Thảo luận Khái quát văn hoc thế kỷ xv-Thế kỷ xvii

1.Lịch sử- xã hội .

Lịch sử.

-Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh đại thắng,triều Lê thiết lập là một bước ngoạt trong lịch sử dân tộc.

-Sau thời kỳ hoàng kim nửa cuối thế kỷ XV bước sang thế kỷ XVI chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng về chính trị nhưng nhin chung xã hội vẫn ổn định.

Sau hơn 4 thế kỷ độc lập tự chủ (938-1407) người dân Đại Việt lại lâm vào tình trạng mất nước.Giặc Minh gây rất nhiều thảm họa cho dân tộc ta.

Tuy nhiên thời đại đau thương cũng là thời đại quật khởi,truyền thống yêu nước được phát huy.

 

 

 

 

 

pptx12 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thảo luận Khái quát văn hoc thế kỷ xv-Thế kỷ xvii, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 10/2/2012 ‹#› NHÓM 2 KHÁI QUÁT VĂN HOC THẾ KỶ XV-THẾ KỶ XVII Đặc điểm tư tưởng, xã hội, lịch sử, văn hóa. 1.Lịch sử- xã hội . Lịch sử. -Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh đại thắng,triều Lê thiết lập là một bước ngoạt trong lịch sử dân tộc. -Sau thời kỳ hoàng kim nửa cuối thế kỷ XV bước sang thế kỷ XVI chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng về chính trị nhưng nhin chung xã hội vẫn ổn định. Sau hơn 4 thế kỷ độc lập tự chủ (938-1407) người dân Đại Việt lại lâm vào tình trạng mất nước.Giặc Minh gây rất nhiều thảm họa cho dân tộc ta. Tuy nhiên thời đại đau thương cũng là thời đại quật khởi,truyền thống yêu nước được phát huy. Ngọn lửa anh hùng bốc cao hơn bao giờ hết tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bước sang thế kỷ XVI và thế kỷ XVII nhìn chung Xã hội ổn định,nhưng chế độ phong kiến Việt Nam có những biểu hiện khủng hoảng. Xã hội. -Triều đình nhà Lê xây dựng một chế độ phong kiến TW tập quyền vững mạnh. -Thành phần cơ cấu xã hội:nhà nước quân chủ chuyên chế đồng thời là nhà nước phong kiến quan liêu.Quyền hành tập trung trong tay vua.Nhà nước phong kiến dựa vào giai cấp địa chủ là giai cấp thống trị về kinh tế đây là giai cấp nắm chính quyền,nho sĩ quan liêu là động lực chính của xã hội. 2.Văn hóa tư tưởng. Về văn hóa,nét nổi bật là sức sống quật khởi của nền văn hóa Đại Việt. -Giặc Minh thực hiện chính sách đồng hóa và ngu dân,thực hiện phương châm đốt sạch phá sạch do chính Minh Thành tổ ra lệnh. -Đối chọi với sự tàn phá khốc liệt, thâm độc của giặc Minh là sức sống quật khởi của nền văn hóa Đại Việt,nền văn hóa nước nhà có bị tàn phá nhưng không diệt vong. Nhà Lê khi giành độc lập đã bắt tay vào việc bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc. Một trong những điểm nổi bật của tình hình văn hóa giai đoạn này là tác dụng to lớn của chữ nôm -Trong khí thế đi lên của thời đại, giáo dục rất phát triển. Nhà Lê rất chú trọng đến khoa cử, khuyến khích nhân tài ra giúp nước. Giáo dục phát triển có ảnh hưởng tích cực tới văn hóa, văn học. Về tư tưởng, nho học đạt tới mức cực thịnh trong thế kỉ XV, Phật, Đạo mất dần địa vị -Từ thế kỉ XV trở đi , Nho giáo là quốc giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam. -Đặc biệt là ảnh hưởng tinh thần dân tộc, tư tưởng quần chúng, không khí thời đại có tác dụng phát huy những yếu tố khả thủ của nho giáo; đồng thời đưa tư tưởng tích cực của quần chúng vào những khái niệm vốn có của nho giáo. II.Đặc điểm văn học Tình hình chung Văn học đi từ âm hưởng ngợi ca dân tộc, ngợi ca vương triều phong kiến sang âm hưởng phê phán hiện thực xã hội. Âm hưởng ngợi ca là âm hưởng chủ đạo quán xuyến toàn bộ văn học thế kỉ XV. Văn học nửa đầu thế kỉ ngợi ca cuộc kháng chiến chống quân Minh, ngợi ca lãnh tụ cuộc khởi nghĩa, ngợi ca sức mạnh thời đại và truyên thống dân tộc. Nửa sau ngợi ca triều đại phong kiến, ngợi ca cuộc sống thanh bình. Sang thế kỉ XVII, văn học chuyển dần sang âm hưởng phê phán hiện thực .Văn học thời kì này gắn liền với cuộc đấu tranh chống sự suy thoái của chế độ phong kiến vì quyền lợi của nhân dân. 2. Những khuynh hướng chính trong văn học. + khuynh hướng yêu nước; đây là khuynh hướng chủ đạo của văn học thế kỉ XV. Bởi lẽ khuynh hướng này tập hợp đông đảo các tác giả, trong đố có nhiều tác giả lớn như Nguyễn Trãi. , Lí Tử Tấn,Nguyễn Mộng Tuân .Đây cũng là khuynh hướng có nhiều tác phẩm có giá trị như các tác phẩm của Nguyễn Trãi, thi tập của Nguyễn Mộng Tuân. +Nội dung của các tác phẩm thuộc khuynh hướng này là phản ánh cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng;ca tụng tinh thần chiến đấu và chiến thắng của dân ta;tự hào trước truyền thống dân tộc;cổ vũ công cuộc xd đất nước,xây dựng ‘đài xuân’ dân tộc sau ngày kháng chiến thắng lợi Khuynh hướng văn học yêu nước thế kỉ XVI-XVII có sự chuyển hướng và những biểu hiện mới khi hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi.Nội dung yêu nước biểu hiện tập tung nhất ở thơ viết về đề tài lịch sử,thơ đi sứ và thơ nói lên lòng yêu cảnh vật thiên nhiên đất nước. +Khuynh hướng thù tạc,ca tục chế độ phong kiến,khẳng định nho giáo. Nhìn rộng ra,khuynh hướng thù tạc,ca tục chế độ phong kiến tồn tại suốt cả chế độ phong kiến,mức độ nông sâu đậm nhạt khác nhau. Thế kỉ XV,giai cấp phong kiến về cơ bản đang ở giai đoạn đi lên,có tác dụng tích cực đối với lịch sử nên khuynh hướng này ít nhiều có những điều khá thủ. sang thế kỉ XVI-XVII, khi chế độ phong kiến có những biểu hiện khủng hoảng thì khuynh hướng ca tụng vương triều khó tránh khỏi sự sáo rỗng, phô trương, công thức. khuynh hướng ca tụng chế độ phong kiến biểu hiện tập chung ở nửa cuối thế kỉ XV với Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn.một số tác giả tiêu biểu: Trình Thanh, Nguyễn Trực, Thái Thuận… Nội dung các tác phẩm khuynh hướng này thường nói lên sự thỏa mãn trước hiện thực phong kiến, trực tiếp ca tụng vua và triều đại. + Khuynh hướng bất mãn với thời thế, phê phán hiện thực xã hội, phê phán những gì phi Nho giáo, Khuynh hướng bất mãn với với thế có từ cuối thời Trần và tồn tại suốt chặng đường lịch sử của chế độ phong kiến cũng với mức độ đậm nhạt khác nhau. Trong thế kỉ XV, giai cấp phong kiến cơ bản đang ở giai đoạn đi lên, có tác dụng tích cực đối với lịch sử thì khuynh hướng bất mãn thời thế có lúc trở nên lạc điệu.Sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến bước đầu khủng hoảng. Có thể nói đây là khuynh hướng lớn của văn học thế kỉ XVI-XVII. Các tác giả của khuynh hướng này chủ yếu là nho sĩ ẩn dật, nho sĩ bình dân. 3. Thành tựu nghệ thuật 3.1.thơ chữ nôm – bước phát triển mới của nghệ thuật thơ ca tiếng việt. Thế kỉ XV có thể gọi là thế kỉ của thơ nôm đường luật, bởi sự xuất hiện của hai tập thơ lớn là: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập Với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, lịch sử văn học Việt Nam trên thực tế đã có thêm một thể thơ mới là thể thơ đường luật. Với Quốc âm thi tập và Hồng Đức trức quốc âm thi tập, ngôn ngữ tiếng việt đã trở thành ngôn ngữ văn học, không chỉ có giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ. Thành tựu nghệ thuật của văn học Nôm,giai đoạn này đặt nền tảng chắc chắn cho sự nở rộ của văn học Nôm trong hai thế kỉ sau. 2.2.văn xuôi tự sự -Văn xuôi tự sự thế kỉ XV đi từ những áng văn ghi chép lịch sử, yếu tố sử còn đậm nét như Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục…… -Trên cơ sở thành tựu của văn tự sự, truyện kí thế kỉ XV-XVII , văn học các thế kỉ sau có điều kiện đi những bước dài trên con đường phát triển thể loại này trong cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm -Sự xuất hiện nhiều loại hình văn học, những thành tựu nghệ thuật có ở nhiều thể loại chứng tỏ văn học thế kỉ XV-XVII đã có sự phát triển toàn diện.

File đính kèm:

  • pptxtrung dai.pptx