Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông

Chức năng: Trong nhà trường, Tổng PTĐ vừa là cán bộ, vừa là nhà giáo dục, vừa là người bạn thân thiết của các em.

Là cán bộ Đoàn được giao nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo Đội, Tổng PTĐ chỉ đạo mọi hoạt động trên cơ sở kế hoạch chung của Đoàn và của Đội. Là nhà giáo dục, Tổng PTĐ thực hiện chức trách của nhà giáo thông qua việc dạy học phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Muốn giáo dục các em tốt, Tổng PTĐ phải luôn tự giáo dục mình. Là người anh, người bạn lớn, Tổng PTĐ phải thường xuyên quan hệ các em với tình cảm chân thành, biết lắng nghe các em để có những định hướng cho các em thực hiện ước mơ, hoài bão tốt đẹp, có ích cho xã hội.

* Nhiệm vụ:

- Tổ chức xây dựng Đội trên cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội.

- Chỉ đạo hoạt động toàn diện của Đội trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của Đội.

- Tham mưu và phối hợp với các tổ chức chính quyền, đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để làm tốt vai trò tự quản của Đội.

- Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. * Chức năng: Trong nhà trường, Tổng PTĐ vừa là cán bộ, vừa là nhà giáo dục, vừa là người bạn thân thiết của các em. Là cán bộ Đoàn được giao nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo Đội, Tổng PTĐ chỉ đạo mọi hoạt động trên cơ sở kế hoạch chung của Đoàn và của Đội. Là nhà giáo dục, Tổng PTĐ thực hiện chức trách của nhà giáo thông qua việc dạy học phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Muốn giáo dục các em tốt, Tổng PTĐ phải luôn tự giáo dục mình. Là người anh, người bạn lớn, Tổng PTĐ phải thường xuyên quan hệ các em với tình cảm chân thành, biết lắng nghe các em để có những định hướng cho các em thực hiện ước mơ, hoài bão tốt đẹp, có ích cho xã hội. * Nhiệm vụ: - Tổ chức xây dựng Đội trên cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội. - Chỉ đạo hoạt động toàn diện của Đội trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của Đội. - Tham mưu và phối hợp với các tổ chức chính quyền, đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để làm tốt vai trò tự quản của Đội. - Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. Tổng PTĐ trong trường phổ thông phải thực hiện tốt các mối quan hệ sau: 1. Quan hệ với Liên đội TNTP trong nhà trường: Tổng PTĐ lãnh đạo Liên đội TNTP thông qua các ban chỉ huy liên đội, chi đội và các lực lượng nòng cốt của Đội, do đó Tổng PTĐ phải: - Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các BCH liên đội, chi đội, hình thành được sự hợp tác gắn bó chặt chẽ vì công việc chung giữa các ban chỉ huy Đội, các lực lượng nòng cốt của Đội trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của Đội. - Lựa chọn, quy hoạch đội ngũ chỉ huy Đội, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho các ban chỉ huy Đội nhằm xây dựng một đội ngũ BCH Đội tốt về phẩm chất, mạnh mẽ về năng lực, đáp ứng cao các yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động Đội. Đó cũng chính là cơ sở để phát huy thực sự vai trò tự quản của Đội Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. 2. Quan hệ với tập thể phụ trách chi đội TNTP Đây là mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng không chỉ chi phối chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung, chất lượng hoạt động Đội nói riêng mà là một yếu tố có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển về chiều sâu của hoạt động Đội trong nhà trường. Vì vậy, người Tổng PTĐ phải: - Xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc chung. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho phụ trách chi đội phù hợp với kế hoạch chung. - Đi sát cơ sở, phối hợp chặt chẽ với các phụ trách chi đội giải quyết các khó khăn trong công việc của lớp học. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. 3. Quan hệ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường: Tổng PTĐ là cán bộ Đoàn, thực hiện các nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Đoàn trường, do vậy phải có trách nhiệm: - Tham mưu cho Đoàn trường về các mặt thuộc phạm vi công tác Đội. - Cùng với BCH Đoàn trường tổ chức phân công, vận động đoàn viên tham gia tích cực vào công tác Đội. - Kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn địa phương làm tốt nhiệm vụ bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. 4. Quan hệ với Ban giám hiệu trong trường phổ thông: Mối quan hệ giữa Tổng PTĐ và Ban giám hiệu được thể hiện thông qua 2 chức năng: Tham mưu và phối hợp. Chức năng tham mưu: Tổng PTĐ tham mưu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và công tác Đội trong nhà trường; tham mưu về lựa chọn, bố trí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đồng thời đáp ứng được yêu cầu phụ trách chi Đội; tham mưu đề xuất kinh phí cơ sở vật chất cần thiết cho công tác Đội. Chức năng phối hợp: Phối hợp với Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động cụ thể của Liên đội đồng bộ với các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, đảm bảo tính thống nhất trong công tác giáo dục. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. 5. Quan hệ với Hội đồng sư phạm: Là thành viên của Hội đồng sư phạm, Tổng PTĐ phải hình thành và phát triển được mối quan hệ mang tính hợp tác trong việc tổ chức và phối hợp giáo dục thiếu nhi, làm cho hoạt động của Liên đội và hoạt động của nhà trường nằm trong cùng một hệ thống có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. 6. Quan hệ với các lực lượng giáo dục khác: Tổng PTĐ có trách nhiệm vận động, thuyết phục và tổ chức các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường tạo ra sự phối hợp giáo dục đồng bộ thống nhất ở cả 3 môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. Các phương pháp công tác của Tổng phụ trách Đội (PTĐ): 1. Phương pháp tiếp cận tìm hiểu thiếu nhi: Trong hoạt động Đội, muốn tiến hành các hoạt động có kết quả, Tổng PTĐ phải hiểu rõ các em thiếu nhi, đối tượng chủ yếu của công tác Đội. Để thực hiện phương pháp tiếp cận tìm hiểu thiếu nhi, người Tổng PTĐ phải: - Đặt mình vào vị trí của các em. - Bản thân phải là sự thu hút, hấp dẫn các em. - Tôn trọng trẻ em, có niềm tin vào trẻ em, không được lợi dụng niềm tin của trẻ em. 2. Phương pháp phát huy dân chủ và vai trò tự quản của Đội. Đây không chỉ là phương pháp mà còn là nguyên tắc trong hoạt động Đội, để thực hiện hiệu quả phương pháp này, Tổng PTĐ phải: - Tin tưởng vào khả năng của các em, mạnh dạn giao việc, không được làm thay các công việc trong khả năng của các em. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. - Phải kiên trì, không nóng vội khi giao công việc và bồi dưỡng các em. Cố gắng tạo cho các em thói quen tự lập, không ỷ lại vào anh chị phụ trách, cũng không biến các em thành cái máy, bảo sao nghe vậy. - Trong quá trình bồi dưỡng luôn có biện pháp động viên khuyến khích các em, tránh chê bai hay quát mắng các em làm các em sợ hãi, thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn trong công việc Việc phát huy vai trò tự quản của Đội trước hết và quan trọng nhất vẫn là thông qua Ban chỉ huy Đội, vì vậy Tổng PTĐ phải tập trung bồi dưỡng cho ban chỉ huy Đội về nội dung công tác Đội, về phẩm chất đạo đức cá nhân, đồng thời giao việc cho các em tự làm trên cơ sở vừa sức với các em. 3. Phương pháp lựa chọn, bồi dưỡng ban chỉ huy Đội: Lựa chọn các em vào Ban chỉ huy Đội là một việc quan trọng đảm bảo thực hiện hiệu quả phương pháp tự quản. Việc lựa chọn các em vào Ban chỉ huy đội có thể dựa trên các cơ sở sau: Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. - Đánh giá qua việc thực hiện nhiệm vụ công tác Đội. - Căn cứ vào các quy định và hướng dẫn trong Điều lệ Đội (học tập, đạo đức, uy tín đối với bạn bè, có năng khiếu tổ chức...) - Tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách chi đội, thăm dò ý kiến đội viên. - Xây dựng bài tập để kiểm tra cụ thể về năng lực và uy tín của các em. Sau khi đã chọn được các em vào ban chỉ huy Đội, cần lưu ý phân công công việc phù hợp với khả năng từng em và có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời về kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội. Nội dung bồi dưỡng bao gồm: - Phương pháp công tác của Ban chỉ huy (năng lực tổng hợp). - Nghiệp vụ tổ chức, điều hành của ban chỉ huy. - Kỹ năng thực hành nghiệp vụ Đội, hoạt động dã ngoại, văn hóa TDTT... Phương pháp bồi dưỡng cụ thể: - Cử đi học tại các lớp bồi dưỡng công tác Đội trong những ngày hè. - Bồi dưỡng thông qua các hoạt động cụ thể (thường xuyên). Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. - Bồi dưỡng thông qua các hoạt động chuyên đề, các lớp tập huấn Đội. - Bồi dưỡng năng lực thực hành chỉ huy thông qua các hội thi, các đợt thao diễn.. - Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt câu lạc bộ. Việc bồi dưỡng phải gắn liền với việc phát huy vai trò dân chủ, tự quản của Đội. Chính việc phát huy vai trò tự quản của Đội là một phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy có hiệu quả nhất. 4. Phương pháp tổ chức, chỉ đạo hoạt động của đội ngũ phụ trách chi đội: Phụ trách chi đội là những người trực tiếp hướng dẫn các ban chỉ huy thực hiện các hoạt động Đội, do đó đội ngũ này giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường. Tuy nhiên, phụ trách chi đội hầu hết là giáo viên và chủ nhiệm lớp, chủ yếu thường tập trung vào công tác chuyên môn là giảng dạy, ít có nghiệp vụ về công tác Đội, vì vậy cần được lựa chọn và bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ công tác Đội để họ có thể cùng lúc hoàn thành 3 nhiệm vụ nói trên. Đối với vấn đề này, yêu cầu Tổng PTĐ phải: Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. - Chọn những giáo viên có khả năng đảm nhận được nhiệm vụ phụ trách Đội (như nhiệt tình với công tác Đội, có năng lực tổ chức các hoạt động của thiếu nhi, có năng lực sư phạm vững vàng, có kiến thức chính trị - xã hội tốt, có sức khoẻ, có thời gian...) để đề xuất với Ban giám hiệu giao nhiệm vụ phụ trách chi đội. - Cần hướng dẫn cho đội ngũ phụ trách chi đội nắm vững chức năng nhiệm vụ của mình để không biến lớp học thành chi đội và ngược lại. - Tiến hành bồi dưỡng và chỉ đạo đội ngũ phụ trách chi đội một cách thường xuyên và có hệ thống về lý luận và nghiệp vụ công tác Đội. - Định hướng cho phụ trách chi đội lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy chi đội. Đây cũng là biện pháp để nâng cao trình độ nghiệp vụ của phụ trách chi đội. 5. Phương pháp chỉ đạo điểm, nhân điển hình, tổ chức thí điểm: Chỉ đạo điểm là tập trung xây dựng một chi đội mạnh làm gương cho các chi đội khác. Kinh nghiệm khi xây dựng chi đội này sẽ được vận dụng để xây dựng các chi đội khác. Khi chọn chi đội để chỉ đạo, cần chọn chi đội phản ánh được những nét đặc trưng của trường, không nên chọn chi đội đặc biệt hoặc có sự ưu tiên thái quá về các điều kiện. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. Khi nhân điển hình, phổ cập kinh nghiệm từ chi đội chỉ đạo điểm, Tổng PTĐ cần áp dụng những hình thức, phương pháp, biện pháp hoạt động của chi đội điểm vào các chi đội khác, tuy nhiên việc vận dụng cần căn cứ vào điều kiện thực tế ở từng chi đội mà điều chỉnh cho phù hợp. Tổ chức thí điểm cũng là nhằm rút kinh nghiệm cho công tác tổ chức chỉ huy hoạt động đội, nhưng thí điểm khác chỉ đạo điểm ở chỗ là chỉ đạo điểm hướng tới xây dựng một hình mẫu để rút kinh nghiệm, còn thí điểm là thử nghiệm một nội dung hoạt động mới, phương pháp công tác mới. 6. Phương pháp đánh giá công tác Đội (phương pháp công khai hoá). Đánh giá là một khâu rất quan trọng trong hoạt động Đội nhằm rút kinh nghiệm công tác cho phụ trách Đội cũng như động viên khuyến khích phong trào hoạt động. Khi đánh giá, không được thổi phồng thành tích, cũng không che dấu khuyết điểm. Khi thực hiện phương pháp này, cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Việc đánh giá phải tiến hành thường xuyên và toàn diện. - Có tiêu chuẩn, chỉ tiêu rõ ràng, thống nhất và ổn định. Có quy trình đánh giá và xây dựng thang điểm rõ ràng để đảm bảo tính khách quan, công bằng. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. - Đánh giá phải sát thực, nghĩa là dù có tiêu chuẩn chung nhưng khi đánh giá cần căn cứ vào tình hình thực tế để đánh giá phù hợp. - Đánh giá theo nguyên tắc phát triển, nghĩa là đón trước sự phát triển của các cá nhân và tập thể để có sự đánh giá phù hợp với xu thế phát triển đó. - Khuyến khích việc tự đánh giá của cá nhân và tập thể. Lưu ý đánh giá bao giờ cũng gắn liền với việc kiểm tra, căn cứ vào kết quả kiểm tra khảo sát để đánh giá. 7. Phương pháp kế hoạch hoá công tác Đội: Kế hoạch hoá theo nghiã chung nhất là tất cả mọi hoạt động, mọi công việc đều được tiến hành theo kế hoạch. Tổng phụ trách vừa làm giáo viên, vừa làm phụ trách Đội, tính chất công việc khác nhau. Do đó, mọi công việc của Tổng PTĐ phải có kế hoạch mới hoàn thành được nhiệm vụ. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. Kế hoạch hoá giúp Tổng PTĐ hoàn toàn chủ động trong công việc, tránh những sự vụ làm phân tán sự tập trung vào các công việc quan trọng đã được sắp đặt. Kế hoạch hoá còn giúp Tổng PTĐ đưa mọi hoạt động của Đội vào nề nếp. Tuy nhiên, cũng không nên quá máy móc, lệ thuộc tuyệt đối vào kế hoạch mà cần có sự mềm dẻo khi thực hiện kế hoạch, các công việc đều phải có nhiều phương án dự phòng để đảm bảo sự chủ động trong công tác. Chương trình, kế hoạch công tác của Tổng phụ trách Đội (PTĐ) * Chương trình kế hoạch công tác của Tổng PTĐ là toàn bộ những dự kiến hoạt động của Đội TNTP HCM trong trường phổ thông được vạch ra một cách có hệ thống trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn nhất định. Đó là một văn bản thể hiện sự sắp đặt khoa học các công việc của Đội với các mục tiêu rõ ràng, dựa trên những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nhu cầu, nhiệm vụ, chủ trương, chính sách và cả những khả năng về phương tiện, điều kiện, hoàn cảnh, thời gian nhằm hoàn thành có hiệu quả những chủ trương, nhiệm vụ công tác Đội đề ra. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. * Ý nghĩa, tác dụng của xây dựng chương trình kế hoạch: Xây dựng chương trình kế hoạch công tác Đội là một khâu quan trọng trong chức năng tổ chức, quản lý và điều hành công tác Đội. Nó giúp cho Tổng PTĐ tập trung sự chỉ đạo của mình vào các mục tiêu chính, kịp thời sửa đổi, điều chỉnh, xử lý các tình huống khi triển khai thực hiện kế hoạch nhằm đạt mục tiêu dự kiến đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động Đội. Chương trình kế hoạch công tác Đội là “công cụ” lao động, là phương tiện giúp Tổng PTĐ nhìn rõ các khâu công tác, biết được từng thời gian cần tập trung vào khâu chủ yếu nào, vào việc quan trọng nào...để có sự định hướng cụ thể trong từng thời gian hoạt động của mình. Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông. Toàn bộ công tác quản lý giáo dục trong nhà trường phổ thông luôn đòi hỏi phải có nền nếp, có chương trình kế hoạch, vì vậy chương trình kế hoạch công tác Đội là nội dung bắt buộc nằm trong kế hoạch chung của nhà trường, là một nội dung giáo dục mang tính pháp lý cao. * Tính chất: Chương trình kế hoạch phải thể hiện mục tiêu giáo dục, bảo đảm định hướng chính trị tư tưởng. Chương trình kế hoạch phái có tính khoa học. Chương trình kế hoạch phải có tính thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, có tính kế thừa những bài học kinh nghiệm của quá khứ. Chương trình kế hoạch có tính toàn diện, bao quát được toàn bộ công tác của người Tổng PTĐ, đồng thời phải phù hợp với đối tượng thực hiện. Chương trình kế hoạch phải mang tính pháp lý được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chương trình kế hoạch phải có tính hợp lý đảm bảo sự phù hợp về điều kiện thời gian, lực lượng, vật chất, nội dung và hình thức... (Trích đề cương CTĐ của Đoàn trường ĐHTDTH Đà Nẵng). Tổng phụ trách Đội (PTĐ) trong trường phổ thông.

File đính kèm:

  • pptTổng phụ trách Đội (PTĐ) trong.ppt
Giáo án liên quan