I.Mục tiêu
- Hs biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao.
- Rèn kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh, phân biệt được trăng với các vì sao và đặc điểm của Mặt Trăng.
- GD yêu quý thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học
- Một số tranh ảnh về các vì sao, trăng.
- Giấy, bút vẽ.
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự nhiên và xã hội - Bài 33: Mặt trăng và các vì sao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: Bài 33: MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
I.Mục tiêu
- Hs biết khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao.
- Rèn kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh, phân biệt được trăng với các vì sao và đặc điểm của Mặt Trăng.
- GD yêu quý thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học
- Một số tranh ảnh về các vì sao, trăng.
- Giấy, bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy – học
Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC 3’
- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi.
- Gv nhận xét.
- HS1: Mặt Trời mọc lúc nào và lặn lúc nào?
- HS2: Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học
Bước 1: Tình huống xuất phát- câu hỏi nêu vấn đề
- GV yêu cầu cả lớp cùng hát bài Ánh trăng hòa bình(tác giả Hồ Bắc )
- Hỏi: Em nào có thể nêu cho cô nội dung bài hát?
- GV: Đây là một bài hát rất hay của Hồ Bắc nói về cảnh các bạn nhỏ đang vui chơi dưới trăng vậy em biết gì về Mặt Trăng? Hôm nay cô cùng các em sẽ học bài Mặt Trăng và các vì sao.
- GV ghi bảng tên bài.
- Cả lớp hát
- Bài hát nói về các bạn nhỏ vui chơi dưới ánh trăng.
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu
- Em biết gì về MTđể các em được trình bày những hiểu biết của mình cô cho các em vẽ hoặc viết những điều em biết vào vở thí nghiệm.
- Cho hs mô tả những hiểu biết ban đầu về hình dạng và đặc điểm của Mặt Trăng.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV treo hình vẽ tiêu biểu (trăng lưỡi liềm, trăng hình tròn, trăng tỏa ánh sáng…..)
- Hs làm việc cá nhân vào vở thí nghiệm rồi làm theo nhóm 4 vào giấy A3.
- Từng nhóm trình bày.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và thiết kế phương án thí nghiệm
- Các em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu và cho cô biết những thắc mắc của các em.
- Gv ghi các câu hỏi tổng hợp về nội dung bài và yêu cầu học sinh ghi vào vở thí nghiệm.
- VD: MT có hình gì?
MT ở xa hay gần trái đất?
MT có phát ra ánh sáng không?
MT có sưởi ấm cho chúng ta không?
- Các em đã có rất nhiều thắc mắc về MT vậy theo các em làm thế nào để kiểm tra xem dự đoán ban đầu của các em có đúng không?
- Các em đã đề xuất nhiều phương án nhưng cô nghĩ các em nên chọn cách quan sát tranh ảnh, đọc tài liệu.
- Hs có thể nêu hoặc GV gợi ý cho hs nêu câu hỏi.
- Thảo luận để đề xuất phương án thí nghiệm.
- HS nêu: quan sát MT vào những đêm có trăng, hỏi cha mẹ, người lớn, đọc sách báo, xem tivi,…..
- Trước khi các em xem tài liệu và quan sát tranh ảnh, các em hãy ghi dự đoán của các em và ghi cách tiến hành vào vở thí nghiệm.
Câu hỏi
Dự đoán
Cách tiến hành
Kết luận
- Mặt trăng có hình gì?
- Mặt trăng ở xa hay gần Trái đất?
- Mặt trăng có phát ra ánh sáng không?
- Mặt trăng có sưởi ấm cho chúng ta không?
- Mặt trăng có hình lưỡi liềm.
- Mặt trăng ở xa Trái đất.
- Mặt trăng phát ra ánh sáng.
- Mặt trăng sưởi ấm cho chúng ta.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- GV cho HS quan sát các hình vẽ và nghiên cứu các tài liệu 1( đính kèm )và tranh ảnh về MT.
- HS quan sát tranh ảnh và nghiên cứu tài liệu để trả lời câu hỏi rồi hoàn thành tiếp bảng trên.
Bước 5: Kết luận, kiến thức mới
- Gv tổ chức cho hs báo cáo kết quả sau khi quan sát hình vẽ và xem tài liệu.
- Cho hs so sánh với hiểu biết ban đầu để khắc sâu kiến thức.
- Hỏi: MT có sưởi ấm cho chúng ta không?.....
- GV: MT không tự phát sáng nên ánh sáng của MT mát dịu, không nóng như ánh sáng của Mặt trời.
- Yêu cầu hs nêu lại những hiểu biết của em về MT.
- Mặt trăng không sưởi ấm cho chúng ta.
Tài liệu 1:
Mặt Trăng tròn, giống như một “quả bóng lớn” ở xa Trái Đất. Mặt Trăng tỏa sáng do phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Ánh sáng phát ra từ Mặt Trăng còn là ánh sáng phản chiếu của Trái Đất.
Ví dụ HS có thể điền như sau:
Câu hỏi
Dự đoán
Cách tiến hành
Kết luận
- Mặt trăng có hình gì?
- Mặt trăng có hình lưỡi liềm.
- Quan sát hình vẽ.
- Mặt trăng có hình tròn( đôi lúc trăng thay đổi hình dáng)
- Mặt trăng ở xa hay gần Trái đất?
- Mặt trăng ở xa Trái đất.
- Nghiên cứu tài liệu
- Mặt trăng ở rất xa Trái đất.
- Mặt trăng có phát ra ánh sáng không?
- Mặt trăng phát ra ánh sáng.
- Nghiên cứu tài liệu
- Mặt trăng không phát ra ánh sáng(Mặt trăng tỏa sáng do phản chiếu ánh sáng Mặt trời).
- Mặt trăng có sưởi ấm cho chúng ta không?
- Mặt trăng sưởi ấm cho chúng ta.
- Nghiên cứu tài liệu
- Mặt trăng không sưởi ấm cho chúng ta.
Chuyển ý: Các em vừa được biết thêm nhiều điều thú vị về MT còn các vì sao lấp lánh trên bầu trời thì thế nào cô cùng các em chuyển sang phần 2 Các vì sao
Bước 1: Tình huống xuất phát- câu hỏi nêu vấn đề
- Cho hs quan sát một bức ảnh có trăng và sao sau đó hỏi: Các em vừa được biết thêm nhiều điều thú vị về MT.Bây giờ hãy quan sát thật kỹ và cho cô biết ngoài Mặt Trăng trên bức ảnh em còn thấy cái gì lấp lánh trên bầu trời?
- GV: Đó chính là các ngôi sao, cô trò ta tiếp tục khám phá những bí mật của các ngôi sao qua phần 2 Các vì sao
- Hs quan sát và trả lời câu hỏi: Ngoài trăng em còn thấy những đốm sang hay các ngôi sao.
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu
- Hỏi: Các em biết gì về các vì sao. Để các em được trình bày những hiểu biết của mình cô cho các em vẽ hoặc viết những điều em biết vào vở thí nghiệm.
- Cho hs mô tả những hiểu biết ban đầu về hình dạng và đặc điểm của các ngôi sao.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV treo hình vẽ tiêu biểu( có em vẽ các ngôi sao rất lớn, có em vẽ các ngôi sao nhỏ li ti, em vẽ ngôi sao có 5 cánh, em vẽ ngôi sao nhiều cánh, em vẽ hình tròn…..)
- Hs làm việc cá nhân vào vở thí nghiệm rồi làm theo nhóm 4 vào giấy A3.
- Từng nhóm trình bày.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và thiết kế phương án thí nghiệm
- Các em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu và cho cô biết những thắc mắc của các em.
- Gv ghi các câu hỏi tổng hợp về nội dung bài và yêu cầu học sinh ghi vào vở thí nghiệm.
- VD: Các ngôi sao có hình gì?
Kích thước của các ngôi sao ntn?
Các ngôi sao có chiếu sáng không?
Các ngôi sao ở gần hay xa trái đất?
- Các em đã có rất nhiều thắc mắc về các vì sao vậy theo các em làm thế nào để kiểm tra xem dự đoán ban đầu của các em có đúng không?
- Các em đã đề xuất nhiều phương án nhưng cô nghĩ các em nên chọn cách quan sát tranh ảnh, đọc tài liệu.
- Hs có thể nêu hoặc GV gợi ý cho hs nêu câu hỏi.
- Thảo luận để đề xuất phương án thí nghiệm.
- HS nêu: quan sát MT vào những đêm có trăng, hỏi cha mẹ, người lớn, đọc sách báo, xem tivi,…..
- Trước khi các em xem tài liệu và quan sát tranh ảnh, các em hãy ghi dự đoán của các em và ghi cách tiến hành vào vở thí nghiệm.
Câu hỏi
Dự đoán
CTH
KL
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- GV cho HS quan sát các hình vẽ và nghiên cứu các tài liệu 2
( đính kèm )và tranh ảnh về các vì sao.
- HS quan sát tranh ảnh và nghiên cứu tài liệu để trả lời câu hỏi rồi hoàn thành tiếp bảng trên.
Bước 5: Kết luận, kiến thức mới
- Gv tổ chức cho hs báo cáo kết quả sau khi quan sát hình vẽ và xem tài liệu.
- Cho hs so sánh với hiểu biết ban đầu để khắc sâu kiến thức.
- Hỏi: Các ngôi sao có hình gì?.....
- GV: Các ngôi sao ở rất xa trái đất nên mắt thường trông chúng chỉ như một chấm sáng mờ. Các ngôi sao
- Yêu cầu hs nêu lại những hiểu biết của em về các ngôi sao.
- Các ngôi sao hình tròn như quả bóng lửa.
Tài liệu 2:
Các ngôi sao như những “ quả bóng lửa ” khổng lồ giống như Mặt Trời, phát ra khí nóng và chiếu sáng. Hầu hết những ngôi sao đều có cấu tạo giống như Mặt Trời. Chúng ở rất xa, rất xa Trái Đất. Do các ngôi sao ở cách xa Trái Đất nên mắt thường trông chúng chỉ như một chấm sáng mờ.
Củng cố- dặn dò:
- Hỏi: Các em thấy Mặt Trăng và các vì sao có đẹp không?
- GV: MT và các ngôi sao tuy ở xa chúng ta nhưng luôn gần gũi, luôn được các bạn nhỏ mong đợi nhất là trong ngày rằm Trung thu, chị Hằng luôn theo từng bước chân của các em cùng các em vui Tết Trung thu.Qua bài học hôm nay các em sẽ thấy MT và các vì sao đáng yêu hơn. MT và các vì sao còn rất nhiều bí ẩn cô mong các em hãy tìm hiểu thêm để khi có dịp cô trò ta lại tiếp tục trao đổi về MT và các vì sao.
Đinh Thị Mỹ Dung
File đính kèm:
- Giáo án MT &Vì sao.doc