Giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
39 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tăng cường giáo dục kĩ năng sống qua môn đạo đức ở tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC Báo cáo viên: Võ Thị Mỹ - Lê Hoàng Minh Phương * CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GD KĨ NĂNG SỐNG CHO HS PHỔ THÔNG BÀI 3 I. CÁCH TIẾP CẬN Giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục; mà theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập. Quan niệm về PPDH PPDH là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong tài liệu này, PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. MÔ HÌNH BA BÌNH DIỆN CỦA PPDH Quan điểm DH – PPDH - Kỹ thuật DH Bình diện vi mô Bình diện trung gian Bình diện vĩ mô PP vĩ mô PP Cụ thể PP vi mô QUAN ĐIỂM DẠY HỌC Các QĐDH Thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi,.. Khăn trải bàn, các mảnh ghép, phòng tranh QUAN ĐIỂM DẠY HỌC Là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lí thuyết của lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học. QUAN ĐIỂM DẠY HỌC Là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của PPDH. Ví dụ: quan điểm DH phân hoá, DH tình huống, DH tương tác, DH giải quyết vấn đề, DH theo nhóm… PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở bình diện trung gian, khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp (PPDH cụ thể), là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, thuyết trình… KĨ THUẬT DẠY HỌC Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. KĨ THUẬT DẠY HỌC Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ: trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép... Một số lưu ý: Mỗi QĐDH có những PPDH cụ thể phù hợp với nó; mỗi PPDH cụ thể có các KTDH đặc thù. Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều QĐDH, cũng như có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi không rõ ràng. Một số lưu ý(tiếp): Có những PPDH chung cho nhiều môn học, nhưng có những PPDH đặc thù của từng môn học hoặc nhóm môn học. Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH. II. Một số Phương pháp DHTC Thảo luận nhóm Đóng vai Xử lí tình huống Nghiên cứu trường hợp điển hình Tổ chức trò chơi Dự án …. PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. QUY TRÌNH DẠY HỌC NHÓM Phương pháp nghiên cứu điển hình Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng cat-set mà không phải trên văn bản viết. Quy trình thực hiện Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là: HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác). Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV. Phương pháp giải quyết vấn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PP dạy học đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết chuyển HS vào tình huống có vấn đề kích thích họ tự lực , chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề KHÁI NIỆM VẤN ĐỀ Trạng thái xuất phát Vật cản Trạng thái đích Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. KHÁI NIỆM VẤN ĐỀ ( Tiếp ) Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần Trạng thái xuất phát: không mong muốn Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn Sự cản trở TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ Trạng thái xuất phát Vật cản Trạng thái đích Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng…) để giải quyết. CẤU TRÚC CỦA QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÊn ®Ò I) NhËn biÕt vÊn ®Ò Ph©n tÝch tình huống Nhận biết, tr×nh bµy vấn đề cần giải quyết II) T×m các phương án gi¶i quyÕt So s¸nh víi c¸c nhiÖm vô ®· gi¶i quyÕt T×m c¸c c¸ch gi¶i quyÕt míi Hệ thèng ho¸, s¾p xÕp c¸c ph¬ng ¸n gi¶i quyÕt III) Quyết định phương án (gi¶i quyÕt VĐ) Ph©n tÝch các phương án §¸nh gi¸ các phương án QuyÕt ®Þnh Giải quyÕt Phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. Quy trình thực hiện Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai. Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử. GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. Quy trình thực hiện GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS Chơi thử ( nếu cần thiết) HS tiến hành chơi Đánh giá sau trò chơi Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi Dạy học theo dự án (PP dự án) Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN QUYẾT ĐỊNH CHỦ ĐỀ GV /HS đề xuất sáng kiến chủ đề, xđ mục đích dự án XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Học sinh lập kế hạch làm việc, phân công lao động THỰC HIỆN Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch Kết hợp lý thuyết và thực hành, tạo sản phẩm GIỚI THIỆU SẢN PHẨM Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án Đánh giá GV và HS đánh giá kết quả và quá trình Rút ra kinh nghiệm III. Một số Kĩ thuật DHTC Động não Khăn trải bàn Trưng bày phòng tranh Công đoạn Trình bày 1 phút Hỏi chuyên gia Hoàn tất một nhiệm vụ Hỏi và trả lời … Nghiên cứu tài liệu (30 phút): Nhóm đọc tài liệu về các KTDH Tìm hiểu một số KTDH tích cực: Nhóm 1: KT trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, Nhóm 2: KT hỏi chuyên gia, các mảnh ghép, Nhóm 3: KT Công đoạn, phòng tranh, Nhóm 4: KT động não, Chúng em biết 3 Nhóm 5: KT Hỏi và trả lời, nói cách khác Tìm hiểu (Tiếp)- Nhiệm vụ các nhóm IV. VẬN DỤNG PP&KTDHTC ĐỂ GD KNS QUA MÔN HỌC, HĐGDNGLL Nghiên cứu các KTDHTC thảo luận nhóm: Hiện nay , thầy cô đã áp dụng ở lớp được những kĩ thuật dạy học nào ? Qua kĩ thuật dạy học đó , thầy cô đã giáo dục KNS nào cho HS ? Mẫu ghi kết quả thảo luận nhóm: III. VẬN DỤNG PP&KTDHTC ĐỂ GD KNS QUA MÔN HỌC, HĐGDNGLL Kết luận: Nếu GV sử dụng các PP/KTDH trong quá trình dạy học các môn học/ tổ chức HĐGD NGLL, HS sẽ được rèn luyện các KNS. Với cách tiếp cận này thì môn học nào cũng có thể GD KNS cho HS mà không làm nặng thêm ND môn học. Mỗi PP/KTDH tích cực có ưu thế trong việc rèn luyện các KNS khác nhau. Tùy đặc trưng môn học, cấp học mà có thể GD cho HS các KNS với mức độ khác nhau; cũng như sử dụng các PPDH, KTDH tích cực khác nhau. V. Nghiên cứu các giai đoạn của quá trình học có GDKNS Làm việc nhóm: (10 phút) Hai nhóm NC tài liệu (trang 35, 36) và trình bày về một giai đoạn theo phân công. ( 3 nhóm giai đoạn 1+2 ; 2 nhóm giai đoạn 3+4) 1. Bản chất/nhiệm vụ của giai đoạn đó là gì? 2 . Mối liên hệ giữa giai đoạn đó với giai đoạn trước hoặc sau nó? 4 giai đoạn của quá trình học có GDKNS Giai đoạn Khám phá: Tìm hiểu kinh nghiệm/hiểu biết của học sinh liên quan đến KNS sẽ học. PP/KTDH thường sử dụng: Động não, Phân loại/Xác định chùm vấn đề, Thảo luận, Chơi trò chơi tương tác, đặt câu hỏi,…. 4 giai đoạn của quá trình học có GDKNS Giai đoạn Kết nối: Giới thiệu bài học, thông tin mới và các kĩ năng liên quan đến thực tế cuộc sống (tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới = chương trình học dựa trên thực tiễn/thực tế). PP/KTDH thường sử dụng: Thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình, phân tích tình huống, động não, Hỏi chuyên gia, Công đoạn, ... 4 giai đoạn của quá trình học có GDKNS Giai đoạn Thực hành: Gồm các hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh luyện tập, thực hành KNS mới học vào một tình huống/bối cảnh tương tự. PP/KTDH thường sử dụng: đóng vai, xử lí tình huống, hỏi chuyên gia, hỏi và trả lời, trò chơi,… 4 giai đoạn của quá trình học có GDKNS Giai đoạn Vận dụng: Tạo cơ hội cho học sinh áp dụng các KNS đã học vào các tình huống/bối cảnh mới hoặc tình huống/bối cảnh thực tiễn . PP/KTDH thường sử dụng: Dự án, hoạt động nhóm, ... Giai đoạn vận dụng ( Tiếp ) Có thể thực hiện tại lớp Vận dụng có Một phần tại lớp, một 3 khả năng phần sau tiết học Sau tiết học Khám phá Kết nối Thực hành Vận dụng Tiết 1 Tiết 2 Sơ đồ minh hoạ cho 4 giai đoạn của quá trình dạy học có GDKNS
File đính kèm:
- Bai 3 Giao duc KNS mon Dao duc.ppt