người.
- Bàn cờ là sân bãi rộng.kí hiệu quân cờ.
- Hai tướng.được che lọng.
- Với khoảng thời gian.không bị cháy, khê.
- Sau hiệu lệnh..đôi bờ sông.
Bài 3:
*/ Tuyên bố thế giới về sự sống còn…
Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
HS phát biểu ý kiến cá nhân. Tập trung vào một số lĩnh vực như Giáo dục, Y tế, Văn hóa …
*/ Các phương châm hội thoại tiếp
Bài tập 1:
- Đối với cậu bé 5 tuổi thì “ Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” là chuyện viển vông, mơ hồ; vì vậy câu trả lưòi của ong bố đã không tuân thủ pjương châm cách thức.
- Đối với HS cấp THCS thì đây là câu trả lời đúng.
Bài tập 2:
- Thái độ của chân , tay, tai, mắt không tuân thủ phương châm lịch sự.
- Việc không tuân thủ ấy là vo lí vì khách đến nhà không chào hỏi chủ mà tỏ thái độ mất lịch sự với chủ nhà.
*/ Xưng hô trong hội thoại
Bài tập 1:
Lời mời trên có sự nhầm lẫn:
- Chúng ta: gồm cả người nói lẫn người nghe.
- Chúng tôi, chúng em: khong bao gồm người nghe.
Bài tập 2:
- Khi một người xưng hô là chúng tôi mà không xưng hô là tôi là để thể hiện tính khách quan và khiêm tốn.
Bài tập 3:
- Chú bé gọi người sinh ra mình bằng mẹ là bình thường.
- Chú bé xưng hô với sứ giả là ta- ông là khác thường- mang màu sắc của truyện truyền thuyết( thánh thần và người phàm trần).
Bài tập 4:
- Vị tướng là người “tôn sư trọng đạo” nên vẫn xưng hô với thầy giáo cũ của mình là thầy và con.
- Người thầy lại tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò nên gọi vị tướng là ngài.
-> Cả hai người đều tôn trọng nhau thể hiện lối đối nhân xử thế thấu tình đạt lí.
Bài tập 5:
- Trước CM- 8 bọn thực dân xưng là quan lớn và gọi dân là bọn khó rách áo ôm; vua xưng là trẫm và gọi quan lại là khanh, gọi nhân dân là bách tính hoặc con dân.-> thể hiện sự ngăn cách và miệt thị dân nghèo.
- Cách xưng hô của Bác Hồ gần gũi, thân mật và thể hiện một sự thay đổi về chất trong mối quan hệ giữa lãnh tụ với nhân dân.
Bài 4
*/ Chuyện người con gái Nam Xương
Bài tập 1: Tóm tắt truyện bằng một đoạn văn có độ dài từ 10-15 câu.
HD: Tìm ý: Ghi lại các ý chính của văn bản sau đó viết thành đoạn văn.
HS trình bày theo nhóm và GV chữa bài tại lớp.
*/ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Bài tập 1( nhận diện lời dẫn)
- Cả trường hợp a và b đều là dẫn trực tiếp.
- Trường hợp a là dẫn lời; b là dẫn ý.
Bài tập 2:
a. Từ câu a có thể tạo ra:
* Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong “ Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc , vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
* Câu có lời dẫn gián tiếp: Trong Báo cáo chính trị., Hồ Chủ tịch nhấn mạnh rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc , vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Phần b:
*Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại ; đồng chí Phạm Văn Đồng viết” “ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”.
*Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách Hồ Chủ tịch., đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ tịch là người giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong. Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được”.
Phần c:
*Dẫn trực tiếp: Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc , ông Đặng Thai Mai khẳng định: “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình”.
* Dẫn gián tiếp: Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc , ông Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
*/ Sự phát triển của từ vựng:
Bài tập 1: Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ chân
Nghĩa gốc: một bộ phận của cơ thể người.
Nghĩa chuyển: một vị trí trong đội tuyển( phương thức hoán dụ.)
Nghĩa chuyển: vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng( phương thức ẩn dụ)
Nghãi chuyển: vị trí tiếp xúc với đất của mây( phương thức ẩn dụ)
Bài tập 2: Nhận xét những cách dùng như: trà a ti sô, trà hà thủ ô, trà sâm , trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua.:
*Giống “ trà” ( từ điển TV) ở nét nghĩa đã chế biến, để pha nước uống.
*Khác: “ trà” ( Từ điển TV) ở nét nghĩa dùng để chữa bệnh.
Bài tập 3: Nghĩa chuyển của từ đồng hồ như sau:
Đồng hồ điện: dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền.
Đồng hồ nước: dùng để đếm số đơn vị nước đã tiêu thụ để tính tiền.
Đồng hồ xăng: dùng để đếm số đơn vị xăng đã tiêu mua để tính tiền.
Bài tập 4:
* Hội chứng:
Hội chứng suy giảm miễn dịch( SIDA)
Hội chứng chiến trang Việt Nam( nỗi ám ảnh, sợ hãi của cựu chiến binh Mĩ sau khi tham chiến ở VN).
Hội chứng “ phong bì” ( một biến tướng của nạn hối lộ)
Hội chứng “ kính thưa” ( hình thức dài dòng, rườm rà, vô nghĩa khi giao tiếp)
Hội chứng “bằng rởm” ( một hiện tượng tiêu cực mua bắn bằng cấp)
*Ngân hàng:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam( cơ quan phát hành và lưu trữ giấy bạc cấp quốc gia).
Ngân hàng máu( lượng máu dự trữ để cấp cứu các bệnh nhân)
Ngân hàng đề thi( số lượng đề thi dùng để bốc thăm cho mỗi kì thi cụ thể)
*Sốt:
Cháu sốt cao quá phải đi bệnh viện ngay( một dạng ốm, thân nhiệt không bình thường).
Cơn sốt giá vẫn chưa thuiyên giảm! ( giá cả các mặt hàng tăng liên tục, chưa dùng lại).
Chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ !( hiện tượng khan hiếm hàng hoá).
*Vua:
Vua mỉm cười, nói: “ các khanh hãy bình thân!” ( là người đứng đầu triều đại phong kiến)
Vua chiến trường( loại pháo lớn nhất, nòng dài, cỡ nòng: 175 li)
Vua toán( người học giỏi toán nhất lớp)
*/ Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
GV chữa bài tập 2: Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ ít lâu đã phải đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ đẹp người đẹp nết tên gọi Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ chàng Trương vì thương nhớ con nên ốm nặng rồi qua đời, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc ta, Trương Sinh trở về, nghe lời con dại, TS nghi vợ mình không chung thuỷ. Vũ Nương không tự mình oan cho mình nên trẫm mình xuống sông Hoàng Giang. Sau khi vợ mất, một đêm, TS cùng con ngồi bên ngọn đèn dầu, đứa bé chỉ chiếc bóng gọi cha và cho TS biết đó là cha nó thường đến với mẹ con nó đêm đêm khiến cho TS ân hận vô cùng. Phan Lang là người cùng làng với VN, do cứu thần Rùa nên khi chạy nạn chết đuối đã được Linh Phi đền ơn. Phan Lang gặp lại VN trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang trở về trần gian, VN gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho TS. TS nghe kể, thương nhớ vợ, bèn lập đàn giải oan bên sông. VN trở về ngồi trên kiệu hoa lúc ẩn lúc hiện.
GV yêu cầu HS làm bài tập 3: Rút gọn văn bản tóm tắt “ Chuyện người con gái Nam Xương”.
HS trình bày trước lớp: 2 em
*GV chữa bài tập 3: Xưa có chàng TS, vừa cưới vợ ít lâu đã phải đi lính. Khi trở về nghe lời con dại, nghi là vợ ngoại tình. Vũ Nương bị oan nên gieo mình xuóng sông Hoàng Giang. Mọt hôm, cùng con ngồi bên đèn, thấy con chỉ chiếc bóng gọi cha, TS mới biết vợ bị oan. Phan Lnag gặp VN dưới thuỷ cung khi trở về đem kỉ vật của VN trao lại cho TS cùng lời nhắn. TS lập dàn giải oan cho vợ. Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa thấp thoáng hiện lên giữa dòng sông.
Bài 5
*/ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Bài tập 1: SGK- 63.
GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nội dung của đoạn trích trong SGK trang 63.
*Định hướng:
- Hiện thực xã hội phong kiến:
+ Thái độ của vua, chúa, quan lại.
+ Cuộc sống của nhân dân: đời sống vật chất? đời sống tinh thần?
*GV bổ sung thêm tư liệu:
Yêu cầu HS đọc một đoạn trong “Hoàng Lê nhất thống chí” để thấy được thái độ hống hách hoang dâm của Đặng Lân, của bọn quan lại.và nỗi oán hờn của nhân dân cùng nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Yêu cầu HS đọc một đoạn trong “ Vào Trịnh Phủ” trích “ Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác để thấy cảnh khu vườn nhà chúa, sự thâm nghiêm trong phủ chúa cũng như sự dư thừa về vật chất gây nên căn bệnh khó chữa của thế tử Trịnh Cán.
=> Sự mục nát của chế độ phong kiến; nỗi hờn căm của nhân dân; tư tưởng tiến bộ và tinh thần nhân đạo của các nhà nho đương thời.
*/ Hoàng Lê nhất thống chí
Bài tập : SGK – 72.
Viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công của vua Quang Trung.
*GV chia nhóm: Ba nhóm- mỗi nhóm viết một đoạn văn miêu tả 1 chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn ( chú ý làm nổi bật hình ảnh của vua Quang trung qua việc cầm quân và đánh giặc).
HD: Miêu tả hình ảnh vua Quang trung cầm quân đánh đồn Hạ Hồi hoặc Ngọc Hồi.
- Dùng yếu tố miêu tả, thuyết minh và biểu cảm để tăng sức thuyết phục cho lời văn.
*HS viết và trình bày theo nhóm
*/ Sự phát triển của từ vựng
Bài tập 1:
X + trường: Nông trường, phi trường, thương trường, lâm trường, chiến trường, công trường, nghị trường, thao trường.
X + tập: Học tập, luyện tập, thực tập, kiến tập, tuyển tập, tào tập, trưng tập.
X + học: Văn học., toán học, sử học, khảo cổ học, nhân chủng học, hoá học, vật lí học, sinh vật học, hải dương học, thiên văn học.
Bài tập 2: Tìm 5 từ mới và giải nghĩa.
Bàn tay vàng: bàn tay khéo léo trong việc thực hiện thao tác kĩ thuật hoặc lao động thủ công.
Cầu truyền hình: hình thức truyền hình trực tiếp thông qua hệ thống ca- mê-ra giữa các điểm cách xa nhau về địa lí.
Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các hàng quán nhỏ.
Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở của các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả.
Đường cao tốc: đường xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, dành cho các loại xe cơ giứoi chỵa với tốc độ từ 100km/h trở lên.
Bài tập 3:
Từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
Từ mượn châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, cà phê, ca nô.
Bài tập 4:
a. Cách phát triển của từ vựng:
* Bổ sung nghĩa cho những từ đã có-> tạo từ nhiều nghĩa( từ nghĩa gốc- nghĩa chuyển).
b. Tăng về số lượng từ ngữ:
*Tạo từ mới: ghép từ đơn có nghĩa rộng với từ đơn có nghĩa hẹp tạo ra từ mới có nghĩa tổng hợp hoặc chỉ loại nhỏ.
* Mượn của tiếng nước ngoài:
Mượn tiếng Hán.
Mượn ngôn ngữ châu Âu.
*HS thảo luận.
*GV gợi ý cho HS thảo luận: Xã hội phát triển-> nhận thức của con người cũng không ngừng phát triển-> thông tin càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thông tin của con người-> từ vựng phát triển=>Từ vựng của một ngô ngữ thay đổi mạnh mẽ.
Bài 6
*/ Cảnh ngày xuân
Bài tập 1: Trình bày cảm nhận của em về bức tranh cảnh đẹp mùa xuân qua văn bản “ Cảnh ngày xuân”.
*Hướng dẫn làm bài tập:
Không gian mùa xuân? thời điểm nào của mùa xuân?
Khung cảnh thiên nhiên của mùa xuân đựoc đặc tả qua những hình ảnh thơ nào?
Lễ hội mùa xuân hiện lên trước mắt người đọc ra sao?
Không khí của lễ hội mùa xuân thế nào?
Tâm trạng của người đi trẩy hội mùa xuân?
> cảm xúc của em trước hình ảnh đó?
*/ Thuật ngữ
Bài tập 1:
Lực, Xâm thực, Hiện tượng hoá học, Trường từ vựng, Di chỉ, Thụ phấn, Lưu lượng, Trọng lực, Khí áp, Đơn chất, Thị tộc phụ hệ, Đường trung trực.
Bài tập 2:
- Điểm tựa ( thuật ngữ vật lí): điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
- Điểm tựa ( trong khổ thơ của Tố Hữu); nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ trong thời kì chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ và ác liệt.
Bài tập 3:
Từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ.
Từ hỗn hợp được dùng như mọt từ thông thường.
Đặt câu với từ hỗn hợp:
Lực lượng hỗn hợp của Liên hợp quốc.
Thức ăn gia súc hỗn hợp.
*/ Miêu tả trong văn bản tự sự
Bài tập 1: Các yếu tố tả cảnh, tả người trong hai đoạn trích.
a. Tả người:
Vân xem trang trọng khác với
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt, đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mạn mà
So bề tài sắc laị là phần hơn
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
b. Tả cảnh:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Tà tà bóng ngả về Tây
.
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
-> Các yếu tố trên góp phần làm cho cảnh vật nên thơ, con người tươi tắn, đẹp đẽ=> gợi cảm đối với người đọc.
Bài tập 2:
GV chia nhóm yêu cầu các em thảo luận và trình bày- nhận xét đánh giá.
Hướng dẫn bài 2:
Chọn nhân vật: chị em Thuý Kiều.
Sự việc: Chị em Thuý Kiều đi chơi trong tiết thanh minh.
Dùng yếu tố miêu tả: tả cảnh ngày xuân, cảnh lễ hội, cảnh chị em ra về.
*Chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản để làm nổi bật nét cảnh và người trong ngày xuân và lễ hội mùa xuân.
Bài 7
*/ Kiều ở lầu Ngưng Bích
*Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc lộ những tưởng cảm xúc và suy nghĩ của mình về 1 vấn đề v...v...đây là biện pháp thường thấy của những tác phảm mang dấu ấn thơ ca trung đại .*Tám câu cuối vừa là cảnh vừa là nỗi buồn của Kiều phủ lên cảnh vật. Nỗi buồn trào dâng, lan tỏa vào thiên nhiên như từng đợt sóng. Điệp ngữ liên hoàn "buồn trông" mở đầu câu thơ 6 chữ tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng à điẹp khúc của tâm trạng, diễn tả nỗi buồn chồng chất trong lòng Kiều. Từ láy "thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm" giàu sức biểu cảm, cho thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo, vừa gợi cảnh vật sinh động, vừa biểu lộ tâm trạng Kiều. Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi nỗi bơ vơ, nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ quê nhà da diết. Cánh hoa trôi man mác là nỗi cô đơn, buồn cho thân phận lênh đênh vô định. Nội cỏ rầu rầu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh gợi nỗi lo lắng trước cuộc sống hiện tại vô vị, tẻ nhạt, tương lai mịt mờ, bế tắc. Tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng khiến Kiều bàng hoàng, lo sợ trước dông bão cuộc đời. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Đoạn thơ thành công với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
*/ Trau dồi vốn từ
Bài tập 1: Chọn cách giải thích đúng:
- Hậu quả: kết quả xấu.
- Đoạt: chiếm được phần thắng.
- Tinh tú: sao trên trời ( nói khái quát)
Bài tập 2: Xác định nghĩa yếu tố Hán Việt.
a. Tuyệt:
- dứt, không còn gì: tuyệt chủng( bị mất hẳn giống nòi), tuyệt giáo( cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự( không có người nối dõi), tuyệt thực( nhịn đói, không chịu ăn để phản đối- một hình thức đấu tranh)
- cực kì , nhất: tuyệt đỉnh( điểm cao nhất, mức cao nhất), tuyệt mật( cần được giữ bí mật), tuyệt tác( tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức không còn có cái hơn), tuyệt trần( nhất trên đời, không có gì sánh bằng).
b. Đồng:
- cùng nhau, giống nhau: đồng âm( có âm giống nhau), đồng bào( những người cùng giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc – quan hệ thân thiết như ruộc thịt), đồng bộ( phối hợp với nhau ăn ý nhịp nhàng), đồng chí( người cùng chí hướng chính trị), đồng dạng( có cùng một dạng như nhau), đồng khởi( cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp), đồng môn( người cùng học một thầy), đồng niên ( cùng một tuổi), đồng sự( cùng làm việc ở một cơ quan- nói về những người ngang hàng)
- trẻ em: đồng ấu( trẻ em khoảng 6,7 tuổi), đồng dao( lời hát dân gian của trẻ em), đồng thoại( truyện viết cho trẻ em).
- (chất) đồng: trống đồng( nhạc gõ thời cổ hình cái trông, đúc nằng đồng trên mặt có chạm những hoạ tiết trang trí).
Bài tập 3:Sửa lỗi dùng từ trong các câu:
a. “Về khuya, đường phố rất im lặng”: dùng sai từ “im lặng”- thay bằng từ “yên tĩnh”, “vắng lặng”.
- “Đường phố ơi! hãy im lặng để hai người.”->là lời bài hát, trong đó đường phố được nhân hoá.
b. Dùng sai từ “thành lập”-> nên thay bằng từ thiết lập
c. Dùng sai từ “cảm xúc”-> xúc động.
Bài tập 4: Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên.
HD: Khẳng định ngôn ngữ của dân tộc ta trong sáng và giàu đẹp. Điều đó thể hiện qua ngôn ngữ của những người nông dân-> muốn giữu gìn sự trong sáng và giàu đẹp của ngô ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.
Bài tập 5: Để làm tăng vốn từ, cần:
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hàng ngày của những người xung quanh và các phương tiện thông tin.
- Đọc sách báo, các tác phẩm văn học nổi tiếng.
- Ghi chép lại những từ mới đã nghe.
- Tra từ điển hiểu nghĩa của từ khó
- Sử dụng từ mới trong giao tiếp trong hoàn cảnh thích hợp.
Bài tập 6: Chọn từ ngữ thích hợp .
điểm yếu.
mục đích cuối cùng
đề đạt
láu táu
hoảng loạn
Bài tập 7: Phân biệt nghĩa của các từ ngữ:
Nhuận bút là “tiền trả cho người viết một tác phẩm”; còn thù lao là trả công để bù đắp vào công lao động đã bỏ ra” ( động từ) hoặc “ khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra” ( danh từ). Như vậy, nghĩa của thù lao rộng hơn nghĩa của từ nhuận bút rất nhiều.
Tay trắng là “ không có chút vốn liếng, của cải gì”, còn trắng tay là “ bị mất hết tất cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì”
Kiểm điểm là “ xem xét đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có thẻ có được một nhận định chung”, còn kiểm kê là “ kiểm lại từng cái, tùng món để xác đinh số lượng và chất lượng của chúng”.
Lược khảo là nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết, còn lược thuật là “kể, trình bày tóm tắt”
Bài 8
*/ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Sắc thái lời thoại của mỗi nhân vật:
Đoạn đầu: lời Vân Tiên đầy phẫn nộ, tướng cướp kiêu căng, đoạn sau: cuộc đối thoại giữa Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga thì lời lẽ mềm mỏng,
File đính kèm:
- Vở giải bài tập Ngữ văn 9.doc