Tổng hợp kiến thức Tiếng Việt Lớp 3

Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của:

- Con người, bộ phận của con người: ông, bà, bác sĩ, giáo viên, lớp trưởng, giáo sư, , chân, tay, mắt, mũi

- Con vật, bộ phận của con vật: trâu, bò, gà, chim, ., sừng, cánh, mỏ, vuốt, .

- Cây cối, bộ phận của cây cối: táo, mít, su hào, bắp cải, hoa hồng, thược dược, , lá, hoa, nụ,

- Đồ vật: quạt, bàn, ghế, bút, xe đạp, .

- Các từ ngữ về thời gian, thời tiết: ngày, đêm, xuân, hạ, thu, đông, mưa, gió, bão, sấm , chớp, động đất, sóng thần,.

- Các từ ngữ về thiên nhiên: đất, nước, ao , biển, hồ , núi , thác, bầu trời, mặt đất, mây,.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp kiến thức Tiếng Việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. TỔNG HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 3 TỔNG HỢP KIẾN THỨC TỪ 1. TỪ CHỈ SỰ VẬT Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của: - Con người, bộ phận của con người: ông, bà, bác sĩ, giáo viên, lớp trưởng, giáo sư,, chân, tay, mắt, mũi - Con vật, bộ phận của con vật: trâu, bò, gà, chim,.., sừng, cánh, mỏ, vuốt, . - Cây cối, bộ phận của cây cối: táo, mít, su hào, bắp cải, hoa hồng, thược dược, , lá, hoa, nụ, - Đồ vật: quạt, bàn, ghế, bút, xe đạp,.. - Các từ ngữ về thời gian, thời tiết: ngày, đêm, xuân, hạ, thu, đông, mưa, gió, bão, sấm , chớp, động đất, sóng thần,....... - Các từ ngữ về thiên nhiên: đất, nước, ao , biển, hồ , núi , thác, bầu trời, mặt đất, mây,..... 2. TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ: - Màu sắc: xanh , đỏ , tím , vàng, xanh biếc, xanh xao, đo đỏ, đỏ thắm, tim tím, .... - Hình dáng, kích thước: to tướng, nhỏ bé, dài , rộng, bao la, bát ngát, cao vút, thấp tè , ngắn củn, quanh co, ngoằn ngoèo, nông, sâu, dày, mỏng...... - Chỉ mùi , vị : thơm phức, thơm ngát , cay, chua, ngọt lịm,...... - Các đặc điểm khác: nhấp nhô, mỏng manh, già, non, trẻ trung, xinh đẹp,.... 3. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI Là những từ chỉ: -Hoạt động của con người, con vật: đi, đứng, học, viết , nghe, quét( nhà ) , nấu (cơm), tập luyện,..... - Trạng thái trong một khoảng thời gian: ngủ, thức, buồn, vui, yêu , ghét, thích thú, vui sướng,........ II. CÁC DẤU CÂU 1. DẤU CHẤM Dùng để kết thúc câu kể Ví dụ : Em là học sinh lớp 3A. 2. DẤU HAI CHẤM - Dùng trước lời nói của một nhân vật ( thường đi với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang) Ví dụ: Dế Mèn bảo : - Em đừng sợ, đã có tôi đây. - Dùng để lệt kê Ví dụ : Nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa huệ, hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền,... 3. DẤU PHẨY - Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ( hoặc có thể nói: Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động – trạng thái, cùng chỉ sự vật trong câu) Ví dụ: Mèo, chó, gà cùng sống trong một xóm vườn. - Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính( Khi thành phần này đứng ở đầu câu) ( Ở lớp 3 các bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu, vì sao ? bằng gì, khi nào? Để làm gì?... tạm gọi là bộ phận phụ) Ví dụ : trong lớp , chúng em đang nghe giảng. 4. DẤU HỎI CHẤM (dấu chấm hỏi): Đặt sau câu hỏi. Ví dụ: Hôm nay, ở lớp con có vui không? 5. DẤU CHẤM THAN: Ở lớp 3 dùng ở cuối những câu bộc lộ cảm xúc. III. CÁC KIỂU CÂU Ví dụ :A, mẹ đã về! Kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? Ai thế nào? Chức năng giao tiếp Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó. Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa. Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? - Chỉ người, vật - Trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? -Chỉ người, động vật hoặc vật được nhân hóa. - Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?( trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.) -Chỉ người, vật. - Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? (làm gì?/ thế nào? ) - Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất. - Trả lời cho câu hỏi là gì? là ai? là con gì? - Là từ hoặc các từ ngữ chỉ hoạt động. - Trả lời cho câu hỏi làm gì? - Là từ hoặc các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái. - Trả lời cho câu hỏi thế nào? Ví dụ Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi. Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh. Ai?: Bạn Nam Là gì?: Là lớp trưởng lớp tôi. - Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng. Ai?: Đàn trâu Làm gì?: đang gặm cỏ. - Bông hoa hồng rất đẹp - Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng. Ai?: Đàn voi Thế nào?: đi đủng đỉnh trong rừng. IV. BIỆN PHÁP SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA 1. SO SÁNH a) Cấu  tạo: Gồm có 4 yếu tố: Vế 1 + (sự vật được so sánh ) Từ so sánh + Vế 2 (sự vật dùng để so sánh ) \ VD: Mái ngói trường em đỏ thắm như nụ hoa lấp ló trong những tá lá cây xanh mát. Vế 1: sự vật được so sánh (mái ngói trường em) Vế 2: sự vật dùng để so sánh (nụ hoa) Từ so sánh: như Phương diện so sánh: đỏ thắm. b) Tác dụng. Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. (Ở ví dụ trên biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật màu đỏ đầy sức sống của mái ngói trường em.) c)  Dấu hiệu. - Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. , - Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau. d)  Các phép so sánh So sánh sự vật với sự vật. Sự vật 1 ( Sự vật được so sánh) Từ so sánh Sự vật 2 ( Sự vật để so sánh) Hai bàn tay em như hoa đầu cành. Cánh diều như dấu “á”. Hai tai mèo như hai cái nấm. So sánh sự vật với con người. Đối tượng 1 Từ so sánh Đối tượng 2 Trẻ em (con người) như búp trên cành. (sự vật) Ngôi nhà (sự vật) như trẻ nhỏ. (sự vật) Bà (con người) như quả ngọt. (sự vật) So sánh âm thanh với âm thanh. Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2 Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Tiếng chim như tiếng đàn. Bà (con người) như tiếng xóc những rổ tiền đồng So sánh hoạt động với hoạt động. Hoạt động 1 Từ so sánh Hoạt động 2 Lá cọ xòe              như tay vẫy Chân đi như đập đất Các kiểu so sánh. -   So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì, giống như, như là, . Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối -  So sánh hơn kém: chẳng bằng, chưa bằng, không bằng, hơn, kém 2. NHÂN HÓA a)  Thế nào là nhân hóa ?   Nhân hóa là cách gọi, tả các sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người làm cho chúng có hoạt động, tính cách, suy nghĩ giống như con người; làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun.  - Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới. b) Các cách nhân hóa: Có ba cách - Gọi sự vật bằng những từ ngữ dùng để gọi con người: Ví dụ: Ông mặt trời, chị chổi rơm - Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả con người: Về hình dáng: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai Về hoạt động: : Mây vừa mặc áo hồng Thoắt đã thay áo trắng Áo vạt dài vạt ngắn Cứ suốt ngày lang thang Về tâm trạng: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những cây tưng bừng, ồn ã, lại trở về vớidáng vẻ xanh mát, trầm tư Về tính cách:    Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. - Nói, xưng hô với sự vật thân mật như với con người. Ví dụ : Em hoa ơi! Chị yêu em lắm. V. MỞ RỘNG VỐN TỪ 1. Mở rộng vốn từ : thiếu nhi Có các từ ngữ : thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng , trẻ em, trẻ thơ, con nít, trẻ ranh,.... Các từ thể hiện sự quan tâm tới trẻ em: Chăm sóc, nuôi dưỡng, nuôi nấng , yêu thương , bảo vệ, giáo dục, dạy dỗ, giúp đỡ.... 2. Mở rộng vốn từ : gia đình Các từ ngữ: cô, dì, chú , bác , anh trai, em gái, chị họ, chị dâu, em rể, chị gái , bố mẹ, ông bà, ông nội , ông ngoại, bà nội, bà ngoại,..... Một số thành ngữ : Con hiền cháu thảo/ Con có cha như nhà có nóc/ Chị ngã em nâng... 3. Mở rộng vốn từ : Trường học Từ ngữ : cô hiệu trưởng, thầy giáo, cô giáo, học sinh, học trò, giáo viên, bác bảo bệ cô văn thư, ....thời khóa biểu , lễ khai giảng, lớp học, bục giảng, lơp học , bàn ghế, 4. Mở rộng vốn từ : Cộng đồng Từ ngữ : cộng đồng, cộng tác, đồng bào, đồng đội, đồng tâm, đồng hương,.. Thái độ sống trong cộng đồng: Chung lưng đấu cật. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại. Ăn ở như bát nước đầy. 5. Mở rộng vốn từ : quê hương, Tổ quốc Một số từ ngữ : quê quán, quê cha đât tổ, đất nước, giang sơn, tổ quốc, nơi chôn rau cắt rốn... - Bảo vệ , xây dựng, giữ gìn, dựng xây. 6. Mở rộng vốn từ : Từ địa phương Ba/ bố, mẹ / má, anh cả / anh hai, quả / trái, hoa/ bông, dứa/ thơm, sắn/ mì, ngan/ vịt xiêm... 7. Từ ngữ chỉ các dân tộc : Ba – na, Kinh, Ê – đê, Chăm , Hoa, Tày , Nùng , Thái , Mường , Cao Lan,.... 8. Từ ngữ chỉ thành thị : Hà Nội , Thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,... - Các sự vật hoặc công việc ở thành phố : nhà cao tầng, đường nhựa, xe buýt, thang máy, siêu thị, trung tâm thương mại , công viên, nhà máy , xí nghiệp, khu vui chơi giải trí, chế tạo , nghiên cứu,.... Từ ngữ chỉ nông thôn: cánh đồng, ruộng khoai, cánh diều , triền đê, đường đất, cây đa, con trâu , cày ruộng,... 9. Từ ngữ về trí thức: bác sĩ, giáo viên, nhà khoa học, kĩ sư, y tá, giảng viên, chuyên viên,... Các hoạt động: dạy học , nghiên cứu, chế tạo, thiết kế, khám chữa bệnh,... 10. Từ ngữ về nghệ thuật: múa , hát , nhạc kịch, xiếc, ảo thuật, điện ảnh,.... Từ chỉ người hoạt động nghệ thuật : diễn viên, nghệ sĩ, ca sĩ, đạo diễn, biên kịch, dựng phim, họa sĩ,.... Từ chỉ các hoạt động nghệ thuật : đóng phim, diễn, hát, múa, vẽ , sáng tác.... 11. Từ ngữ về lễ hội: Một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, lễ hội đền Gióng, lễ hội bà Chúa Xứ,.. Một số hội : hội bơi trải, hội chọi trâu, hội lim, hội phết,... Một số hoạt động trong lễ hội : dâng hương, rước kiệu, kéo co, nấu cowmthi, đua thuyền , chơi cờ người,... 12. Từ ngữ về thể thao Một số môn thể thao : bóng đá, cờ vua, bơi lội, điền kinh, bóng chuyền, cử tạ.... 13. Từ ngữ về thiên nhiên : mưa, mây, gió, nắng , bão , sấm chớp, bão tuyết,.. núi, sông, biển, mặt đất , bầu trời, vũ trụ ,... 14. Từ ngữ về các nước Một vài nước : Lào , Cam phu chia, Anh , Mĩ , Tây Ban Nha, Nhật bản, Hàn Quốc,...

File đính kèm:

  • doctong_hop_kien_thuc_tieng_viet_lop_3.doc
Giáo án liên quan