Từ tiết trả bài nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh

Trong hệ thống chương trình giáo dục, môn Ngữ văn có một vị trí, đặt thù riêng vô cùng quan trọng. Văn học là nhân học, học văn học văn góp phần bồi đắp phẩm chất, tư tưởng tình cảm cao đẹp của con người, hướng con người đến cái chân, thiện, mĩ. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho người học. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, thể hiện rõ ở vị trí, đặc trưng riêng của bộ môn trong mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các bộ môn khoa học khác và ngược lại. Trong nhà trường, văn học còn là môn học công cụ góp phần hình thành, nâng cao kĩ năng đọc-viết-cảm thụ một văn bản. Thông qua môn học sẽ hình thành năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp.

 Hằng năm, kết quả chất lượng học tập bộ môn đạt trên 70%, tỉ lệ tốt nghiệp bộ môn văn khối 12 ngày càng được nâng cao, tổ văn chúng tôi gặt hái được những thành công đáng kể trong dạy và học. Song đáng tiếc là số học sinh đạt điểm dưới 5 vẫn còn chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân chủ yếu: giáo viên chưa quan tâm đổi mới cách chấm bài, cách cho điểm và chưa chú trọng đầu tư vào tiết trả bài, chưa thấy tầm quan trọng của tiết trả bài. Muốn học sinh tiến bộ, một trong những việc hết sức cần thiết là giáo viên phải chấm bài kĩ lưỡng, không chỉ đánh giá nội dung kiến thức mà phải đánh giá đúng mức kĩ năng làm bài của học sinh: từ việc nhỏ nhất như chữ viết, viết đúng chính tả, đến cách dùng từ, viết câu, dựng đoạn, viết bài hoàn chỉnh.

 

doc26 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Từ tiết trả bài nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang A. Phần nội dung 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Giới hạn đề tài 5 B. Nội dung và những giải pháp 5 Chương I: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 5 I. Cơ sở pháp lí 5 II. Cơ sở lí luận 5 III. Cơ sở thực tiễn 6 Chương II: Thực trạng của đề tài 7 1. Những thuận lợi và khó khăn 7 1.1. Thuận lợi 7 1.2. Khó khăn 7 Chương III: Nội dung và biện pháp thực hiện 8 1- Chấm bài - trả bài là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn. 8 2- Những lỗi cơ bản học sinh thường mắc phải qua các bài kiểm tra 11 2.1- Lỗi dùng từ sai 12 2.2- Lỗi viết câu không đúng ngữ pháp 14 2.3- Lỗi diễn đạt thiếu chặt chẽ 15 2.4- Các lỗi khác trong diễn đạt và hành văn 16 3- Những yêu cầu về diễn đạt và một số cách diễn đạt hay trong văn nghị luận 16 3.1- Cách dùng từ chính xác độc đáo 17 3.2- Viết câu linh hoạt và viết văn có hình ảnh 18 3.3- Yêu cầu về giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết 19 3.4- Các yêu cầu khác 20 4. Kết quả thực hiện 20 C. Kết luận 22 1-Kết luận 22 2-Một số kiến nghị 23 Phần đánh giá của hội đồng khoa học các cấp 24 Bảng kết quả xếp loại 25 Danh mục tài liệu tham khảo 26 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1-Lí do chọn đề tài: Trong hệ thống chương trình giáo dục, môn Ngữ văn có một vị trí, đặt thù riêng vô cùng quan trọng. Văn học là nhân học, học văn học văn góp phần bồi đắp phẩm chất, tư tưởng tình cảm cao đẹp của con người, hướng con người đến cái chân, thiện, mĩ. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho người học. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, thể hiện rõ ở vị trí, đặc trưng riêng của bộ môn trong mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các bộ môn khoa học khác và ngược lại. Trong nhà trường, văn học còn là môn học công cụ góp phần hình thành, nâng cao kĩ năng đọc-viết-cảm thụ một văn bản. Thông qua môn học sẽ hình thành năng lực thực hành và sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp. Hằng năm, kết quả chất lượng học tập bộ môn đạt trên 70%, tỉ lệ tốt nghiệp bộ môn văn khối 12 ngày càng được nâng cao, tổ văn chúng tôi gặt hái được những thành công đáng kể trong dạy và học. Song đáng tiếc là số học sinh đạt điểm dưới 5 vẫn còn chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Điều này có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân chủ yếu: giáo viên chưa quan tâm đổi mới cách chấm bài, cách cho điểm và chưa chú trọng đầu tư vào tiết trả bài, chưa thấy tầm quan trọng của tiết trả bài. Muốn học sinh tiến bộ, một trong những việc hết sức cần thiết là giáo viên phải chấm bài kĩ lưỡng, không chỉ đánh giá nội dung kiến thức mà phải đánh giá đúng mức kĩ năng làm bài của học sinh: từ việc nhỏ nhất như chữ viết, viết đúng chính tả, đến cách dùng từ, viết câu, dựng đoạn, viết bài hoàn chỉnh... Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng. Kiểm tra, đánh giá nhằm thu được, đánh giá đúng thông tin về trình độ khả năng học tập của học sinh. Mục đích chính là hướng tới điều chỉnh hoạt động dạy và học bộ môn. Cho nên kiểm tra, đánh giá có quan hệ gắn bó hữu cơ, mật thiết với phương pháp dạy học, thúc đẩy tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tập, góp phần đánh giá đúng chất lượng đào tạo. Kiểm tra đánh giá chính xác sẽ thúc đẩy sự phát triển quá trình đổi mới dạy học. Qua đánh giá, kiểm tra, trả bài giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra được nhiều kinh nghiệm cách viết văn, hạn chế những khuyết điểm vi phạm, từ đó phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh góp phần nâng cao chất lượng viết văn. Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X; Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông; Chỉ thị số 30/1998/CT-TTg về điều chỉnh chủ trương phân ban ở phổ thông trung học; Chỉ thị số 40-CTTW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, từ năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện chương và sách giáo khoa mới bậc Trung học phổ thông trên toàn quốc. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của nhà nước, của ngành đã khẳng định mục tiêu công cuộc đổi mới giáo dục nhằm: “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướctiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới”; “khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn”. Đồng thời chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 6/8/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010-2011 với chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó đổi mới phương pháp là khâu quan trọng. Trong phương pháp tổ chức, người học-đối tượng của họat động “dạy”, trở thành trung tâm, là chủ thể của hoạt động “học”, giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo. Phương pháp đổi mới dạy học nhằm tăng cường, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học trong hoạt động học tập của học sinh. ; Với ý nghĩa ấy, việc nâng cao chất lượng bộ môn qua việc đọc cảm thụ, hình thành lối viết văn trở thành nhu cầu cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học. Từ những vấn đề trên, trong phạm vi giới hạn bài viết mang tính chất “trao đổi kinh nghiệm cá nhân”, tôi chỉ đề cập đến vấn đề: “Từ tiết trả bài, nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh” . Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài này. 2- Mục đích nghiên cứu - Nhằm chất lượng học tập bộ môn, hình thành cách viết một bài văn nghị luận trong nhà trường phổ thông, tạo điều kiện để học sinh phát huy năng khiếu cảm thụ và tạo lập tốt một văn bản văn học và xã hội. - Góp phần đẩy mạnh phong trào học tập tốt bộ môn trong nhà trường. Phát triển năng lực trí tuệ, giáo dục tư tưởng tình cảm thẫm mĩ cho học sinh - Định hướng cho việc chọn ngành, chọn nghề, tạo điều kiện tốt để học sinh tiếp tục học chuyên sâu ở ngành học, bậc học cao hơn. 3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: chúng tôi khảo sát đối tượng là những học sinh ở các lớp đã dạy trong những năm học qua (chủ yếu từ năm học 2008-2009 đến năm học 2009-2010 ). Các văn bản, các vấn đề văn học thuộc chương trình lớp10,11,12 sách giáo khoa mới. Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung làm rõ vấn đề thông qua tiết trả bài viết, hình thành cách diễn đạt, viết đúng cách một bài văn cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn 4- Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung đi sâu làm rõ vấn đề: chấm bài và trả bài, những lỗi học sinh thường mắc phải, cách sữa bài, kinh nghiệm viết tốt một bài văn.. Qua việc nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học văn theo phương pháp đổi mới. 5- Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở thực tế công việc giảng dạy, và qua các kỳ thi thường niên, cũng như kết quả thi tốt nghiệp những năm qua, đề tài vận dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh trên số liệu đạt được từ thực tế giảng dạy các lớp của bản thân 6- Giới hạn đề tài Phạm vi bài viết kinh nghiệm của một cá nhân, tôi tập trung các vấn đề cần trao đổi: + Chấm bài - trả bài là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn. + Những lỗi cơ bản học sinh thường gặp qua các bài kiểm tra + Những yêu cầu về diễn đạt và một số cách diễn đạt hay trong văn nghị luận. + Hiệu quả mang lại từ việc đổi mới cách chấm và trả bài + Một số kiến nghị B-NỘI DUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP Chương I Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. I- Cơ sở pháp lí Các văn bản liên quan đến đề tài: - Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 chương trình chuẩn - Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 chương trình nâng cao - Sách giáo viên Ngữ văn 10,11,12 chương trình chuẩn - Sách giáo viên Ngữ văn 10,11,12 chương trình nâng cao - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11,12 trung học phổ thông, môn Ngữ văn – Nhà xuất bản giáo dục. II- Cơ sở lí luận. Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng. Kiểm tra, đánh giá nhằm thu được, đánh giá đúng thông tin về trình độ khả năng học tập của học sinh. Mục đích chính là hướng tới điều chỉnh hoạt động dạy và học bộ môn. Đánh giá đúng thực trạng, Bộ đã chủ trương: để nâng cao chất lượng học tập, góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học bộ môn phải: “ Nâng cao chất lượng thi cử, kiểm tra đánh giá để đảm bảo đây là khâu quan trọng, tác động tích cực, mạnh mẽ trong quá trình dạy và học; phải đồng thời vừa đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì”. Cho nên kiểm tra, đánh giá có quan hệ gắn bó hữu cơ, mật thiết với phương pháp dạy học, thúc đẩy tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tập, góp phần đánh giá đúng chất lượng đào tạo. Kiểm tra đánh giá chính xác sẽ thúc đẩy sự phát triển quá trình đổi mới dạy học. Đối với bộ môn Ngữ văn, tập làm văn là một phân môn có tính thực hành tổng hợp, phát huy tư duy, sáng tạo của học sinh trước một tác phẩm văn học. Bài viết tập làm văn là hình thức kiểm tra phổ biến với môn Ngữ văn, tập viết làm văn giúp học sinh viết được một văn bản hoàn chỉnh theo một yêu cầu đặt ra. Việc chấm bài-trả bài thực tế lâu nay giáo viên vẫn thường xem nhẹ khâu sửa lỗi, hướng giải quyết trước một luận đề, cách trình bày, phương pháp viết văn mà chỉ chú ý đến việc phát hiẹn và nêu khuyết điểm bài làm của học sinh. Thực chất chấm - trả bài là một quy trình thống nhất với phần tập viết văn, nhìn một cách toàn diện, khâu đánh giá bài viết của học sinh cũng là một bước hoàn thiện bài văn của học sinh. Chấm bài - trả bài có hiệu quả sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm viết tốt hơn ở những bài sau. Một tiết trả nghiêm túc, kĩ càng, chu đáo, có phương pháp mang tính thiết thực sẽ tạo ra nhiều hứng thú và niềm tự tin cho học sinh trong các bài viết tiếp theo. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng viết văn, góp phần mang lại hiệu học tốt bộ môn. III- Cơ sở thực tiễn Là một giáo viên với 20 năm tuổi nghề - không còn gọi là trẻ, chúng tôi thấy rằng việc dạy học bộ môn Ngữ văn, ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh, việc ra đề kiểm tra, chấm bài là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.. Với lòng đam mê, cùng việc tìm tòi học hỏi đúc kết kinh nghiệm, sự đồng thuận của tập thể tổ bộ môn, trong các năm qua, bản thân cùng tập thể đã mang lại những kết quá đáng khích lệ trong dạy và học tập bộ môn. Tỉ lệ tốt nghiệp bộ môn ngày càng cao, số lượng học sinh giỏi văn ngày càng nhiều, học sinh đỗ vào các trường đại học càng ngày càng tăng. Để được những kết quả ấy, chúng tôi thấy rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả ấy chính là việc hình thành cho các em một phương pháp học tập, trong đó có phương pháp viết một bài văn. Trên thực tế các em đã rút ra nhiều kinh ngiệm viết văn bổ ích từ các tiết trả bài của giáo viên. Chương II Thực trạng của đề tài nghiên cứu 1.Những thuận lợi và khó khăn. 1.1. Thuận lợi: - Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới đề tài: + Từng là tổ trưởng nhiều năm và giáo viên đứng lớp có nhiều kinh nghiệm, bản thân tham gia chấm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nhiều khóa, cùng việc nghiên cứu giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu suy ngẫm về chuyên môn, về tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là tiết dạy trả bài tập viết làm văn cho học sinh. + Bản thân chịu khó tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đọc tham khảo nhiều tài liệu, các sách nghiên cứu lý luận phê bình văn học, các tài liệu tham khảo về cách viết văn haycác chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp Tiếp cận và tích lũy, sưu tầm nhiều dạng đề thi tốt ngiệp phổ thông trung học, đề thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia, các đề học sinh giỏi ở các tỉnh khác.v.v... có ghi chép, tích lũy, cập nhật thường xuyên. + Bản thân tích cực chịu khó trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường để học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm chấm bài-sửa bài - trả bài rất cần thiết để áp dụng vào quá trình giảng dạy - Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến vấn đề liên quan đến đề tài: + Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường có sự quan tâm, động viên sâu sắc đúng mức đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức đúc rút kinh nghiệm qua các năm thi tốt nghiệp, + Bộ phận chuyên môn nhà trường rất chú trọng vào việc nâng cao chất lượng bộ môn. Đặc biệt có sự đồng thuận của tập thể tổ bộ là điều kiện tốt đem lại kết quả cao trong công giảng dạy bộ môn. 1.2. Khó khăn: - Trường PT cấp II-III Võ Thị Sáu- một ngôi trường mới thành lập (từ năm 2001), bề dày giảng dạy chưa cao, trường đóng trên địa bàn nông thôn còn nghèo, thiếu thốn mọi mặt, môi trường học tập không mấy thuận lợi so với các trường khác (sách vở, tư liệu thiếu thốn không có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng). . - Tinh thần học tập và sự quan tâm của học sinh về môn văn chưa cao. Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của một bộ môn công cụ. Nhiều học sinh viết văn yếu, không biết cách trình bày một văn bản, diễn đạt lan man, chữ viết xấu, thiếu ngôn từ diễn đạt .. - Xu hướng chọn nghề thi vào trường chuyên nghiệp ngành xã hội-nhân văn ngày càng hẹp, nên học sinh yêu thích bộ môn ngày càng ít. Việc đầu tư vào bộ môn Ngữ văn của học sinh còn thiếu. Trên thực tế những năm qua, khi áp dụng những kinh nghiệm từ tiết trả bài có hiệu quả của bản thân vào quá trình giảng dạy, số lượng học sinh giỏi văn các cấp của nhà trường ngày càng tăng, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp ngày càng cao, có em được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi thi cấp quốc gia, số lượng học sinh đỗ vào đại học ngày càng nhiều.. Chương III Nội dung và biện pháp thực hiện 1- Chấm bài - trả bài là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học bộ môn. Trong quá trình dạy học, quy trình chấm và trả bài tập làm văn là một quy trình đầy công phu tỉ mỉ, gắn liền với tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghè nghiệp, tinh yêu thương quý trọng đối với học sinh. Thực trạng phổ biến trong thời gian qua, và hiện nay ở một số nơi, số ít giáo viên chưa chú trọng khâu kiểm tra đánh giá bài làm của học sinh. Hoặc kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện còn phiến diện cục bộ, đề cao phương diện này, hạ thấp mặt khác: Chẳng hạn đánh giá kiểm tra việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương có giáo viên chỉ chú ý mặt nội dung tư tưởng, mà không chú ý đến khâu diễn đạt của học sinh. Hay ngược lại, chỉ coi trọng kĩ năng diễn đạt sao cho trau chuốt bỏng bẩy, không chú ý đến tri thức lí luậnHoặc vẫn còn biểu hiện chạy theo thành tích kiểm tra, đánh giá cho điểm một cách chủ quan dễ dãi theo “tỉ lệ khoán” do cá nhân, tổ, nhà trường đề ra. Hoặc kiểm tra, đánh giá theo kiểu bài chất lượng đầu năm: chấm thật khắc khe, cho nhiều điểm yếu kém với quan điểm để học sinh chịu học, cuối kì hay cuối năm nâng điểm để hoàn thành chỉ tiêu đạt kết quả “dạy học có tiến bộ”. Hoặc kiểm tra, đánh giá cho điểm theo kiểu bình quân “cào bằng”, đánh giá cho điểm chung chung, hiếm thấy điểm 9-10, thường phổ biến là điểm 5-6-7, vì thế không có sự phân hoá. Cũng có không ít trường hợp giáo viên chưa chú trọng vào khâu chấm - trả bài, chưa thấy được tầm quan trọng của việc chấm - trả bài, chấm qua loa, hoặc để dồn gần tới tiết trả bài chấm vội vàng, thiếu cẩn thận nên không thấy được những bài viết sáng tạo, hoặc không phát hiện và tổng hợp được những thiếu sót trong bài viết, bỏ qua nhiều lỗi mắc phải của từng học sinh..Đánh giá đúng thực chất bài làm của học sinh, chỉ ra những ưu khuyết điểm của từng bài sẽ tạo niềm tin cho học sinh có hứng thú trong học tập, từ đó nâng cao chất lượng viết văn nói riêng, mang lại hiệu quả cao trong dạy và học bộ môn. Do vậy cần có một quy trình chấm - trả bài đúng đắn, khoa học không chỉ thể hiện trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm của giáo viên, còn giúp học sinh nắm chắc phương pháp làm bài. Trong qua trình chấm bài, cách đánh giá qua lời phê rất quan trọng, có những lời phê sẽ khuyến khích tinh thần, tạo sự hưng phấn yêu thích học tập của các em, những lời phê chỉ trích, phê “không khéo”, thiếu cẩn trọng sẽ làm học sinh mặc cảm thậm chí xa lánh“ hoảng sợ” bộ môn. Đối với trường hợp những học sinh học yếu bộ môn, khi chấm bài giáo viên cố gắng phát hiện những điểm tiến bộ qua từng bài viết, khuyến khích động viên các em bằng những lời phê và bằng điểm “thưởng” phù hợp. Lời nhận xét của giáo viên về bài viết sẽ tác động đến tinh thần, ý thức học tập của học sinh. Chấm bài nhất thiết phải có nhận xét, tránh lời nhận xét chung chung chỉ bằng một vài từ ngữ: “được”, “chưa được”, “bài yếu”, “bài viết sơ sài”, “không hiểu đề”, “xa đề”, “lạc đề”Lời nhận xét của giáo viên thể hiên qua hai phương diện: đạt yêu cầu và chưa đạt về nội dung lẫn hình thức. Lời nhận xét phải nêu được mặt đạt được của bài viết, vừa chỉ ra thiếu sót cơ bản của từng bài. Có như vậy mới mang lại hiệu quả tác động lớn đối với học sinh. Qua lời phê học sinh sẽ nhận thấy khiếm khuyết của bản thân để khắc phục, phát huy những mặt đạt được. Muốn có lời nhận xét đúng đắn với từng bài viết, đòi hỏi giáo viên phải thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao trong việc chấm bài. Bởi chấm bài là một khâu rất quan trọng trong chu trình chấm -trả bài tác động mạnh mẽ, tích cực đến quá trình dạy và học bộ môn. Do tầm quan trọng và đặc thù bộ môn, trong phân phối chương trình day học Ngữ văn có dành riêng tiết trả bài sau từng bài viết. Vì vậy giáo viên không nên xem nhẹ tiết trả bài, tránh nhận xét chung chung về điểm số, nội dung, hình thức rồi phát bài ghi kết quả. Qua thực tiễn dạy học, chúng tôi thấy rằng: tiết trả bài cực kì quan trọng và rất bổ ít đối với học sinh. Để dạy một tiết trả bài đúng nghĩa không đơn giản, mà đòi hỏi sự khổ luyện, tâm huyết, trách nhiệm của người dạy. Bài viết làm văn là kết quả của quá trình tự học và sáng tạo của học sinh. Qua tiết trả bài học sinh sẽ thu hoạch nhiều điều bổ ích, thiết thực cho những bài viết sau.. Dựa vào mục đích yêu cầu, nội dung của đề bài và tình hình làm bài của học sinh xác định yêu cầu chủ yếu của tiết trả bài: kiến thức, kĩ năng, phương phápGiờ trả bài được tiến hành như sau: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài dựa theo trí nhớ. Cho học sinh xác định lại yêu cầu về nội dung, thể loại, phạm vi tư liệu. Dựa vào kết quả bài làm, giáo viên tổng kết tình hình làm bài của học sinh trên mọi mặt: ưu -khuyết điểm chính, về nội dung kiến thức, hình thức bài làm, kết quả đạt được, tinh thần thái độ làm bài của học sinh..những bài viết sáng tạo của cá nhân được tuyên dương, những hiện tượng đáng chú ý. Dựa trên yêu cầu của đề, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài hoàn chỉnh. Học sinh sẽ đối chiếu với dàn bài để tự nhận xét về những thiếu sót trong bài viết của mình. Một vấn đề quan trọng ở tiết trả bài là giáo viên dành nhiều thời gian hướng dẫn học sinh tự sửa chữa những lỗi sai phạm, thiếu sót về dùng từ, viết câu, dựng đoạn, hành văn, thậm chí cả hình thức chữ viếtCuối cùng giáo viên chọn những bài văn hay tiêu biểu đọc trước lớp, hoặc những đoạn văn viết tốt cho cả lớp nghe để học tập rút kinh nghiệm. Giáo viên cần tạo một không khí thân mật, dân chủ để học sinh có thể yêu cầu giáo viên giải đáp những thắc mắc về điểm số và cả nội dung bài viếtCó như thế, giáo viên mới tạo điều kiện tốt để học sinh hoàn thiện hơn về những bài tập làm văn tiếp theo của mình. 2. Những lỗi cơ bản học sinh thường mắc phải qua các bài kiểm tra Một bài văn hay trước tiên phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu về nội dung, đồng thời phải có những ý sâu sắc, mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề. Yêu cầu tiên quyết của bài văn hay là khâu diễn đạt. Muốn có năng lực diễn đạt tốt, cần có hai điều kiện: một là tư duy ( suy nghĩ thầm trong đầu) sáng sủa mạch lạc, sắc sảo và hai là khả năng vận dụng ngôn ngữ (phương tiện) để thể hiện một cách trung thành, chính xác, sáng tỏ những suy nghĩ thầm kín của mình. Để đạt được điều ấy, về mặt diễn đạt phải đạt những yêu cầu chung: như cách dùng từ, đặt câu đúng ngữ nghĩa, đúng ngữ pháp, hành văn trong sáng, phù hợp với nội dung biểu đạt, thể hiện trung thành ý nghĩ và tình cảm của bản thân. Trên thực tế năng lực diễn đạt của học sinh nói chung, năng lực diễn đạt trong việc viết các kiểu văn bản ở nhà trường còn nhiều điểm yếu cần khắc phục. Tỉ lệ những bài mắc lỗi sai còn nhiều, số lượng bài điểm dưới trung bình không ít, bài điểm 8-9-10 rất hạn chế. Tổng hợp thống kê qua các bài làm của học sinh ( với 276 bài làm từ bài viết số 2 số 3, số 4 của các lớp 12A, 12B năm học 2010-2011 ), chúng tôi phân loại, thống kê những lỗi cơ bản học sinh thường mắc phải như sau: Dùng từ không chính xác, thiếu chuẩn mực, viết câu thiếu thành phần sai quy tắc ngữ pháp, diễn đạt thiếu chặt chẽ, các ý trùng lặp trước sau; Diễn đạt tối nghĩa: viết câu không rõ nghĩa, không mạch lạc, không hiểu điều mình viết; Diễn đạt còn dài dòng lê thê, phát triển thành nhiều thành phụ, làm mở trọng tâm thông báo. Hành văn khô khan, văn viết cộc lốc, nghèo hình ảnh, thiếu “chất văn” BẢNG THỐNG KÊ NHỮNG LỖI VIẾT VĂN CƠ BẢN Lớp Số bài/ Bài viết Lỗi dùng từ Viết câu sai NP Diễn đạt Các lỗi khác S/L % S/L % S/L % S/L % 12A 40bài BV Số 2 29 72,5 16 40 26 65 17 42,5 40bài BV Số 3 19 47,5 15 37,5 25 62,5 15 37,5 40bài BV Số 4 18 45 25 62,5 23 57,5 13 32,5 12B 48bài BV Số 2 23 47,91 20 41,66 27 56,25 11 22,91 51bài BV Số 3 18 35,29 21 41,17 30 58,82 9 17,64 50bài BV Số 4 13 26 19 38 29 58 9 18 2.1. Qua bảng thống kê những lỗi cơ bản về viết văn của học sinh, chúng tôi thấy: khi hành văn, học sinh thường mắc lỗi dùng từ sai chuẩn mực, không đúng chính tả, sử dụng từ không đúng nghĩa, không hợp phong cách, hiện tượng lặp từ, thừa từ, sử dụng từ mang màu sắc địa phương nhiều. Chẳng hạn, dẫn chứng một số câu văn tiêu biểu sau: - Nhà thơ Tố Hữu đã làm nên bài thơ chữ tình Việt Bắc sau khi cuộc kháng chiến Điện Biên Phủ thắng lợi( Bài làm của học sinh-Bài viết số 4). (1) - Sau khi rời chiến trường Hà Nội nhà thơ trở về chiến khu Việt Bắc nhà thơ đã sáng tác bài thơ Việt Bắc..( Bài làm của học sinh-Bài viết số 4). (2) - Tình yêu quê hương đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được miêu tả ở ~ (những) phương diện khác nhau: từ cái gốc nhìn địa lí, lịch sử, và chiều sau văn hóa phong tục tập quáng...( Bài làm của học sinh-Bài viết số 3). (3) - Tô Hoài đã thành công trong viêc xây dựng hình ảnh điển hình ảnh điển hình về người phụ nữ Việt Nam bị đẩy vào bước đường cùng bởi chế độ phong kiến miền núi( Bài làm của học sinh-Bài viết số 3). (4) - Lời đánh giá, nhận định ấy có đúng không ? Đúng quá đi chứ! Nào chúng ta hãy cùng nhau đi phân tích nhé để làm rõ vấn đề !..( Bài làm của học sinh-Bài viết số 2) (5) - Tnú - người cách mạng 0 sợ gió bão mưa phùng ( Bài làm của học sinh-Bài viết số 4). (6) - Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm của Hồ Chí Minh đã làm cho người quên đi nổi vấc vả trên hành trình giải tù .( Bài làm của học sinh-Bài viết số 2) (7) - Cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch rất quảng đại...( Bài làm của học sinh-Bài viết số 2)(8) - Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ tiểu biểu của Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ nói về hình ảnh đất nước được nhà thơ cảm nhận trên nhiều phương diện khác nhau. Nguyễn Khoa Điềm đã thành công khi viết về bài thơ này( Bài làm của học sinh-Bài viết số 3). (9). - Nói đến Đất nước thì có rất nhiều nhà thơ đã chọn làm đề tài sáng tác và đã có muôn vàn định nghĩa. Đối với Nguyễn Khoa Điềm thì nói đến Đất nước là những gì quen thuộc, gần gũi đã đi vào đời sống con người.( Bài làm của học sinh-Bài viết số 3). (10). Từ các câu văn trên có thể quy về những lỗi sai sau: a, Viết sai chính tả: viết tắc trong bài văn: ~ (những), 0 (không) do tính chất cẩu thả; lỗi chính tả như viết trữ tình học sinh viết thành chữ tình, góc nhìn thành gốc nhìn, chiều sâu thành chiều sau, tập quán thành tập quáng, nỗi vất vả viết thành nổi vấc vả..Người ( viết hoa) viết không viết hoa ( người) xuất phát từ việc không hiểu nghĩa của từ, không ý thức khi viết. b, Sử dụng từ không hợp phong cách: học sinh thực hiện văn viết như văn nói, phong phù hợp với thể văn nghị luận: có đúng không ? Đúng quá đi chứ! Nào chúng ta hãy cùng nhau đi phân tích nhé cách viết đúng là: đúng đắn = có đúng không , đúng vậy = đúng quá đi chứ, chúng ta thử tìm hiểu = Nào chúng ta hãy cùng nhau đi phân tích nhé .. c, Lỗi lặp từ, thừa từ: lặp từ nhà thơ (2) từ yêu mến (7); ở (9) ngoài việc diễn đạt lan man, dài dòng, học sinh mắc phải lỗi lặp từ khá nhiều. Chỉ có ba câu văn, học sinh lặp lại từ nhà thơ (2lần), từ Nguyễn Khoa Điềm (3lần), từ bài thơ (4lần). Trường hợp (10), học sinh viết thừa nhiều phụ từ: thì, đãđây cũn

File đính kèm:

  • docTừ tiết trả bài nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh.doc