Tâm lý học quản lý

Câu 1: Phân biệt lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh. Mối quan hệ của các yếu tố đó trong công tác quản lý con người.

Trong xã hội con người, khi xuất hiện các nhóm người, các cơ quan, tổ chức. có chung yêu cầu hoạt động để đạt tới một mục đích nào đó thì xuất hiện người thủ lĩnh, người lãnh đạo hay người quản lý.

Muốn phân biệt được lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh, ta phải xem xét cách hiểu về lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh:

- Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, làm cho họ thể hiện sự tự nguyện, sự nhiệt tình phấn đấu hoàn thành mục tiêu của tổ chức đề ra. Lãnh đạo xuất hiện khi người ta muốn gây ảnh hưởng đến các hành vi của một cá nhân hay một nhóm người nhằm làm cho họ phấn đấu một cách tự nguyện để đạt tới mục tiêu của tổ chức.

- Về quản lý, nó xuất hiện trong các nhóm xã hội có nhu cầu, mục đích chung, có sự mong muốn nỗ lực của các thành viên để đạt được mục đích chung đó. Từ sự mong muốn nỗ lực chung đó, xuất hiện người quản lý. Người quản lý có chức năng, nhiệm vụ nhỏ hẹp hơn người lãnh đạo, nhưng thực tế hiện nay thì người lãnh đạo đều làm công tác quản lý, vì họ thực hiện các chức năng quản lý do thành quả đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua lãnh đạo chính là quản lý.

Xét từ những cách hiểu về lãnh đạo và quản lý nêu ở trên ta thấy, giữa lãnh đạo và quản lý là cơ bản giống nhau. Điểm khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là ở đối tượng: đối tượng của lãnh đạo là con người, còn đối tượng của quản lý có thể là con người, cũng có thể là đồ vật. Chức năng của lãnh đạo mang tính chính trị, tính định hướng, là tác động bằng các chủ trương, chính sách và tổ chức; còn chức năng của quản lý là tác động vào đối tượng để điều hành, tổ chức một cách cụ thể vào công việc của đối tượng và tổ chức lực lượng, phương tiện để thực hiện mục tiêu đề ra. Do đó, lãnh đạo và quản lý là hai mặt của một vấn đề, thường đi liền với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau; quản lý mà không lãnh đạo sẽ bị chệch hướng, dễ sa vào buông lỏng, hoạt động của mọi cá nhân sẽ tuỳ tiện; ngược lại, lãnh đạo mà không quản lý sẽ dẫn đến duy ý chí, đường lối lãnh đạo không đi vào thực tế và dẫn đến hiệu quả thực hiện mục tiêu của tổ chức không cao, thậm chí không đạt được mục đích đề ra.

 

doc9 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tâm lý học quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâm lý học quản lý Câu 1: Phân biệt lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh. Mối quan hệ của các yếu tố đó trong công tác quản lý con người. Trong xã hội con người, khi xuất hiện các nhóm người, các cơ quan, tổ chức... có chung yêu cầu hoạt động để đạt tới một mục đích nào đó thì xuất hiện người thủ lĩnh, người lãnh đạo hay người quản lý. Muốn phân biệt được lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh, ta phải xem xét cách hiểu về lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh: - Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, làm cho họ thể hiện sự tự nguyện, sự nhiệt tình phấn đấu hoàn thành mục tiêu của tổ chức đề ra. Lãnh đạo xuất hiện khi người ta muốn gây ảnh hưởng đến các hành vi của một cá nhân hay một nhóm người nhằm làm cho họ phấn đấu một cách tự nguyện để đạt tới mục tiêu của tổ chức. - Về quản lý, nó xuất hiện trong các nhóm xã hội có nhu cầu, mục đích chung, có sự mong muốn nỗ lực của các thành viên để đạt được mục đích chung đó. Từ sự mong muốn nỗ lực chung đó, xuất hiện người quản lý. Người quản lý có chức năng, nhiệm vụ nhỏ hẹp hơn người lãnh đạo, nhưng thực tế hiện nay thì người lãnh đạo đều làm công tác quản lý, vì họ thực hiện các chức năng quản lý do thành quả đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua lãnh đạo chính là quản lý. Xét từ những cách hiểu về lãnh đạo và quản lý nêu ở trên ta thấy, giữa lãnh đạo và quản lý là cơ bản giống nhau. Điểm khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là ở đối tượng: đối tượng của lãnh đạo là con người, còn đối tượng của quản lý có thể là con người, cũng có thể là đồ vật. Chức năng của lãnh đạo mang tính chính trị, tính định hướng, là tác động bằng các chủ trương, chính sách và tổ chức; còn chức năng của quản lý là tác động vào đối tượng để điều hành, tổ chức một cách cụ thể vào công việc của đối tượng và tổ chức lực lượng, phương tiện để thực hiện mục tiêu đề ra. Do đó, lãnh đạo và quản lý là hai mặt của một vấn đề, thường đi liền với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau; quản lý mà không lãnh đạo sẽ bị chệch hướng, dễ sa vào buông lỏng, hoạt động của mọi cá nhân sẽ tuỳ tiện; ngược lại, lãnh đạo mà không quản lý sẽ dẫn đến duy ý chí, đường lối lãnh đạo không đi vào thực tế và dẫn đến hiệu quả thực hiện mục tiêu của tổ chức không cao, thậm chí không đạt được mục đích đề ra. - Còn thủ lĩnh, thủ lĩnh cũng là một người đứng đầu nhóm, hoặc một tổ chức. Thủ lĩnh cũng có nhiệm vụ lãnh đạo nhóm, quản lý nhóm để nhóm hoạt động nhằm đạt tới mục đích nào đó. Thủ lĩnh ra đời trên cơ sở suy tôn tự nguyện của các thành viên trong nhóm. Thủ lĩnh tồn tại được trong nhóm nhờ uy tín của mình. Phân biệt giữa lãnh đạo và thủ lĩnh, có thể thấy một số điểm giống nhau và khác nhau cơ bản sau: Thứ nhất, sự giống nhau giữa lãnh đạo và thủ lĩnh: Người lãnh đạo và thủ lĩnh đều là những người đứng đầu các nhóm, các tổ chức, đều ra đời khi có nhiệm vụ đặt ra trước nhóm, trước tổ chức mà cần được giải quyết. Họ là những người có uy tín, đồng thời cũng là những người được những người dưới quyền thừa nhận về vị trí và là những người đưa ra các quyết định quan trọng định hướng mục tiêu hoạt động của nhóm. Thứ hai, sự khác nhau giữa lãnh đạo và thủ lĩnh: Về sự ra đời của người lãnh đạo là trên cơ sở do bổ nhiệm hoặc được bầu ra bằng phiếu tín nhiệm do cấp có thẩm quyền quyết định và quyền lực của họ được đảm bảo bằng pháp luật của nhà nước, họ lãnh đạo nhóm, tổ chức theo pháp luật của nhà nước và được nhà nước bảo vệ về quyền lợi. Còn thủ lĩnh ra đời trên cơ sở sự suy tôn của nhóm mà không được pháp luật thừa nhận, do đó họ có thể lãnh đạo nhóm theo mục tiêu của nhóm, có thể trái pháp luật (ví dụ như các nhóm cướp, các nhóm cục bộ bản vị địa phương kiện cáo, biểu tình...). Về mức độ trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhóm thì đối với người lãnh đạo họ có trách nhiệm lớn hơn thủ lĩnh rất nhiều. Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trên tất cả các phương diện hoạt động của nhóm trước cấp trên và cấp dưới, khi nhóm không hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ được giao thì người lãnh đạo phải chịu hình thức kỷ luật thích ứng. Trái lại, người thủ lĩnh chỉ chịu trách nhiệm công việc trước mọi người trong nhóm mà không phải chịu trách nhiệm trước ai nữa, nếu hoạt động của nhóm không đạt mục đích, yêu cầu hoặc thất bại thì người thủ lĩnh sẽ bị mất uy tín và đồng thời sẽ mất vị trí đứng đầu của mình trong nhóm. Về tính chất nhiệm vụ thì người lãnh đạo được một tổ chức chính thức giao nhiệm vụ và họ có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ đó bằng hình thức ra các quyết định bằng văn bản, họ tác động tới nhóm hay tổ chức trên cơ sở quyền lực và khả năng, phẩm chất của bản thân. Còn người thủ lĩnh thực hiện nhiệm vụ đó bằng năng lực, phẩm chất của mình và tác động tới nhóm bằng phương diện tình cảm. Ngày nay, vẫn còn tồn tại một số ít hiện tượng trong một cơ quan, tổ chức có cả người lãnh đạo và thủ lĩnh (người thủ lĩnh ở đây thường là đứng đầu các nhóm nhỏ, được mọi người tín nhiệm trên cơ sở bảo vệ một quyền lợi gì đó cho nhóm). Vậy thì xử lý mối quan hệ này thế nào cho phù hợp là một vấn đề khó đặt ra cho người lãnh đạo, đòi hỏi người lãnh đạo phải nghiên cứu sâu tìm hiểu, nắm được việc suy tôn người thủ lĩnh trong nhóm nhằm mục đích gì để có biện pháp phù hợp điều hoà các quan hệ. Trong trường hợp này người lãnh đạo không nên cứng nhắc, quyết định một chiều, mà phải mềm dẻo, linh hoạt, tận dụng được ảnh hưởng của người thủ lĩnh mà nhóm suy tôn để khôn khéo tác động vào người thủ lĩnh của nhóm để hướng các hoạt động của nhóm theo mục đích của cơ quan, tổ chức. Biện pháp tác động có thể là các cuộc họp mở rộng mang tính dân chủ có sự tham gia của thủ lĩnh nhóm, hoặc gặp gỡ, động viên, làm công tác tư tưởng với chính thủ lĩnh của nhóm để qua thủ lĩnh tác động đến nhóm theo chiều hướng tích cực. Câu 2: Những vấn đề cơ bản của nhân cách người lãnh đạo và mối quan hệ giữa nhân cách và uy tín của người lãnh đạo. Người lãnh đạo là người đứng đầu của một cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng của họ tới các thành viên của cơ quan, tổ chức là rất lớn. Do đó đòi hỏi người lãnh đạo phải có nhân cách để họ có thể đứng trên cương vị lãnh đạo của mình mà điều hành các hoạt động của cơ quan, tổ chức. Chính nhân cách của người lãnh đạo là tiền đề cho vị trí của người lãnh đạo, quyết định tới sự thành công hay thất bại trong việc điều hành, quản lý mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức. Nhân cách của người lãnh đạo bao gồm những đặc điểm thuộc tính tâm lý đáp ứng được những yêu cầu của công tác lãnh đạo, gồm những đặc điểm sau: phẩm chất chính trị đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực công tác con người... Thứ nhất, về phẩm chất chính trị tư tưởng, nó được thể hiện ở sự trung thành với đường lối, quan điểm, chủ trương, pháp luật của nhà nước, của tổ chức. Những phẩm chất này thể hiện ở các quan điểm của người lãnh đạo đưa ra nhằm đảm bảo định hướng cho mọi suy nghĩ, mọi hành động của mình, vì quan điểm của người lãnh đạo là ở tầm vĩ mô, tầm chiến lược, có tác động tới sự phát triển của cơ quan, tổ chức. Ví dụ đối với nước ta, Đảng và Bác Hồ quyết định đi theo con đường XHCH thì người lãnh đạo phải là người đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam để định hướng mọi người hành động theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam; các chủ trương người lãnh đạo đưa ra phải đúng định hướng XHCN; người lãnh đạo phải triệt để phê phán các quan điểm lệch lạc, sai trái, chệch định hướng XHCN mà Đảng, Nhà nước ta đã lựa chọn. Đồng thời theo truyền thống dân tộc ta thì người lãnh đạo phải có cái nhìn trên quan điểm nhân sinh quan, với tư tưởng "người lãnh đạo phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân", luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Thứ hai, là về phẩm chất đạo đức, nó được thể hiện trong các quan điểm sống với lối sống trong sạch, lành mạnh, yêu nghề, quý trọng công việc được giao. Tính trung thực là yếu tố không thể thiếu trong người lãnh đạo, nếu vi phạm quan điểm này thì người lãnh đạo sẽ không còn uy tín nữa, đồng thời vị trí của họ cũng không còn nữa. Người lãnh đạo còn phải là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, kiên trì thực hiện mục tiêu, lý tưởng đã đặt ra, không làm trái pháp luật của nhà nước. Họ là những người luôn biết sáng tạo trong công việc bằng cách đào sâu suy nghĩ vì họ là người đứng mũi chịu sào, có trách nhiệm tổ chức, phối hợp mọi người, cho nên đòi hỏi phải có một tầm tư duy chiến lược. Một yếu tố nữa là họ phải có cái nhìn mọi người trên quan điểm nhân sinh quan mang đậm tính Việt Nam - là những người giàu lòng nhân ái, xử lý các mối quan hệ một cách tế nhị, ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp một cách có văn hoá... Thứ ba, là về năng lực, đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến vị trí của người lãnh đạo. Ngày xưa người ta coi yếu tố đức và tài là hai mặt tương đối ngang nhau, nhưng ngày nay yếu tố về tài có vẻ nhỉnh hơn về đức đôi chút. Năng lực được thể hiện trên phương diện năng lực tri thức và năng lực chuyên môn, hai phương diện trên ở người lãnh đạo ngày nay là không thể thiếu. Về chuyên môn, người lãnh đạo phải thể hiện được trình độ của mình, phải hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới thi hành công việc để giúp họ giải quyết các vấn đề liên quan trên cơ sở khoa học, do đó họ phải hiểu biết công việc của cấp dưới để đánh giá đúng mức độ hoàn thành và những sai phạm, đồng thời giúp cấp dưới giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện công việc. Về năng lực trí tuệ, người lãnh đạo phải là người biết nhìn xa trông rộng, phải có tầm tư duy mang tính chiến lược để thấy được tương lai phát triển của tổ chức, để đưa ra những phương án ứng phó với các vấn đề xảy ra; họ biết phối hợp hoạt động của các thành viên trong nhóm, trong tổ chức, biết khai thác tri thức của các thành viên để điều hành công việc đạt hiệu quả công việc cao nhất. Nhà lãnh đạo cũng dựa vào tri thức của mình để ra những quyết định quản lý sáng suốt, kịp thời, chính xác, đồng thời nhờ tri thức của mình, nhà lãnh đạo có thể điều hoà các mối quan hệ trong tổ chức, được mọi người tin tưởng và phục tùng. Thứ tư là về năng lực tổ chức, đây là điều kiện cần thiết của nhà lãnh đạo vì họ là những người được bổ nhiệm, bầu ra để tổ chức mọi người. Do đó họ phải có đầu óc thực tế, có khả năng quảng giao, khả năng quan sát dự đoán chính xác. Tính kiên trì và chịu đựng của người lãnh đạo cũng rất cần thiết để tránh những điều bất lợi cho mình khi điều hành mọi người. Ngoài ra họ còn phải có lòng dũng cảm, quyết đoán trước những trường hợp đặc biệt, có tính kỷ luật cao để làm gương cho mọi người noi theo. Đồng thời họ còn phải có sự nhạy cảm về tâm lý, biết tác động phù hợp với đối tượng, có khả năng truyền cảm vì nó ảnh hưởng tới người dưới quyền là khả năng liên kết, tập hợp, lôi cuốn người khác. Tóm lại, nhà lãnh đạo là người đứng trên nấc thang cao nhất trong một cơ quan, một tổ chức, địa vị của họ đòi hỏi phải có trình độ về tri thức, về phẩm chất đạo đức, về năng lực chuyên môn, khả năng tổ chức và giao tiếp... phải hơn những người khác. Uy tín của người lãnh đạo chính là ở khả năng của họ, chỉ có uy tín mới giúp nhà lãnh đạo tồn tại vững chắc trên cương vị của mình. Do đó, đòi hỏi nhà lãnh đạo ngày nay phải là người "văn, võ song toàn", có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ mới của nước ta - thời kỳ giao lưu và hội nhập quốc tế. Câu 3: Trình bày phương pháp đánh giá thành tích cá nhân? TL: - Việc đánh giá thành tích công tác cá nhân được ghi trên phiếu đánh giá, trong đó có các nội dung cần đánh giá và thang điểm đánh giá. Cá nhân căn cứ vào các yếu tố điền vào mẫu đó theo sự lựa chọn của mình. Bảng đánh giá được chia thành các thang điểm từ xuất sắc đến kém, người ta có thể chia thang điểm từ 1-5 hoặc từ 1-7. Các yếu tố lựa chọn để đánh giá: + Về công việc: số lượng, chất lượng công việc. + Về cá nhân: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính cách, năng lực làm việc, khả năng phối hợp với người khác trong công việc. - Việc đánh giá có thể tiến hành định kỳ theo tháng, quý, năm dưới 3 hình thức: + Cá nhân tự đánh giá + Tập thể đánh giá về cá nhân + Người quản lý đánh giá về cá nhân Ví dụ về phiếu đánh giá thành tích công tác: 1. Phiếu đánh giá thành tích công tác Họ và tên: Nguyễn Văn A Đơn vị (tổ sản xuất):... 2. Sự phát triển tương lai của cá nhân: - Hiện nay cá nhân đang ở mức độ hoàn thành công việc - Hiện nay cá nhân đang ở mức độ tối đa công việc - Có khả năng tiến bộ sau khi được đào tạo - Không có những hạn chế nghiêm trọng cản trở việc thực hiện công việc 3. ý kiến của người đánh giá:............. Ngày tháng năm đánh giá Chữ ký của người đánh giá - Ưu điểm và hạn chế: + Hình thức cá nhân tự đánh giá còn có hạn chế là mang tính chủ quan cao, có thể cá nhân đánh giá về mình quá cao hoặc quá thấp do đó thực tế trong quản lý, kết quả tự đánh giá chỉ dùng làm tài liệu tham khảo. + Tập thể đánh giá về cá nhân tuy có khách quan hơn, tuy nhiên vẫn có những hạn chế là kết quả đánh giá bị ảnh hưởng bởi tình cảm tập thể với cá nhân, hoặc những người trong tập thể không hiểu rõ công việc của cá nhân mà đánh giá một cách phiến diện, thiếu chính xác. Vì vậy phương pháp này cũng thường chỉ sử dụng làm thông tin tham khảo. + Cấp trên đánh giá cá nhân trong quản lý là hợp lý, chính xác hơn cả, vì người quản lý hiểu được công việc của cấp dưới mà họ đang theo dõi. Họ hiểu được mức độ tham gia và khả năng tự hiểu công việc của cá nhân, thường xuyên kiểm tra công việc của cá nhân và tập thể. Sau khi có được bản đánh giá thành tích cá nhân, người ta xếp hạng. Xếp hạng là phương pháp đánh giá căn cứ vào việc xét hạng thứ tự những người cần được đánh giá. Có các phương pháp xếp hạng: - Phương pháp xếp hạng luân phiên: Người quản lý lập ra một danh sách toàn bộ những người được đánh giá và chia danh sách đó làm 2 phần: + Những người trội hơn so với những người khác về dặc điểm cần đánh giá. + Những người đứng đầu của từng danh sách trội hơn những người còn lại về đặc điểm đánh giá. Trên cơ sở đó, người quản lý có thể chọn ra được những người trội hơn những người khác trong nhóm quản lý của mình. VD: Bảng năng lực công tác - Phương pháp so sánh theo từng cặp: (+: trội hơn, -: kém hơn) Người đánh giá so sánh từng người với tất cả những người khác cần được đánh giá và kết quả đánh giá căn cứ vào số điểm đánh giá tương đương với số lần so sánh theo từng cặp trong bảng đánh giá. Việc sử dụng 2 phương pháp này có hiệu quả đối với việc đánh giá nhóm nhỏ. - Phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng: Là phương pháp ghi chép lại những việc làm tốt và xấu bằng cách ghi phiếu về từng cá nhân giúp người quản lý tổng kết đánh giá cá nhân vào thời điểm cần đánh giá. Ưu điểm của phương pháp này là có thể theo dõi quá trình làm việc của cá nhân. Nhược điểm là đòi hỏi nhà quản lý phải tỉ mỉ và mất nhiều thời gian, vì vậy có thể người quản lý bị sao nhãng do bận quá nhiều công việc. VD: Họ và tên...Ngày tháng năm sinh:.... Tổ:... Ngoài ra, còn có phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn công việc: Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở cơ sở sản xuất, đó là phương pháp đánh giá mức đô hoàn thành công việc của người làm công so với tiêu chuẩn đề ra. Các tiêu chuẩn được đánh giá bao gồm: thời gian thao tác, tiến độ, số lượng, chất lượng sản phẩm, mức độ hoàn thành công việc... Câu 4: Các hoạt động cơ bản của người lãnh đạo và chức năng của hoạt động quản lý? * Các hoạt động cơ bản của người lãnh đạo: - Hoạt động nhận thức: Diễn ra theo các khâu sau: + Xuất hiện tình huống có vấn đề ở người lãnh đạo (có thể là sự kiện, hiện tượng tạo ra sự quan tâm của người lãnh đạo). + Tổ chức nghiên cứu tình huống có vấn đề liên quan trực tiếp đến sự đúng đắn hay không đúng đắn của việc ra quyết định quản lý. Nếu nghiên cứu vấn đề không đầy đủ, không chính xác, bị chi phối của người khác về kinh nghiệm, thói quen cũ, có thể ảnh hưởng, sai sót trong quá trình quản lý. - Hoạt động ra quyết định: Việc ra quyết định phụ thuộc vào hiệu quả của quá trình nghiên cứu tình huống có vấn đề, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như: những đặc điểm tâm lý xã hội nảy sinh ở chủ thể và khách thể quản lý; vấn đề cần quyết định, cách thức đi đến quyết định quản lý. Ra quyết định quản lý là hình thức chủ yếu của hoạt động lãnh đạo, nó thể hiện nội dung lao động, trình độ quản lý của người lãnh đạo, khả năng tác động, kích thích của người lãnh đạo tới cấp dưới. Có thể nêu ra các bước của quá trình ra quyết định như sau: + Phân loại các vấn đề cần được giải quyết:... + Xác định rõ ràng vấn đề:... + Chỉ rõ các điều kiện hành động:... + Thảo hiệp quyết định: Làm cho quyết định của người lãnh đạo thích nghi với hoan cảnh, điều kiện, đi đến việc thực hiện có hiệu quả cao nhất. + áp dụng quyết định: + Xem xét tính có hiệu lực của quyết định: - Hoạt động tổ chức thực hiện quyết định quản lý: Trong quá trình quản lý, lãnh đạo tổ chức hoạt động, thực hiện quyết định quản lý có liên quan đến việc thực hiện các chức năng sau: + Khách quan hoá chương trình hành động, có tính chất ý tưởng được xây dựng trong đầu người lãnh đạo. + Giúp người thừa hành luôn xác định được vai trò, nhiệm vụ cụ thể của bản thân. + Đảm bảo gây tác động tâm lý đối với mọi người, thực hiện tập trung hoàn thành các nhiệm vụ được giao. + Giúp nhà lãnh đạo điều chỉnh những vấn đề cần thiết trong quá trình lãnh đạo. Một số phẩm chất và ý chí cơ bản ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người lãnh đạo: + Năng lực nhận ra vấn đề + Năng lực xác định nhanh chóng, chính xác tình huống + Năng lực trí tuệ, sáng tạo, dự đoán... + Có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý chí cao. + Năng lực về chuyên môn nghiệp vụ Việc quyết định của lãnh đạo còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau: + áp lực từ chính người lãnh đạo + áp lực từ người dưới quyền + áp lực từ cấp trên Hoạt động ra quyết định còn liên quan tới phong cách lãnh đạo... Từ những hoạt động của người lãnh đạo nêu trên, ta thấy đặc điểm của hoạt động lãnh đạo: - Là hoạt động phức tạp, có tính chuyên biệt vì đối tượng của hoạt động lãnh đạo là con người có đặc điểm tâm lý, tổ chức khác nhau, đòi hỏi nhà lãnh đạo... - Là hoạt động gián tiếp, vì họ là người chỉ đạo, tập hơn, huy động sức mạnh tập thể, bản thân người lãnh đạo không trực tiếp làm ra sản phẩm... - Mang tính giao tiếp... - Có tính sáng tạo cao... * Chức năng của hoạt động quản lý: Hoạt động quản lý có các chức năng sau: - Chức năng lập kế hoạch: + Thiết lập các mục tiêu, đặt ra các mục đích cần đạt tới, mức độ yêu cầu đạt được trong tương lai. + Xác định kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. + Để xác định được mục tiêu, nhà quản lý cần phải tìm hiểu thông tin, phân tích, sàng lọc, dự đoán... trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đề ra nhiệm vụ cụ thể, các biện pháp giải quyết trong thời gian nhất định. + Khi lập kế hoạch cần nêu được những nhiệm vụ cụ thể của các giai đoạn, thời gian, biện pháp thực hiện như nhân lực, kinh phí, các điều kiện phương tiện... + Khi lập kế hoạch, nhà quản lý cần đưa ra các phương án khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu nhất nhằm hoàn thành mục tiêu có hiệu quả nhất. - Chức năng tổ chức con người và các điều kiện thực hiện mục tiêu: Sau khi lập KH thì việc tổ chức rất quan trọng. Chức năng này bao hàm việc lựa chọn, phân công công việc phù hợp; phối hợp hoạt động của các cá nhân theo nhóm, phối hợp nhóm theo chức năng chung để thống nhất hoạt động. Có thể hiểu tổ chức là việc kết hợp các nguồn lực. Ngoài ra, cần tạo điều kiện về phương tiện, trang thiết bị, cơ sở làm việc, kinh phí và các điều kiện kinh tế-xã hội, chính trị để con người hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Khi lựa chọn người phân công công việc, nhà quản lý cần chú ý: + Tinh thần trách nhiệm + Năng lực + Phẩm chất, ý chí + Quyền hạn của người đó - Chức năng thúc đẩy lãnh đạo: Là một chức năng quan trọng trong việc quyết định mức độ thực hiện của các nhân viên, ảnh hưởng đến kết quả đạt được các mục tiêu của tổ chức. Chức năng này có liên quan tới yếu tố của việc chỉ đạo và lãnh đạo cau con người thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Để thực hiện mtiêu có hiệu quả nhất, người quản lý cần cân nhắc các phương án để ra quyết định quản lý và quan tâm đến sự hiểu biết về mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng thực hiện, thời gian h thành của mọi người và h dẫn thực hiện động viên, khuyến khích mọi người thực hiện công việc đẻ đạt tới hiệu quả cao nhất. - Chức năng kiểm tra: Người quản lý sau khi tổ chức phân công con người thực hiện công việc cần kiểm tra tiến độ công việc theo đúng kế hoạch mục tiêu đã đề ra; từ đó phát hiện những điều chưa phù hợp để điều chỉnh rút ra kinh nghiệm và ban hành các quyết định mới. Các chức năng hoạt động quản lý trong thực tế có liên quan mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau và tại mỗi thời điểm có thể có 1 hoặc một số chức năng trở nên quan trọng hơn. Câu 5: Khái niệm, đặc điểm và tính hiệu quả của các phong cách lãnh đạo? KN: PCLĐ là cách thức mà người lãnh đạo tác động đến người khác để thực hiện mục tiêu của tổ chức. PCLĐ là mẫu hành vi mà người lãnh đạo thực hiện tác động tới hoạt động của ngươi khác nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. PCLĐ thường kết hợp 2 yếu tố: cá tính, đặc điểm cá nhân và môi trường: Cá tính và đạo đức nhân cách là những đặc điểm tâm sinh lý độc đáo của cá nhân được hình thành nên trong cuộc sống và nó ít thay đổi. Môi trường là những tình huống có thể biến đổi do tác động của con người; môi trường bao gồm các yếu tố đặc điểm tâm lý của nhóm, thói quen, phong tục tập quán truyền thống, khung cảnh chính trị, kinh tế-xã hội... xung quanh nhóm... đó là các dấu hiệu cơ bản đẻ phân biệt nhóm XH này với nhóm XH khác. Người ta chia ra làm 3 loại PCLĐ sau: - PCLĐ chuyên quyền độc đoán: La phong cách đòi hỏi nhân việc thực hiện mọi yêu cầu của mình, quyền quyết định và sự lựa chọn thuộc về người lãnh đạo. Người lãnh đạo chuyên quyền độc đoán thường ít quan tâm đến ý kiến của những người khác trong tập thể. Thường có những đặc điểm tâm lý liên quan đến đặc điểm về khí chất và ý chí: họ thường có khí chất nóng nảy, thiếu tự chủ và kiềm chế, hay nổi nóng, đánh giá chủ quan, không chịu nổi ý kiến tác động phản bác, nhận xét về bản thân. Họ là những người kiên trì thực hiện mục đích, tự tin, kiên định, có nghị lực, ý chí. Đối với PCLĐ này, khi áp dụng vào giai đoạn đầu khi một tổ chức mới thành lập thì có hiệu quả, tránh được những chệch hướng ban đầu; hoặc tác động vào nhóm người thụ động để phát huy năng lực của họ. Còn nếu áp dụng PCLĐ này đối với nhóm người tích cực sẽ không có hiệu quả, làm đình trệ công việc, không được đồng tình ủng hộ... - PCLĐ dân chủ: Người lãnh đạo là người thường xuyên thu nhận ý kiến của nhân viên, tổ chức hội thảo, bàn bạc và khuyến khích nhân viên tham gia xây dựng mọi chính sách của tập thể, người lãnh đạo thường là người chủ toạ các cuộc họp và quyết định dựa trên ý kiến của tập thể. Người lãnh đạo có phong cách dân chủ thể hiện rõ trong công việc, giao tiếp, họ thường là những người nhân ái, yêu thích công việc, quý trọng đúng mực những người cùng cấp, cấp dưới. Họ thường có khí chất hăng hái, sôi nổi, hoạt bát, đồng cảm với mọi người, vui vẻ, lạc quan, có khả năng tranh thủ trí tuệ của mọi người, linh hoạt trong tư duy, biết sử dụng và dòi hỏi hợp lệ với cấp dưới; đôi khi có khí chất bình thản. PCLĐ này nếu áp dụng vào nhóm người tích cực thì sẽ phát huy được hiệu quả công việc của mọi người. Nếu áp dụng vào giai đoạn đầu khi tổ chức mới thành lập, hoặc nhóm người tiêu cực thì không mang lại hiệu quả. - PCLĐ tự do: Người lãnh đạo là những người cung cấp thông tin sự kiện của tập thể, sử dụng rất ít quyền hành của mình và các cá nhân trong tập thể độc lập thực hiện những nhiệm vụ mà tổ chức giao cho. Họ nhận thấy bản thân mình chỉ có nhiệm vụ xây dựng, định hướng công việc cho tổ chức, cá nhân, còn việc thực hiện công việc thuộc về các bọ phận hoặc từng cá nhân trong tổ chức đảm nhiệm. Họ là những người muốn phát huy hết khả năng, kinh nghiệm sáng tạo của người khác, muốn người khác có ý thức trách nhiệm và tự giác đối với tổ chức. Thông thường PCLĐ này chỉ áp dụng với nhóm người cá biệt có hoạt động độc lập thì sẽ khích lệ được tinh thần lao động của họ, còn áp dụng đối với những nhóm khác thì sẽ không mang lại hiệu quả. Tóm lại,... Câu 6: Các khái niệm, đặc điểm và quá trình giao tiếp cơ bản trong quản lý? KN: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, tinh cảm, hiểu biết, vốn sống... tạo nên những ảnh hưởng, những tác động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau trong công việc. Đặc điểm: - Loại hình giao tiếp chủ yếu trong quản lý, lãnh đạo là quá trình giao tiếp chính thức. Mục đích, chức năng, phương hướng, nhiệm vụ của hoạt động giao tiếp được xác định trước và đáp ứng với yêu cầu của hoạt động quản lý, lãnh đạo. Đây la loại hình giao tiếp công việc. - Chủ thể và khách thể giao tiếp là những cá nhân/nhóm XH nhất định. Họ có vị trí khác nhau trong quá trình giao tiếp như: quan hệ đồng nghiệp, quan hệ cấp trên-dưới... Tuy nhiên, phần lớn giao tiếp trong quản lý là giao tiếp giữa lực lượng quản lý lãnh đạo với đối tượng bị quản lý lãnh đạo. - Các phương tiện giao tiếp được sử dụng một cách tổng

File đính kèm:

  • docTamLyHocQuanLy.doc