1. Đối tượng người học
Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hướng đến đối tượng người học biết tiếng Việt, tuổi từ 15 trở lên - đó là những người đã qua tuổi học tiểu học, vì điều kiện riêng chưa có cơ hội đến trường để học chữ hoặc phải bỏ học giữa chừng và trở thành người chưa biết chữ.
Chương trình được thực hiện trong 5 lớp. Lớp 1 đến lớp 3 là giai đoạn xoá mù chữ, lớp 4 đến lớp 5 là giai đoạn giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
Người học theo chương trình và sách Tiếng Việt lớp 3 là những người đã học xong sách Tiếng Việt lớp 1 và lớp 2 của Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
65 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Về dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 theo chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tài liệu tập huấn giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố
Về dạy học môn Tiếng Việt lớp 3
theo chương trình xóa mù chữ
và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
Người biên soạn : Trần Thị Hiền Lương
Nguyễn Thị Hương Lan
Hà Nội – 2009
Phần I
Những vấn đề chung về dạy học môn Tiếng Việt lớp 3
1. Đối tượng người học
Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hướng đến đối tượng người học biết tiếng Việt, tuổi từ 15 trở lên - đó là những người đã qua tuổi học tiểu học, vì điều kiện riêng chưa có cơ hội đến trường để học chữ hoặc phải bỏ học giữa chừng và trở thành người chưa biết chữ.
Chương trình được thực hiện trong 5 lớp. Lớp 1 đến lớp 3 là giai đoạn xoá mù chữ, lớp 4 đến lớp 5 là giai đoạn giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
Người học theo chương trình và sách Tiếng Việt lớp 3 là những người đã học xong sách Tiếng Việt lớp 1 và lớp 2 của Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
2. Mục tiêu giáo dục
Chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, cần thiết giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện để học viên có thể tiếp tục học Trung học cơ sở.
3. Mục tiêu môn Tiếng Việt
Học xong môn Tiếng Việt lớp 3 trong chương trình Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, học viên cần :
- Hình thành và phát triển được các kiến thức cơ sở có tính chất hệ thống về ngôn ngữ Việt Nam và việc sử dụng nó trong đời sống hằng ngày, trong một số lĩnh vực giao tiếp nhất định.
- Có được kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập, tiếp nhận kiến thức của các môn học khác, các kiến thức hành dụng thích hợp và trong giao tiếp xã hội.
Biết phương pháp học tập, phương pháp tư duy, phương hướng vận dụng các kiến thức thu nhận được làm cơ sở cho việc học tập suốt đời.
- Có tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4. Nội dung học tập môn Tiếng Việt lớp 3
Chương trình môn Tiếng Việt ở các lớp 1, 2, 3 (giai đoạn xoá mù chữ) tập trung vào việc hình thành các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Cụ thể là, học xong chương trình, học viên đọc thông, viết thạo, hiểu nghĩa của từ, câu, văn bản ngắn cho trong sách và những tư liệu thường gặp trong đời sống hằng ngày ; bước đầu nghe được câu, nghe được bài ngắn ; viết được câu ngắn, bài ngắn ; trình bày mạch lạc bài nói ngắn thông dụng. Thông qua đó, học viên được rèn luyện văn hoá giao tiếp tiếng Việt.
Nội dung học tập môn Tiếng Việt lớp 3 củng cố và tiếp nối các kiến thức và kĩ năng đã được học ở lớp 1, lớp 2, bao gồm :
4.1. Kiến thức (không có bài học riêng, học thông qua các bài thực hành kĩ năng)
a) Tiếng Việt
-Ngữ âm và chữ viết
+ Cách viết tên riêng nước ngoài.
- Từ vựng
+ Từ ngữ và nghĩa của từ ngữ về gia đình, sức khoẻ, kinh tế và thu nhập, môi trường, ý thức công dân.
+ Một số từ có yếu tố Hán Việt thông dụng, thành ngữ, tục ngữ thường gặp.
- Ngữ pháp
+ Dấu câu: dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
+ Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
+ Câu ghép.
- Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
+ Một số văn bản hành chính thường gặp (nhận biết)
+ Giản yếu về phép so sánh, phép nhân hoá.
b) Tập làm văn
- Giản yếu về bố cục của văn bản.
- Tập tạo đoạn văn.
- Một số kiểu văn bản thường gặp: truyện kể, thư, văn bản hành chính (đơn, báo cáo, thông báo …)
c) Văn học
- Một số đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn về lao động sản xuất, văn hoá xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
- Nhân vật trong truyện.
- Vần trong thơ lục bát.
2. Kĩ năng
a) Đọc
- Đọc trơn câu, đoạn, bài ngắn (văn bản hành chính, báo chí, phổ biến khoa học, nghệ thuật).
- Đọc thầm.
- Đọc hiểu:
+ Nghĩa của từ ngữ, câu trong ngữ cảnh (trong đoạn, trong bài, trong tình huống nói).
+ ý chính của đoạn, bài ngắn.
+ Một số sơ đồ, biểu bảng thường gặp, mục lục sách.
+ Nêu một vài nhận xét về nội dung bài đọc.
- Thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao có trong bài đọc.
b) Viết
- Viết chính tả bài, đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nhìn-viết, nghe-viết, nhớ-viết.
- Viết chính tả bài có lời thoại (có kiểu câu tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán).
- Ghi chép ý cần nhớ trong bài đọc.
- Viết một số câu, đoạn văn theo chủ đề cho sẵn.
- Viết tin nhắn, trình bày phong thư.
- Điền vào tờ khai đơn giản, in sẵn; viết đơn, viết báo cáo theo mẫu.
- Dấu câu: dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
- Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài.
c) Nghe
- Nghe trong hội thoại: Nghe hiểu lời thoại (lời trình bày, lời hỏi, lời cầu khiến, lời bộc lộ cảm xúc) trong văn bản có chứa các lời thoại đó.
- Nghe hiểu các ý chính của văn bản thiết thực: văn bản quảng cáo, thông báo tin tức, văn bản phổ biến khoa học, v.v; nghe hiểu nội dung lời nói, ý kiến thảo luận trong sinh hoạt tập thể; nghe và kể lại chuyện.
- Nghe - viết đoạn văn, đoạn thơ, bài văn ngắn.
- Ghi tóm tắt ý khi nghe văn bản ngắn, có nội dung đơn giản.
d) Nói
-Tập nhận xét về nhân vật trong các câu chuyện.
- Nói trong hội thoại: dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt tập thể (chú ý văn hoá ngôn ngữ), như cách nêu câu hỏi, nêu lời yêu cầu, trình bày sự việc, ý kiến…
- Nói thành bài: kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện (ngắn) đã nghe; thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản phổ biến khoa học có nội dung thiết thực.
- Giới thiệu các thành viên hoặc phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt tập thể.
- Trình bày miệng một báo cáo ngắn về các hoạt động của tổ chức, đơn vị…
3. Nội dung kiến thức thường dùng
- Đời sống gia đình.
- Bảo vệ sức khỏe.
- Kinh tế và thu nhập.
- Môi trường.
- ý thức công dân.
5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3
lớp 3
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Diễn giải
1. Kiến thức
a) Tiếng Việt
Ngữ âm và chữ viết
- Nắm vững mẫu chữ cái viết hoa.
- Biết cách viết hoa một số tên riêng nước ngoài thường gặp.
Từ vựng
- Biết thêm khoảng 200-250 từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về lao động sản xuất, văn hóa, xã hội, bảo vệ Tổ quốc, ...
Ngữ pháp
- Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
- Nắm vững mô hình phổ biến của câu tường thuật và đặt câu theo những mô hình này.
- Dùng câu hỏi : Ai? Cái gì? Làm gì? Thế nào? Là gì? để nhận diện từng thành phần câu tường thuật.
- Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm.
Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
- Nhận biết biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài học và lời nói.
b) Tập làm văn
- Bước đầu biết cấu tạo 3 phần của bài văn.
- Nhận biết các phần mở bài, thân bài và kết bài thông qua các bài tập đọc và các câu chuyện được học.
- Bước đầu nhận biết được đoạn văn và ý chính của đoạn văn đã học.
- Biết tìm ý chính của một đoạn văn.
- Bước đầu nhận biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông thường.
- Nhận biết các phần của bức thư, lá đơn, báo cáo đơn giản về công việc.
2. Kĩ năng
a) Đọc
Đọc thông
- Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu.
- Đọc trơn đoạn hoặc bài ngắn thuộc văn bản hành chính, phổ biến khoa học, báo chí và văn bản nghệ thuật có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 70-80 chữ/phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu và nghỉ hơi ở chỗ cần tách ý trong câu.
- Đọc thầm bài để trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của từ ngữ, câu trong ngữ cảnh.
- Biết giải nghĩa từ bằng lời lẽ giản dị.
- Hiểu nội dung của đoạn, bài ngắn.
- Nhắc lại các chi tiết, trả lời câu hỏi về nghĩa của câu, về nội dung của đoạn, bài.
- Trả lời được câu hỏi về nội dung một số sơ đồ, biểu bảng thường gặp.
- Nhận biết ý chính của đoạn.
- Nêu ý chính của đoạn bằng một câu.
ứng dụng kĩ năng đọc
- Thuộc thêm một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao có trong các bài đọc. Thuộc thêm một vài đoạn thơ đã học.
b) Viết
Viết chữ
- Viết đúng và nhanh các kiểu chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ; viết chữ rõ ràng, đều nét, liền mạch và thẳng hàng.
Viết chính tả
- Viết bài chính tả có độ dài khoảng 60-70 chữ trong 15 phút, theo hình thức nghe-viết, nhớ-viết, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ.
- Biết viết tên riêng Việt Nam và một số tên riêng nước ngoài.
- Biết phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài viết.
Viết đoạn văn, văn bản
- Biết viết một số câu (khoảng 3-5 câu) theo chủ đề.
- Viết đoạn văn kể đơn giản theo gợi ý có độ dài khoảng 6-8 câu.
- Viết đoạn thông báo tin tức cá nhân, tin tức gia đình, trình bày phong thư.
- Điền vào tờ khai đơn giản in sẵn; viết đơn, viết báo cáo theo mẫu.
c) Nghe
Nghe - hiểu
- Kể lại được câu chuyện trong cuộc sống mà mình đã được nghe.
Nghe - viết
- Nghe - viết bài chính tả có độ dài 70 chữ (trong đó có tên riêng; âm, vần khó hoặc âm, vần, thanh dễ sai do cách phát âm của địa phương).
- Ghi lại được ý chính của bản tin ngắn đã nghe.
d) Nói
Sử dụng nghi thức lời nói
- Biết dùng từ xưng hô và lời nói phù hợp với tình huống giao tiếp trong gia đình hoặc sinh hoạt tập thể.
Đặt và trả lời câu hỏi
- Biết đặt và trả lời câu hỏi trong giao tiếp, có chú ý đến văn hoá ngôn ngữ.
Thuật việc, kể chuyện
- Biết kể lại một đoạn hoặc câu chuyện đã nghe, đã đọc.
- Biết thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn, hoặc của văn bản phổ biến khoa học có nội dung thiết thực.
Phát biểu, thuyết trình
- Biết phát biểu ý kiến trong cuộc họp.
- Biết giới thiệu các thành viên trong tổ chức, đoàn thể mình tham gia.
6. Sách Tiếng Việt lớp 3
6.1. Quan điểm biên soạn sách
Sách Tiếng Việt 2 được biên soạn theo các quan điểm chính sau : Quan điểm dạy giao tiếp, Quan điểm tích hợp, Quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học viên.
a) Quan điểm dạy giao tiếp
Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện ở nội dung dạy học và phương pháp dạy học sách Tiếng Việt 3.
Về nội dung dạy học, sách Tiếng Việt lớp 3 tập trung vào việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết gắn với những tình huống giao tiếp trong sinh hoạt cộng đồng, được thể hiện trước hết qua hệ thống chủ điểm gắn với những vấn đề thiết thực của cuộc sống, đó là : ý thức công dân, Môi trường, Gia đình, Sức khoẻ, Kinh tế – Thu nhập. Với những chủ điểm như vậy, học viên có cơ hội thực hành giao tiếp : được chia sẻ những kinh nghiệm sống, những hiểu biết, cách đánh giá, nhìn nhận của bản thân về những vấn đề liên quan mật thiết tới chính cuộc sống của mình, của gia đình và cộng đồng.
Về kĩ năng sử dụng tiếng Việt, sách chú trọng tính hành dụng, cụ thể là học viên được thực hành các kĩ năng sau :
Nghe hiểu văn bản quảng cáo, thông báo tin tức, văn bản phổ biến khoa học,… ; nghe hiểu nội dung lời nói, ý kiến thảo luận trong sinh hoạt tập thể,…
Nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt tập thể như : cách nêu câu hỏi, nêu lời yêu cầu, trình bày sự việc, ý kiến… ; thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản phổ biến khoa học có nội dung thiết thực.
Đọc trơn câu, đoạn, bài ngắn thuộc văn bản hành chính, báo chí, phổ biến khoa học,… ; đọc hiểu từ ngữ, câu trong tình huống nói năng ; đọc hiểu một số sơ đồ, biểu bảng thường gặp, mục lục sách,…
Viết tin nhắn, trình bày phong thư, điền vào tờ khai đơn giản , in sắn ; viết đơn, viết báo cáo theo mẫu.
Về phương pháp dạy học, trong sách Tiếng Việt 3, các kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt cần hình thành và phát triển ở người học được thể hiện qua các loại bài học : Luyện đọc (gồm đọc thành tiếng và đọc hiểu), Luyện tập tổng hợp (gồm luyện nghe và nói, luyện dùng từ, đặt câu), Luyện viết (gồm có viết chính tả, viết đoạn văn và một số giấy tờ thông dụng).
Người học được thực hành nghe, nói, đọc, viết, thông qua những bài tập gắn với những tình huống giao tiếp quen thuộc ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Ví dụ :
- Các bài Luyện đọc có nội dung gắn với những vấn đề thiết thực của đời sống, ngoài việc rèn kĩ năng đọc hiểu, các học viên còn có cơ hội liên hệ với thực tiễn, chia sẻ những trải nghiệm của bản thân để hiểu bài sâu hơn và thực hành vận dụng những kiến thức được học vào đời sống.
- Các bài Luyện tập tổng hợp có hai nội dung chủ yếu :
+ Nội dung thứ nhất là mở rộng vốn từ, luyện kĩ năng nói và nghe về những chủ điểm đang học. Luyện nghe nói ở sách lớp 3 chủ yếu là luyện hỏi và đáp, bên cạnh hỏi và đáp, có một số yêu cầu về trao đổi, thảo luận để người học làm quen với việc trình bày ý kiến cá nhân trước đông người.
+ Nội dung thứ hai gồm những chỉ dẫn cho người học một số quy tắc về dùng từ, đặt câu, cách cấu trúc đoạn văn, bài văn theo chuẩn mực giao tiếp văn hóa hoặc nghi thức lời nói. Những quy tắc này không phát biểu thành định nghĩa, khái niệm mà chỉ được cung cấp dưới dạng các bài tập thực hành để người học qua thực hành mà nhận biết theo cách quy nạp.
- Các bài Luyện viết gồm hai nội dung :
+ Nội dung thứ nhất là viết chính tả, rèn cho học viên kĩ năng viết đúng kĩ thuật (viết đúng quy tắc chính tả, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, biết trình bày bài viết).
+ Nội dung thứ hai là tập làm văn, chủ yếu rèn cho học viên kĩ năng nghe và nói, kĩ năng viết đoạn văn, viết một số giấy tờ thông dụng theo mẫu (đơn, thư, thông báo, ...).
Các loại bài học nêu trên đều thể hiện rõ quan điểm dạy giao tiếp, giúp học viên có những hiểu biết và kĩ năng sống cần thiết để vận dụng thành công trong các tình huống giao tiếp thường ngày.
b) Quan điểm tích hợp
SGK Tiếng Việt 3 được biên soạn theo quan điểm tích hợp. Tích hợp là tổng hợp trong một cụm bài, một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Tính tích hợp của sách được thể hiện theo chiều ngang và chiều dọc.
Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức tiếng Việt, kĩ năng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) với các kiến thức về tự nhiên và môi trường, xã hội, lao động sản xuất trong một số nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe, văn học nghệ thuật ... Hướng tích hợp này được sách Tiếng Việt 3 thể hiện qua hệ thống 5 chủ điểm học tập ý thức công dân, Gia đình, Môi trường, Bảo vệ sức khỏe, Kinh tế - thu nhập. Cũng theo hướng tích hợp này, các mạch nội dung như luyện đọc, tìm hiểu tiếng Việt, luyện viết được gắn bó với nhau thông qua việc người học được học đọc, học các quy tắc tiếng Việt, học viết tiếng Việt trên những ngữ liệu có cùng một chủ đề trong mỗi cụm bài.
Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới những kiến thức, kĩ năng đã học trước đó. Cụ thể là kiến thức , kĩ năng chọc ở lớp 3 bao gồm những kiến thức , kĩ năng đã học ở lớp 1 và lớp 2 nhưng ở mức cao hơn, sâu rộng hơn. Ví dụ :
- Về hệ thống chủ đề trong sách giáo khoa, ở lớp 1 người học được học tiếng Việt qua các chủ điểm về Gia đình, Thiên nhiên và Môi trường..., lên lớp 2 và lớp 3, các chủ điểm này vẫn được tiếp tục duy trì nhưng với mỗi lớp có sự phát triển chủ đề sâu và rộng hơn, theo các khía cạnh đa dạng, cập nhật của mỗi chủ đề.
- Về kĩ năng đọc hiểu, ở lớp 1 người học đọc hiểu nghĩa của từ, câu trong văn bản; lớp 2, 3 có thêm yêu cầu đọc hiểu ý chính của đoạn, bài ngắn ; lớp 3 có thêm yêu cầu đọc và nêu nhận xét về nội dung bài đọc. Như vậy, cùng là yêu cầu đọc hiểu nhưng lớp sau yêu cầu đọc hiểu cao hơn lớp trước.
c) Quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của người học
Việc dạy tiếng Việt chỉ có thể đạt kết quả khi người học thấy hứng thú học tập và được thực hành nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt gắn với những tình huống giao tiếp gần gũi, thiết thực và được thực hành thường xuyên, liên tục ở trong và ngoài lớp học. Trong sách Tiếng Việt 3, bằng cách thường xuyên ôn luyện, củng cố các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt theo hệ thống chủ điểm được cân nhắc, lựa chọn, người học sẽ dần dần đọc thông, viết thạo, tích lũy được vốn kiến thức và kĩ năng sống cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
Cách thiết kế, trình bày nội dung các bài học trong sách Tiếng Việt 3 cũng nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của người học. Hệ thống các bài tập, các chỉ dẫn, các yêu cầu hay gợi ý trong mỗi bài học đã đặt người học vào tình huống tự tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh kiến thức, GV đóng vai trò người tổ chức các hoạt động học tập của học viên, giúp học viên có nhiều cơ hội hoạt động tìm ra kiến thức mới, thực hành luyện tập các kĩ năng tiếng Việt theo mục tiêu của bài học, môn học.
Với đối tượng người học đã được xác định, sách Tiếng Việt 3 đặc biết chú trọng tạo cơ hội thực hành kĩ năng đọc và viết cho học viên thông qua những bài tập tình huống rất thiết thực.
Đối với kĩ năng đọc, sách Tiếng Việt 3 đã lựa chọn hệ thống các văn bản liên có nội dung thiết thực và bổ ích đối với học viên. Cụ thể là :
Chủ điểm ý thức công dân có những bài : Quyền và nghĩa vụ công dân, Luật hôn nhân và gia đình, Trách nhiệm của người dân đối với trật tự an toàn giao thông, Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân,...
Chủ điểm Môi trường có những bài : Luật bảo vệ môi trường, Xử lí rác thải sinh hoạt, Bảo vệ nguồn nước sạch, Khai thác, bảo vệ rừng,…
Chủ điểm Gia đình có những bài : Đạo làm con, Tờ khai văn hoá, Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, Cần hát ru con như thế nào ?...
Chủ điểm Sức khoẻ có những bài : Ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh, Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ, Bệnh mắt hột,…
Chủ điểm Kinh tế – Thu nhập có những bài : Phụ nữ vùng cao không chịu đói nghèo, Bảo quản thóc giống, Lợi ích của VAC và dinh dưỡng gia đình, Phòng chống bệnh lở mồm long móng ở gia súc,…
Với hệ thống chủ điểm và các bài học nêu trên, người học có cơ hội phát huy tính tích cực khi thực hiện các yêu cầu liên hệ thực tiễn của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Đối với kĩ năng viết, sách Tiếng Việt 3 tạo nhiều cơ hội cho học viên được thực hành viết những loại văn bản nhật dụng để có thể vận dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ :
- ở tiết Luyện viết bài 15 (trang 68), học viên được thực hành viết đơn với các yêu cầu như sau :
+ Bạn hãy viết đơn xin gia nhập Hội những người làm vườn Việt Nam (VACVINA) theo mẫu đơn sau :
(…)
+ Chị An có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lại đang bị bệnh phải nằm viện, chị có con là Lê Thị Hoà đang học lớp 3 trường Tiểu học Phan Đình Giót. Bạn hãy giúp chị viết lá đơn xin miễn giảm đóng góp xây dựng trường cho con chị.
- ở tiết Luyện viết bài 21 (trang 92), học viên được thực hành viết thông báo như sau :
Bạn hãy viết một trông những thông báo sau :
Thông báo về lịch tiêm phòng cho trẻ em ở thôn.
Thông báo về việc cấm đốt pháo.
Thông báo cho các hộ trong thôn về việc treo cờ và làm vệ sinh đường làng để chào mừng ngày Quốc Khánh.
Để phát huy tính tích cực của người học, sách Tiếng Việt 3 còn chú trọng việc phát huy những trải nghiệm của người học bằng hệ thống bài tập theo hướng mở. Ví dụ :
- Thực hành kể chuyện theo yêu cầu sau :
+ Kể lại câu chuyện mà bạn đã được đọc hoặc được nghe về một tấm gương biết vượt khó khăn hay tật nguyền, sống có ích cho gia đình và xã hội.
(Luyện viết bài 40, trang 168)
+ Kể lại một buổi họp (họp tổ, họp thôn, họp đoàn thanh niên, họp hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,…) mà bạn đã được tham gia.
( Luyện viết bài 44,trang 186)
Với các dạng bài tập nêu trên, trong các giờ học, học viên luôn có cơ hội tham gia vào các hoạt động tích cực như hoạt động giao tiếp, hoạt động phân tích, so sánh, đối chiếu, liên hệ, tổng hợp, suy luận để phát triển tư duy.
Để học viên phát huy tính tích cực trong các hoạt động học tập nêu trên, giáo viên cần tổ chức hiệu quả các hình thức học tập cho học viên như : học cá nhân, học theo nhóm, học theo lớp. Sách Tiếng Viêt 3 có nhiều loại bài tập đưa ra những nhiệm vụ yêu cầu từng cá nhân học viên phải tự học. Ví dụ : phát âm đúng một số từ trong bài đọc, viết đoạn hoặc bài trong các tiết luyện viết; sách cũng có nhiều loại bài tập yêu cầu học viên phải học nhóm. Ví dụ : bài tập yêu cầu học viên phải học theo cặp hoặc theo nhóm như : Việc đóng thuế ở địa phương bạn có mặt nào đã làm tốt hoặc chưa tốt ? Vì sao? (Tiếng Việt 3, trang 22) ; những bài tập mở rộng vốn từ trong tiết Luyện từ và câu,…. Loại bài tập như vậy đòi hỏi người học phải cùng trao đổi nhóm để có câu trả lời đúng và đầy đủ. Những nhiệm vụ đọc đúng cách ngắt hơi ở những câu dài trong bài đọc, luyện vết chính tả dưới dạng tập chép hoặc nghe- viết, chữa bài tập để nhận biết kiến thức tiếng Việt trong các tiết Luyện tập tổng hợp,… là những nhiệm vụ yêu cầu học theo hình thức học chung cả lớp.
6.2. Cấu trúc của sách
a) Phân chia số tiết :
20 cụm bài x 6 tiết =120 tiết
4 bài ôn x 4 tiết = 16 tiết
2 tiết kiểm tra x 2 = 4 tiết
b) Cấu trúc cụm bài
Mỗi đơn vị kiến thức, kỹ năng được thực hiện trong 6 tiết, chia thành 2 bài. Mỗi bài được thực hiện trong 3 tiết bao gồm các nội dung luyện đọc, luyện tập tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt và luyện viết.
ở mỗi bài đều có văn bản dạy đọc và phần Luyện đọc (bao gồm đọc thành tiếng và đọc hiểu). Phần Luyện tập tổng hợp hình thành và phát triển ở người học các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đồng thời cung cấp cho họ những kiến thức về từ, câu, đoạn, bài. Phần Luyện viết có hai loại bài : ở bài thứ nhất, tập trung rèn luyện các kỹ năng tập viết, chính tả ; ở bài thứ hai, tập trung rèn luyện các kỹ năng viết câu, đoạn, bài (tập làm văn).
c) Các chủ điểm nội dung của sách
Các văn bản trong tài liệu được lựa chọn theo 5 chủ điểm : ý thức công dân, Môi trường, Gia đình, Sức khoẻ, Kinh tế – Thu nhập. Mỗi chủ điểm được thực hiện trong 8 bài và các bài ôn tập. 5 chủ điểm này được trình bày theo 2 vòng. Đây là các chủ điểm mang tính hành dụng cao, nhằm cung cấp cho người học là người lớn không chỉ các kiến thức về tiếng Việt mà còn cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm về lao động sản xuất, giữ gìn sức khoẻ, môi trường, ý thức công dân,...
Dưới đây là sự phân bố các bài trong sách Tiếng Việt 3 :
Cụm bài
Chủ điểm
Bài khóa
Đọc
Viết
Luyện tập tổng hợp
1
ý thức công dân
- Bài số 1: Ru con (ca dao)
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết các chi tiết, hình ảnh đẹp.
- Tập chép đoạn.
- Viết hoa tên người
- Mở rộng vốn từ Truyền thống dân tộc.
- Hai bộ phận của câu đơn.
- Bài số 2:
Quyền và nghĩa vụ công dân
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, ý của đoạn, bài.
- Viết câu khen ngợi.
- Luyện viết câu (nêu ý của bài)
- Mở rộng vốn từ: Nghĩa vụ công dân.
- Ôn dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi.
- Bài số 3 : Luật hôn nhân và gia đình
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, đoạn, bài.
- Nhận biết ý của đoạn.
- Chính tả (nghe viết): đoạn văn Luật hôn nhân và gia đình
- Ôn viết hoa địa danh
- Mở rộng vốn từ : Luật pháp.
- Đoạn văn.
Bài số 4: Trách nhiệm của người dân đối với trật tự an toàn giao thông
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, đoạn, bài.
- Nhận biết ý của đoạn.
Luyện viết câu
- MRVT: Giao thông.
- Từ chỉ sự vật
Bài số 5:
Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, đoạn, bài.
- Nhận biết ý của đoạn
- Chính tả (nghe viết): Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân.
- Phân biệt l/n, an/ang
- MRVT: Thuế.
- Từ chỉ sự vật.
- Ôn dấu hỏi
2
Môi trường
Bài số 6: Luật Bảo vệ môi trường
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, đoạn, bài.
- Nhận biết ý của đoạn
Luyện viết đoạn văn
- MRVT: Môi trường
- Đoạn văn
- Bài số 7 : Trước cổng trời (trích
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết các chi tiết, hình ảnh đẹp
Chính tả (nhớ - viết): Trước cổng trời.
- Phân biệt uêch/êch, s/x, ăn/ăng
- MRVT : Thiên nhiên.
- Từ chỉ sự vật
Bài số 8 : Xử lí rác thải sinh hoạt
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
Luyện viết đoạn văn
- MRVT: ý thức công dân.
- Từ chỉ hoạt động.
Bài số 9 :
Bảo vệ nguồn nước sạch
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn.
Chính tả (nghe -viết): Bảo vệ nguồn nước sạch - Phân biệt ac/oac, tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã
- MRVT: Nguồn nước.
- Từ chỉ hoạt động
Bài số 10: Khai thá, bảo vệ rừng
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn.
Viết tin nhắn
- MRVT: Rừng núi.
- Tin nhắn
Bài 11
Ôn tập
3
Gia đình
Bài số 12 : Đạo làm con
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Chính tả (nhớ – viết): Đạo làm con.
- Phân biệt r/d/gi, ân/âng
- MRVT: Tình cảm gia đình.
- Từ chỉ hoạt động
Bài số 13 :
Tờ khai văn húa – Bảng chấm điểm gia đình văn hoá năm 2007
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
Viết tờ khai
- MRVT: Gia đình văn hóa.
- Tờ khai
Bài số 14 : Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý của đoạn, bài.
- Chính tả (nghe - viết): Thực hiện sin
File đính kèm:
- Tai lieu tap huan Tieng Viet lop 3.doc