Tuần 3 tiết 10 tiếng việt: Nghĩa của từ

1. Thế nào là từ mượn ? Cho ví dụ.

2. Đọc câu văn sau và tìm các từ mượn, cho biết các từ mượn này của tiếng nước nào ?

“ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt.”

(Trích “ Thánh Gióng” văn 6- tập 1)

 

ppt24 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tuần 3 tiết 10 tiếng việt: Nghĩa của từ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN NGŨ HÀNH SƠN TRƯỜNG THCS HUỲNH BÁ CHÁNH Thao giảng NGỮ VĂN LỚP : 6/2 Giáo viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hằng Kiểm tra bài cũ: 1. Thế nào là từ mượn ? Cho ví dụ. 2. Đọc câu văn sau và tìm các từ mượn, cho biết các từ mượn này của tiếng nước nào ? “… Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt...” (Trích “ Thánh Gióng” văn 6- tập 1) 1. Từ mượn là những từ vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. Mượn ngôn ngữ tiếng Hán : VD: - Phụ nữ - Nhi đồng - Phụ mẫu Mượn ngôn ngữ Ấn – Âu : VD: - In - tơ – nét, gác - đờ - bu, ra- đi- ô. ĐÁP ÁN : 2. Các từ mượn : Tráng sĩ, trượng, oai phong, lẫm liệt. Đây là các từ các từ mượn của tiếng Hán. TUẦN 3: Tiết 10/TV Dưới đây là một số chú thích trong những văn bản các em đã học. - Tập quán : Thói quen của một cộng đồng ( địa phương, dân tộc, … ) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo . - Lẫm liệt : Hùng dũng, oai nghiêm. - Nao núng : Lung lay không vững lòng tin ở mình nữa. TUẦN 3: Tiết 10/TV NGHĨA CỦA TỪ I. Nghĩa của từ là gì ? ? Nghĩa của từ ứng với phần nội dung hay hình thức ? ? Vậy thế nào là nghĩa của từ ?  Nghĩa của từ ứng với phần nội dung giải thích.  Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị. HÌNH THỨC NỘI DUNG Ghi nhớ: - Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị. Bài tập nhanh ? Trong các câu sau, câu nào dùng đúng từ “ ngoan cường”. A. Bọn địch dù chỉ còn đám tàn quân nhưng vẫn rất ngoan cường chống trả lại từng đợt tấn công của bộ đội ta. B. Trên điểm chốt , các đồng chí của chúng ta đã ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của địch. C. Trong lao động, Lan là một người rất ngoan cường, không hề biết sợ khó khăn gian khổ. TUẦN 3: Tiết 10/TV NGHĨA CỦA TỪ I. Nghĩa của từ là gì ? Ghi nhớ 1 (sgk/35) II. Cách giải thích nghĩa của từ : Đọc lại các chú thích sau : - Tập quán : Thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, … ) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo - Lẫm liệt : Hùng dũng, oai nghiêm. - Nao núng : Lung lay không vững lòng tin ở mình nữa. ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Đó là những cách nào ?  Có 2 cách giải thích nghĩa của từ: + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.  Có thể giải thích nghĩa của từ bằng 2 cách chính như sau : - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị; - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. GHI NHỚ : TUẦN 3: Tiết 10/TV NGHĨA CỦA TỪ I. Nghĩa của từ là gì ? Ghi nhớ 1 (sgk/35) II. Cách giải thích nghĩa của từ : Ghi nhớ 2( sgk/35) III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: III. Luyện Tập : Bài Tập 1/ trang 36 : Đọc lại một vài chú thích trong các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào ? TUẦN 3: Tiết 10/TV NGHĨA CỦA TỪ I. Nghĩa của từ là gì ? Ghi nhớ 1 (sgk/35) II. Cách giải thích nghĩa của từ : Ghi nhớ 2( sgk/35) III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: 2. Bài tập 2: Bài tập 2/36: Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành ,học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp : ………………: học và luyện tập để có hiểu biết kỹ năng. ………………: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo. ……………..: tìm tòi, hỏi han để học tập. ……………..: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát). Học hành Học lỏm Học hỏi Học tập TUẦN 3: Tiết 10/TV NGHĨA CỦA TỪ I. Nghĩa của từ là gì ? Ghi nhớ 1 (sgk/35) II. Cách giải thích nghĩa của từ : Ghi nhớ 2( sgk/35) III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: 2. Bài tập 2: 3. Bài tập 4: Bài tập 4/36: Giải thích các từ sau theo những cách đã biết: Giếng : Rung rinh : Hèn nhát : Hố đào thẳng, đứng sâu vào lòng đất để lấy nước. Chuyển động qua lại nhẹ nhàng, liên tiếp. Thiếu can đảm (đến mức khinh bỉ). TUẦN 3: Tiết 10/TV NGHĨA CỦA TỪ I. Nghĩa của từ là gì ? Ghi nhớ 1 (sgk/35) II. Cách giải thích nghĩa của từ : Ghi nhớ 2( sgk/35) III. Luyện tập: Bài tập 1: 2. Bài tập 2: 3. Bài tập 4: 4. Bài tập 5: Bài tập 5/36: Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ “mất” như nhân vật Nụ có đúng không ? Thế thì không mất Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình,nó rón rén hỏi: -Thưa cô cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không, cô nhỉ? -Cô Chiêu cười bảo: -Cái con bé này đến lẩm cẩm. Đã biết ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa ! -Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn: -Thế thì ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia .Con vừa đánh rơi xuống đấy. (Theo Truyện tiếu lâm Việt Nam) Mất : Theo cách giải thích như nhân vật Nụ là không đúng: không biết ở đâu. Mất : Hiểu theo cách thông thường là không được sở hữu, không có không thuộc về mình nữa. Vậy việc giải thích như nhân vật Nụ là sai. Đáp án : Bài tập: Điền các từ: Đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt vào chỗ trống sao cho phù hợp với nội dung: ………..:Trình bày ý kiến nguyện vọng lên cấp trên ………..:Cử ai đó giữ chức vụ cao hơn ………..:Giới thiệu ra để đề cử ………..:Đưa vấn đề để xem xét giải quyết Đề xuất Đề bạt Đề đạt Đề cử Dặn dò: - Học thuộc bài. Làm lại bài tập. Soạn bài: “ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự “ CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ ĐÃ VỀ THĂM VÀ DỰ GIỜ LỚP !

File đính kèm:

  • pptnghia cua tu.ppt