Thi khảo sát chất lượng học kì I môn ngữ văn 9 năm học 2013 - 2014 thời gian: 90 phút

Câu 1 : (2 điểm) Tóm tắt đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (khoảng mười dòng).

Câu 3 : (3 điểm)

Cho hai câu thơ:

"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi khảo sát chất lượng học kì I môn ngữ văn 9 năm học 2013 - 2014 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC TRƯỜNG THCS ĐA LỘC THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2013 - 2014 Thời gian: 90 phút Câu 1 : (2 điểm) Tóm tắt đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (khoảng mười dòng). Câu 3 : (3 điểm) Cho hai câu thơ: "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng" a. Biên pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên ? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó ? b. Từ "mặt trời" trong câu thơ thứ hai được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi từ "mặt trời" trong câu thơ đó là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Câu 3: (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ: ... Từ hồi về thành phố Ngửa mặt lên nhìn mặt quen ánh điện cửa gương có cái gì rưng rưng vầng trăng đi qua ngõ như là đồng, là bể như người dưng qua đường. như là sông, là rừng Thình lình đèn điện tắt Trăng cứ tròn vành vạnh. phòng buyn- đinh tối om kể chi người vô tình vội bật tung cửa sổ ánh trăng im phăng phắc đột ngột vầng trăng tròn. Đủ cho ta giật mình. (Ánh trăng - Nguyễn Duy) --------------------Hết-------------------------- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút. A. Hướng dẫn chung: Giáo viên khi chấm bài lưu ý đọc kĩ, chấm cẩn thận, không đếm ý cho điểm mà cần cân nhắc tổng thể bài làm theo từng câu của đề để cho điểm chung. Hướng dẫn sau đây chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nêu những yêu cầu chung, không đi vào chi tiết. Trước khi chấm, giáo viên trong tổ cần thảo luận kĩ yêu cầu, vận dụng biểu điểm để có sự thống nhất chung. Cần lưu ý những điểm sau: - Trong từng phần, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên xem xét để trừ điểm về các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trình bày sao cho phù hợp. - Giáo viên cần vận dụng đáp án và biểu điểm một cách linh hoạt; căn cứ tình hình thực tế bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lý; trân trọng những suy nghĩ sáng tạo của học sinh. Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 - Nội dung: Tóm tắt được nội dung chính của truyện “Chiếc lược ngà” - Hình thức: Viết đúng kiểu đoạn văn tóm tắt văn bản tự sự (khoảng 10 dòng), đoạn viết liền mạch, ý lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ (1 điểm) (1 điểm) Câu 2 Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách song cần đảm bảo được những ý cơ bản sau: - Hai câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: gọi em Cu tai bằng từ "mặt trời" + Có tác dụng thể hiện tình yêu thương bao la của người mẹ Tà - ôi đối với con, coi con là ánh sáng, hạnh phúc, tình yêu, là nềm tin, sức mạnh.... + Từ "mặt trời" trong câu thứ hai được dùng theo nghĩa chuyển. Nhưng không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. Vì nghĩa chuyển này chỉ mang tính tạm thời xuất hiện trong văn bản này thôi. (3.0 điểm) (0. 5 điểm) (1.0 điểm) (1.5 điểm) Câu 3 a. Yêu cầu về nội dung: - Giới thiệu khái quát về Nguyễn Duy và hoàn cảnh ra đời bài thơ Ánh trăng (ra đời năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi đất nước thống nhất, người lính trở về với cuộc sống đời thường. - Bài thơ làm theo thể 5 chữ, kết hợp tự sự với trữ tình , nhịp thơ linh hoạt , giọng diệu tâm tình , hình ảnh biểu cảm. Như một lời tự nhắc nhở về quá khứ của cuộc đời người lính đã từng gắn bó với vầng trăng thiên nhiên , với đất nước bình dị hiền hậu và thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ thể hiện rõ ở 4 khổ thơ cuối. - Khái quát ngắn gọn mối quan hệ gắn bó giữa người lính với vầng trăng trong quá khứ: đó vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh tượng trưng về đất nước, thiên nhiên một thời quá khứ của người lính mà con người với thiên nhiên "tri kỉ", hoà đồng, gần gũi, thân thiết, gắn bó. - Trong hiện tại: chiến thắng, người lính về thành phố. Cuộc sống đổi thay. Người lính được sống trong nhà cao cửa rộng " ánh trăng" " tri kỉ " năm nào giờ bỗng trở thành "người dưng" =>Biểu hiện của lối sống bội bạc: "có mới nới cũ" đáng phê phán - Tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng : Nơi thành phố hiện đại lắm ánh điện , người ta ít khi chú ý đến ánh trăng . Thật bất ngờ, điện mất, từ ngôi nhà nhà thơ đã nhìn thấy vầng trăng tròn xuất hiện, tự nhiên nhớ bao kỉ niệm nghĩa tình để thức tỉnh lương tri con người. - Cảm xúc và suy ngẫm về vầng trăng một thời bị lãng quên:  Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm năm tháng gian lao , bai hình ảnh của thiên nhiên. Nhà thơ thấy "rưng rưng" cảm xúc. - Vầng trăng trong bài thơ còn có ý nghĩa biểu tượng: biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống. Nó không chỉ làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên, của quê hương đất nước mà còn đánh thức bao kỉ niệm hồn nhiên của thời tuổi nhỏ, bao kỉ niệm một thời gian lao chiến đấu.  - Khổ thơ cuối là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng: Mặc cho con người vô tình - trăng (tượng trưng cho thiên nhiên, quá khứ đẹp đẽ) tròn vành vạnh, vẹn nguyên. Biện pháp nghệ thuật đối lập và phép nhân hóa ở khổ cuối đã làm cho hình ảnh ánh trăng hiện lên như con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. Trăng hiện về lặng lẽ, bao dung như tấm lòng của nhân dân, đất nước. Sự im lặng gợi nhiều suy tư, để người lính tự thức tỉnh. Phút giật mình của người lính trong bài cũng là cái giật mình của bao thế hệ độc giả về một đạo lí sâu xa: uống nước nhớ nguồn. - Khẳng định cái hay của bài thơ chính là gợi lên chân dung con người rất thực, con người với những trăn trở, suy tư, với sự thú nhận của lương tri chớm lãng quên quá khứ, từ đó nhắc nhở mọi người lối sống ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ. b. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết phải có đủ bố cục 3 phần: Mở bài - thân bài - kết bài. - Viết đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ (Cảm nhận, đánh giá về cả nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong đoạn). - Diễn đạt giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ, logic. - Câu đúng ngữ pháp, từ đúng chính tả. (5.0 điểm) (0.5 điểm) (0.5 điểm) (0.5 điểm) 0.5 điểm) (0.5 điểm) (0.5 điểm) (0.5 điểm) (1.0 điểm) (0.5 điểm) c. Biểu điểm: - Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kĩ năng, kiến thức : 5đ - Đáp ứng đầy đủ nội dung, bố cục nhưng có sai sót một số lỗi về diễn đạt : 4 - 4,5đ - Đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng, 2/3 kiến thức: 2,75- 3,75 đ - Đáp ứng được 2/3 yêu cầu về kĩ năng, 1/2 yêu cầu về kiến thức: 2 - 2,5đ - Đáp ứng được 1/2 yêu cầu về kĩ năng và kiến thức: 1- 1,75đ - Mức điểm từ 0,25- 0,75 Gv chấm tự linh hoạt cho điểm. - Bài viết lạc đề: 0 điểm. ( Lưu ý: Khi chấm, GV linh động cho điểm đối với những bài viết sáng tạo, có chất văn) Đa Lộc, ngày 24 tháng 11 năm 2013 GV ra đề thi Nguyễn Thế Nghĩa

File đính kèm:

  • docvan_ks_daloc (6).doc