1. Người học
Người học theo chương trình và sách Tiếng Việt 2 là những người ở độ tuổi đã qua tuổi học tiểu học, chưa đi học bao giờ, hoặc bỏ học dở chừng ở các lớp 1, 2, 3, những người mù chữ trở lại. Với những người này tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ.
2. Mục tiêu giáo dục
Chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, cần thiết giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện để học viên có thể tiếp tục học Trung học cơ sở.
55 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Về dạy học môn tiếng Việt lớp 2 theo chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Vụ Giáo dục thường xuyên
Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam
Tài liệu tập huấn giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố
Về dạy học môn Tiếng Việt lớp 2
theo chương trình xóa mù chữ
và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
Người biên soạn : PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh
Hà Nội – 2009
Phần I : Những vấn đề chung về dạy học
môn Tiếng Việt lớp 2
1. Người học
Người học theo chương trình và sách Tiếng Việt 2 là những người ở độ tuổi đã qua tuổi học tiểu học, chưa đi học bao giờ, hoặc bỏ học dở chừng ở các lớp 1, 2, 3, những người mù chữ trở lại. Với những người này tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ.
2. Mục tiêu giáo dục
Chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, cần thiết giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện để học viên có thể tiếp tục học Trung học cơ sở.
3. Mục tiêu của môn học Tiếng Việt lớp 2
Học xong môn Tiếng Việt lớp 2 trong chương trình Xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, học viên cần đạt được :
1. Có được các kĩ năng cơ bản, bước đầu về đọc, viết, nghe, nói tiếng Việt để học tập, tiếp nhận kiến thức của các môn học khác, để giao tiếp có hiệu quả. Có được một số kiến thức cơ bản, ban đầu về từ và câu tiếng Việt để biết dùng tiếng Việt theo chuẩn mực trong giao tiếp.
2. Có được một số kiến thức hành dụng để dùng trong đời sống. Biết được một số phương pháp học tập, phương pháp tư duy, phương hướng vận dụng các kiến thức thu nhận được làm cơ sở cho việc học tập suốt đời.
3. Có tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4. Nội dung học tập môn Tiếng Việt lớp 2
4.1. Kiến thức (không có bài học riêng, học thông qua các bài thực hành kĩ năng)
a) Tiếng Việt
Ngữ âm và chữ viết
- Bảng chữ cái (tập ứng dụng vào đời sống).
- Quy tắc chính tả : viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên người và địa danh Việt Nam.
Từ vựng
- Từ ngữ về gia đình, sức khoẻ, kinh tế, môi trường, công dân.
- Một số yếu tố Hán Việt thông dụng, thành ngữ và tục ngữ quen thuộc.
Ngữ pháp
- Dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
- Câu tường thuật, câu nghi vấn.
- Câu đơn, hai bộ phận chính của câu.
b) Tập làm văn
- Đoạn văn (nhận biết).
- Một số nghi thức lời nói: chào hỏi và đáp lời chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, đề nghị, yêu cầu.
c) Văn học
- Một số bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản, thiết thực.
- Đoạn văn, khổ thơ.
4.2. Kĩ năng
a) Đọc
- Đọc trơn câu, đoạn, bài ngắn thuộc văn bản hành dụng và văn bản nghệ thuật .
- Đọc thầm.
- Hiểu nghĩa của từ, câu trong đoạn, bài.
- Hiểu ý chính của đoạn, bài ngắn.
- Đọc một số sơ đồ, biểu bảng đơn giản, mục lục sách.
b) Viết
- Luyện viết chữ thường, chữ hoa.
- Viết chính tả đoạn, bài ngắn theo hình thức nhìn-viết, nghe-viết (chú trọng viết một số phụ âm đầu và vần hay bị nhầm lẫn). Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài.
- Viết tên người và địa danh Việt Nam.
- Viết câu tường thuật, câu nghi vấn đơn giản theo gợi ý.
- Điền bản khai lí lịch, giấy mời (in sẵn), viết thời gian biểu.
- Viết tin nhắn, một số loại thiếp thường dùng.
- Dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
c) Nghe
- Nghe trong hội thoại (chú ý thái độ lịch sự, có văn hoá): nghe hiểu các nghi thức lời nói trong đối thoại theo tập quán; nghe hiểu câu có nhiều vế câu.
- Nghe hiểu ý chung của văn bản ngắn có nội dung đơn giản, thiết thực.
d) Nói
- Nói trong hội thoại (chú ý thái độ lịch sự, có văn hoá): đáp các nghi thức lời nói trong đối thoại; nói rành mạch kiểu câu có nhiều vế câu; biết nêu câu hỏi, lời đề nghị, yêu cầu, lời hứa…
- Nói về bản thân, gia đình hoặc tổ chức đoàn thể mình đang tham gia.
- Nói thành bài: kể lại nội dung chính của bài học, câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
4.3. Nội dung kiến thức thường dùng (hành dụng)
- Đời sống gia đình.
- Bảo vệ sức khỏe.
- Kinh tế và thu nhập.
- Môi trường.
- ý thức công dân.
5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 2
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Diễn giải
1. Kiến thức
a) Tiếng Việt
Ngữ âm và chữ viết
- Biết xếp tên người, tên sách theo thứ tự bảng chữ cái.
- Chỉ xét chữ cái đầu tiên của tên người, tên sách; chưa yêu cầu xếp đúng thứ tự chữ cái tiếp theo của tên người, tên sách.
- Biết viết chữ cái viết hoa.
- Biết quy tắc viết hoa chữ đầu câu và tên riêng Việt Nam.
- Viết đúng, không cần phát biểu quy tắc.
Từ vựng
- Biết thêm 150-200 từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất thường gặp; các số đếm tự nhiên hàng 1000; một số thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu.
Ngữ pháp
- Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất.
- Nhận biết câu trong đoạn; nhận biết kiểu câu kể, câu hỏi.
- Nhận biết mô hình câu kể: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
- Nhận biết câu hỏi qua các từ nghi vấn Khi nào? ở đâu? Để làm gì? Như thế nào? v.v.
- Nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy có sẵn trong bài đọc.
- Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy vào đoạn văn đã lược bỏ một hoặc hai loại dấu câu.
- Nhận biết câu đơn, hai bộ phận chính của câu.
b) Tập làm văn
- Nhận biết đoạn văn, ý chính của đoạn văn.
- Biết đặt đầu đề cho đoạn văn.
- Nhận biết cấu tạo của một số văn bản thường gặp (danh sách, tờ khai lí lịch, thông báo, nội quy, bưu thiếp).
- Biết một số nghi thức lời nói (chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, tự giới thiệu v.v.).
2. Kĩ năng
a) Đọc
Đọc thông
- Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu.
- Đọc trơn câu, đoạn hoặc bài ngắn có nội dung hành dụng và một số văn bản nghệ thuật có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 70-80 chữ/phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu và nghỉ hơi ở chỗ cần tách ý trong câu.
- Biết đọc thầm.
Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của từ ngữ (bao gồm cả nghĩa bóng) trong bài đọc.
- Biết giải nghĩa từ một cách dễ hiểu.
- Nhắc lại các chi tiết có trong bài đọc.
- Hiểu nghĩa của câu (bao gồm cả nghĩa hàm ẩn), nội dung của đoạn, bài ngắn.
- Trả lời được câu hỏi về nghĩa của câu, về nội dung của đoạn, bài ngắn.
- Hiểu ý chính của đoạn, bài ngắn.
- Biết đọc một số sơ đồ, biểu bảng đơn giản, mục lục sách.
- Trả lời được câu hỏi về nội dung nêu trong các sơ đồ, biểu bảng đơn giản, mục lục sách.
ứng dụng kĩ năng đọc
- Thuộc thêm một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao và một vài bài thơ.
- Biết nêu một vài nhận xét về nội dung của bài đọc.
- Biết sử dụng sơ đồ, biểu bảng đơn giản, mục lục sách.
b) Viết
Viết chữ
- Biết viết chữ thường, chữ hoa tương đối thành thạo.
Viết chính tả
Viết đúng các chữ mở đầu bằng các phụ âm đầu dễ lẫn.
Phân biệt được s/x, l/n, c/k, g/gh, ng/ngh ....
- Biết viết hoa tên người và địa danh Việt Nam.
- Viết bài chính tả có độ dài khoảng 50 chữ, theo hình thức nghe-viết, nhìn-viết, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ.
Viết đoạn văn, văn bản
- Biết điền bản khai lí lịch, giấy mời in sẵn, thời gian biểu.
- Biết viết tin nhắn, một số loại thiếp thường dùng.
c) Nghe
Nghe- hiểu
- Nghe hiểu đúng các nghi thức lời nói trong đối thoại, nghe hiểu câu có nhiều vế câu.
- Nghe hiểu câu gồm 2 hoặc 3 vế câu không quá phức tạp và quá dài.
- Nghe và trả lời được câu hỏi về những câu chuyện ngắn, có nội dung đơn giản.
Nghe - viết
- Nghe - viết được bài chính tả dài khoảng 50 chữ .
d) Nói
Sử dụng nghi thức lời nói
- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, lời cảm ơn, xin lỗi, lời khen, biết đáp lại những lời nói đó.
- Biết cách xưng hô, nói đúng vai trong hội thoại.
Đặt và trả lời câu hỏi
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: Ai ? Cái gì? Làm gì? Thế nào? ở đâu? Bao giờ? v.v.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về những nội dung đơn giản trong bài học.
Thuật việc, kể chuyện
- Kể rõ ràng, đủ ý một chuyện ngắn có nội dung đơn giản, hoặc việc đã biết trong cuộc sống.
- Biết nói lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, bày tỏ thái độ đối với nhân vật trong câu chuyện.
Phát biểu, thuyết trình
- Biết giới thiệu về bản thân và những người xung quanh.
6. Sách Tiếng Việt lớp 2
A. Quan điểm biên soạn sách
Sách Tiếng Việt 2 được biên soạn theo các quan điểm chính sau : Quan điểm dạy giao tiếp, Quan điểm tích hợp, Quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học viên.
6A.1. Quan điểm giao tiếp
Để thực hiện mục tiêu “giao tiếp có hiệu quả”, “biết dùng tiếng Việt theo chuẩn mực trong giao tiếp” sách Tiếng Việt 2 lấy Dạy học giao tiếp làm định hướng biên soạn. Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học.
Về nội dung, sách coi việc hình thành và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói tiếng Việt làm trọng tâm. Trong quá trình học nói, nghe, đọc, viết, sách đưa người học vào những tình huống giao tiếp thực tế mà họ cần đáp ứng trong đời sống như lập thời gian biểu, làm đơn, khai lí lịch, viết thiệp mời, phát biểu ý kiến trong hội họp ...
Về phương pháp, những nội dung học về kĩ năng, học về kiến thức được dạy bằng nhiều bài tập tình huống gần gũi với những tình huống mà học viên gặp trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ :
- Học về bảng chữ cái tiếng Việt thì có bài tập xếp tên sách theo thứ tự của các chữ cái đầu tên sách, học về viết hoa tên người, tên địa lí thì viết tên người trong lớp, tên sông, tên núi ở địa phương, viết địa chỉ của bản thân ...
- Học đọc thì liên hệ ngay nội dung bài đọc với thực tiễn để hiểu bài sâu hơn và vận dụng nội dung bài vào cuộc sống...
Sách Tiếng Việt 2 thực hiện rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói tiếng Việt thông qua các mạch nội dung : Luyện đọc (gồm đọc thành tiếng và đọc hiểu), Luyện tập tổng hợp (gồm luyện nghe và nói, luyện dùng từ, đặt câu), Luyện viết (gồm có viết chính tả, viết đoạn văn và một số giấy tờ thông dụng).
Mạch Luyện đọc rèn cho người học kĩ năng đọc, kĩ năng nghe và kĩ năng nói. Bên cạnh đó, những bài khóa được biên soạn theo các chủ điểm của sách còn cung cấp cho người học những kiến thức hành dụng thuộc các lĩnh vực đời sống gia đình, chăm sóc sức khỏe, lao động sản xuất, chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường. Những kiến thức này giúp người học mở mang hiểu biết, tăng cường kĩ năng để tự mình cải thiện chất lượng cuộc sống.
Mạch Luyện tập tổng hợp có 2 nội dung chủ yếu. Nội dung thứ nhất luyện kĩ năng nói và nghe về những chủ điểm đang học. Luyện nghe nói ở sách lớp 2 chủ yếu là luyện hỏi và đáp, bên cạnh hỏi và đáp, có một số yêu cầu về trao đổi, thảo luận để người học làm quen vwois việc trình bày ý kiến cá nhân. Nội dung thứ hai gồm những chỉ dẫn cho người học một số quy tắc về dùng từ, đặt câu theo chuẩn mực giao tiếp văn hóa. Những quy tắc này không phát biểu thành định nghĩa, khái niệm mà chỉ được cung cấp dưới dạng các bài tập thực hành để người học qua thực hành mà nhận biết theo cách quy nạp. Mạch Luyện viết chủ yếu rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc. Nội dung Chính tả trong mạch này chủ yếu dạy học viên viết đúng kĩ thuật (viết đúng quy tắc chính tả, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, biết trình bày bài viết). Nội dung Tập làm văn chủ yếu luyện kĩ năng nghe và nói, kĩ năng viết đoạn văn, viết một số giấy tờ thông dụng theo mẫu (đơn, thư, thiệp mời, ...).
6A.2. Quan điểm tích hợp
Tích hợp là tổng hợp trong một cụm bài , một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Có thể thực hiện tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc.
Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức tiwwngs Việt, kĩ năng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) với các kiến thức về tự nhiên và môi trường, xã hội, lao động sản xuất trong một số nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe, văn học nghệ thuật ... Hướng tích hợp này được sách Tiếng Việt 2 thể hiện qua hệ thống 5 chủ điểm học tập ý thức công dân, Gia đình, Môi trường, Bảo vệ sức khỏe, Kinh tế thu nhập. Cũng theo hướng tích hợp này, các mạch nội dung như Luyện đọc, Tìm hiểu tiếng Việt, luyện viết được gắn bó với nhau thông qua việc người học được học đọc, học các quy tắc tiếng Việt, học viết tiếng Việt trên những ngữ liệu có cùng một chủ đề trong mỗi cụm bài.
Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới những kiến thức, kĩ năng đã học trước đó. Cụ thể là kiến thức , kĩ năng chọc ở lớp 2 bao gồm những kiến thức , kĩ năng đã học ở lớp 1 nhưng ở mức cao hơn, sâu rộng hơn kiến thức, kĩ năng ở lớp 1. Ví dụ :
- ở lớp 1 người học được học tiếng Việt qua các chủ điểm về Gia đình, Thiên nhiên và môi trường ... thì các chủ điểm này cũng được tiếp tục ở các bài học môn Tiếng Việt lớp 2 song với những sự phát triển chủ đề sâu và rộng hơn.
- Về kĩ năng, ở lớp 1 người học đã học đọc trơn và bước đầu đọc nhẩm thì ở lướp 2 sách vẫn có yêu cầu đọc trơn với tốc độ nhanh hơn, với yêu cầu về ngữ điệu cao hơn. Sách lớp 2 bắt đầu có yêu cầu về đọc thầm. Sách cũng đưa ra những yêu cầu đọc hiểu cao hơn lớp 1 (tóm tắt một đoạn, nêu ý chính của đoạn ...).
6A.3. Quan điểm tích cực hóa hoạt động của người học
Một nhiệm vụ quan trong trong việc đổi mới chương trình và tài liệu dạy học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ lần này là đổi mới phương pháp dạy học. Sách Tiếng Việt 2 đã trình bày nội dung theo cách mới để tạo điều kiện cho GV và học viên thực hiện quan điểm tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó GV đóng vai trò người tổ chức các hoạt động cho học viên để học viên có cơ hội hoạt động tìm ra kiến thức mới, thực hành luyện tập các kĩ năng tiếng Việt theo mục tiêu của bài học, môn học.
Hoạt động của học viên bao gồm một số loại hoạt động chính sau :
- Hoạt động giao tiếp (hoạt động thể hiện đặc trưng của môn Tiếng Việt). Giao tiếp là các hoạt động đọc và hiểu văn bản; trình bày miệng và viết về những điều mình tiếp nhận được từ văn bản đọc; trao đổi, thảo luận với bạn, với thầy (cô) về những vấn đề đặt ra từ bài đọc, từ cuộc sống thực có liên quan đến chủ điểm đang học; viết được các văn bản là những đoạn văn có chủ đề đang học, viết được những giấy tờ thông dụng cần trong cuộc sống hằng ngày đạt các yêu cầu về chữ viết đúng, trình bày hợp với quy cách chung, đúng quy tắc chính tả, sử dụng từ và câu theo chuẩn mực giao tiếp xã hội…
- Hoạt động phân tích, tổng hợp, suy luận để phát triển tư duy. Đây là những hoạt động có ở nhiều môn học trong đó có môn Tiếng Việt. Học viên muốn nắm được những quy tắc viết chính tả tiếng Việt, quy tắc về dùng từ, đặt câu trong nói và viết đều phải thực hiện các hoạt động này.
Những loại hoạt động trên được thực hiện trong các hình thức học tập như : cá nhân tự học, học theo nhóm, học theo lớp.
Sách Tiếng Viêt 2 có nhiều loại bài tập đưa ra những nhiệm vụ yêu cầu từng cá nhân học viên phải tự học. Ví dụ : phát âm đúng một số từ trong bài đọc, viết lại 2-3 câu văn bạn đã nói ở phần luyện nghe-nói… Sách có nhiều loại bài tập yêu cầu học viên phải học nhóm. Ví dụ : bài tập hỏi –đáp yêu cầu học viên phải học theo từng cặp; bài tập nói về những công việc cần phải làm để cho công việc trong gia đình được thực hiện đầy đủ yêu cầu người học phải cùng trao đổi nhóm để cùng chia sẻ kinh nghiệm với nhau … Những nhiệm vụ đọc đúng cách ngắt hơi ở những câu dài trong bài đọc, luyện vết chính tả dưới dạng tập chép hoặc nghe- viết là những nhiệm vụ yêu cầu học theo hình thức học chung cả lớp.
B. Cấu trúc của sách
6B.1. Thời lượng dạy học theo sách : 140 tiết
6B.2. Cấu trúc của sách
a) Phân chia số tiết :
20 cụm bài x 6 tiết =120 tiết
4 bài ôn x 4 tiết = 16 tiết
2 tiết kiểm tra x 2 = 4 tiết
b) Cấu trúc cụm bài 6 tiết : gồm 2 tiết Tập đọc + 2 tiết Luyện tập tổng hợp + 2 tiết Luyện viết.
- Tiết Luyện đọc : đọc to + tìm hiểu nội dung bài
- Tiết Luyện tập tổng hợp : Luyện nghe và nói + Tìm hiểu kiến thức tiếng Việt (dưới dạng thực hành)
- Tiết Luyện viết : Chính tả (Tập chép + Nghe viết) + Tập làm văn (Trả lời câu hỏi hoặc viết đoạn văn theo gợi ý)
c) Các chủ điểm nội dung của sách:
- Sách gồm có 5 chủ điểm nội dung : Đời sống gia đình, Bảo vệ sức khỏe, Kinh tế và thu nhập, Môi trường, ý thức công dân.
- Mỗi cụm bài thuộc 1 chủ điểm, các chủ điểm cứ kế tiếp nhau theo từng vòng gồm 5 cụm bài.
Dưới đây là sự phân bố các bài trong sách Tiếng Việt 2 :
Cụm bài
Chủ điểm
Bài khóa
Đọc
Viết
Luyện tập tổng hợp
1
ý thức công dân
- Bài số 1 : Đất nước Việt Nam (thơ)
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Tập chép đoạn.
- Bài tập r/gi , về bảng chữ cái
- Mở rộng vốn từ ý thức công dân (đất nước)
- Nói lại trong bài đọc
- Bài số 2 :
Đại gia đình các dân tộc Việt Nam
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Mở rộng vốn từ các dân tộc Việt Nam
- Nhận biết câu kể và dấu chấm.
- Nói lại nội dung bài đọc
2
ý thức công dân
- Bài số 1 : Chiều xuân
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Tập chép đoạn.
- Bài tập về bảng chữ cái
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ quê hương
- Nhận biết câu kể và dấu chấm.
- Bài số 2 : Tình làng nghĩa xóm
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết các chi tiết, hình ảnh đẹp
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ làng xóm
- Nhận biết câu kể và dấu chấm.
3
Môi trường
Bài số 1 : Cơn lũ ngày ấy
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Tập chép đoạn.
- BT chính tả xếp tên sách thứ tự bảng chữ cái và bài tập c/k
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ các hiện tượng tự nhiên có hại
- Nhận biết câu hỏi và dấu chấm hỏi.
Bài số 2 :
Tục ngữ về thời tiết
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ thời tiết
- Nhận biết câu hỏi và dấu chấm hỏi.
4
Môi trường
Bài số 1 :
Gió mùa đông bắc
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Tập chép đoạn.
- BT xếp tên sách the thứ tự bảng chữ cái và các bài tập chính tả c/k
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ các mùa trong năm
- Nhận biết câu hỏi và dấu chấm hỏi.
Bài số 2 :
Trồng cây gây rừng
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết các chi tiết, hình ảnh đẹp
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ về rừng
- Nhận biết câu hỏi và dấu chấm hỏi.
5
Gia đình
Bài số 1 : Gia đình
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Tập chép đoạn.
- BT xếp tên người theo thứ tự chữ cái
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ về các thành viên trong gia đình
- Nhận biết các từ chỉ sự vật (danh từ chỉ người)
Bài số 2 : Cả nhà cùng làm việc
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Nghe-viết đoạn
- Điền vào thời gian biểu
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ công việc trong gia đình
- Nhận biết các từ chỉ sự vật (danh từ chỉ đồ vật)
Ôn tập 1
Bài đọc gia đình
(câu chuyện Hai anh em)
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Tập chép đoạn.
- Viết câu trả lời cho câu hỏi
- Viết thời gian biểu
- Hỏi đáp một số câu trong các chủ điểm đã học
- Từ ngữ thuộc các bài đã học và các chủ điểm đã học
- Câu kể và câu hỏi
6
Sức khỏe
Bài số 1 : Thương em
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Tập chép đoạn.
- BT viết hoa chữ cái đầu câu
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ sức khỏe (các cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh và thầy thuốc)
- Nhận biết các từ chỉ sự vật (danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên và xẫ hội)
Bài số 2 : Bác Hồ rèn luyện thân thể
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ sức khỏe (rèn luyện thân thể)
- Nhận biết từ chỉ hoạt động (động từ chỉ hoạt động)
- Nhận biết hai bộ phận chính của câu
7
Sức khỏe
Bài số 1 :
Bữa ăn nhà chị Vân
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Tập chép đoạn.
- Bài tập viết hoa chữ cái đầu câu
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ sức khỏe (bệnh và cách phòng tránh)
- Nhận biết từ chỉ hoạt động (động từ chỉ trạng thái)
- Nhận biết hai bộ phận chính của câu.
Bài số 2 :
Viêm gan C
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ sức khỏe (các loại bệnh và cách phòng tránh)
- Nhận biết từ chỉ hoạt động (động từ chỉ cảm xúc)
- Đặt câu kể là câu đơn
8
Sức khỏe
Bài số 1 :
Nhà sạch thì mát
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Tập chép đoạn.
- Bài tập viết hoa tên người Việt Nam
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ sức khỏe (thuốc và sử dụng thuốc dân tộc)
- Đặt câu kể là câu đơn
Bài số 2 :
Bệnh viêm phổi
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ sức khỏe (thuốc và sử dụng thuốc)
- Nhận biết từ chỉ hoạt động (động từ chỉ trạng thái)
9
Kinh tế thu nhập
Bài số 1 :
Tục ngữ về kinh nghiệm trồng lúa
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Tập chép đoạn.
- Bài tập viết hoa tên người Việt Nam
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ về các công việc đồng áng, nương rẫy
- Nhận biết cách viết bưu thiếp, giấy mời
Bài số 2 :
Giống lúa mới
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ về giống cây trồng
- Nhận biết cách viết bưu thiếp, giấy mời
10
Kinh tế thu nhập
Bài số 1 :
Anh Liến chăn nuôi giỏi
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Tập chép đoạn.
- Bài tập viết hoa tên người Việt Nam
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ con vật nuôi
- Nhận biết cách viết bản khai lí lịch
Bài số 2 :
Thức ăn cho lợn mẹ, lợn con
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ về thức ăn chăn nuôi
- Nhận biết cách viết bản khai lí lịch
Ôn tập 2
Bài đọc : Cây khế
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, nghĩa của chi tiết, hình ảnh đẹp.
- Nhận biết ý đoạn
- Nhận xét về nhân vật
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ thuộc các chủ điểm đã học
- Ôn câu kể và dấu chấm, câu hỏi và dấu chấm hỏi
11
ý thức công dân
Bài số 1 :
Quyền của phụ nữ
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Nghe-viết đoạn
- Bài tập viết hoa tên địa lí Việt nam (tên xóm, thôn/bản/buôn, xã, huyện, tỉnh)
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ thức công dân (quyền và nghĩa cụ, bổn phận)
- Nhận biết câu có dấu chấm than (câu cầu khiến)
Bài số 2 :
Chị trông em (thơ)
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ thức công dân (quyền và nghĩa vụ của cha mẹ)
- Nhận biết câu có dấu chấm than (câu cầu khiến)
12
Y thức công dân
Bài số 1 :
Quyền trẻ em
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Nghe-viết đoạn
- Bài tập viết hoa tên địa lí Việt Nam (tên phố, phường, thị trấn, thị xã, thành phố, nước)
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ ý thức công dân (quyền và bổn phận của trẻ em)
- Nhận biết câu có dấu chấm than (câu cảm)
Bài số 2 :
Đơn đề nghị
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Nghe-viết đoạn
- Viết câu trả lời cho một số câu hỏi
- Nói lại ý trong bài đọc
- Mở rộng vốn từ ý thức công dân (về các cơ quan quản lí hành chính ở địa phương)
- Nhận biết cách viết đơn
13
Môi trường
Bài số 1 :
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Đọc đúng từ
- Trơn câu, đoạn
- Hiểu nghĩa từ, nghĩa câu
- Nhận biết ý đoạn
- Nghe-viết đoạn
- Nhận biết cách viết nội quy hoặc quy ước
- Mở rộng vốn từ môi trường (môI trường t
File đính kèm:
- Tai lieu tap huan Tieng Viet lop 2.doc