Tài liệu: Tập huấn thực hiện chương trình và hướng dẫn sử dụng tài liệu học chương trình XMC

Nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của các địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội được giao nhiệm vụ tổ chức, phối hợp thực hiện công tác xóa mù chữ (XMC) theo chương trình của Bộ GD&ĐT nắm được:

1. Mục tiêu, cấu trúc, kế hoạch dạy học, nội dung dạy học và yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tự nhiên và Xã hội (TN và XH) trong Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (XMC và GDTTSKBC) ban hành theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2007;

2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, khai thác vốn sống, kinh nghiệm của người học nhằm bồi dưỡng năng lực tự học, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn lao động, sản xuất và đời sống;

3. Định hướng đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học viên;

4. Hướng dẫn thực hiện Chương trình môn TN và XH.

 

doc73 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu: Tập huấn thực hiện chương trình và hướng dẫn sử dụng tài liệu học chương trình XMC, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ giáo dục và đào tạo tài liệu "tập huấn thực hiện chương trình và hướng dẫn sử dụng tài liệu học chương trình XMC và GDTTSKBC" môn tự nhiên và xã hội Hà nội- 2009 PHẦN I GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRèNH MễN TỰ NHIấN VÀ XÃ HỘI – CHƯƠNG TRèNH XểA MÙ CHỮ A. Mục tiờu Nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của các địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội được giao nhiệm vụ tổ chức, phối hợp thực hiện công tác xóa mù chữ (XMC) theo chương trình của Bộ GD&ĐT nắm được: 1. Mục tiêu, cấu trúc, kế hoạch dạy học, nội dung dạy học và yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tự nhiên và Xã hội (TN và XH) trong Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (XMC và GDTTSKBC) ban hành theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2007; 2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, khai thác vốn sống, kinh nghiệm của người học nhằm bồi dưỡng năng lực tự học, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn lao động, sản xuất và đời sống; 3. Định hướng đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của học viên; 4. Hướng dẫn thực hiện Chương trình môn TN và XH. B. Nội dung cụ thể I. giới thiệu chương trình, kế hoạch dạy học môn tự nhiên và xã hội 1. Cơ sở, định hướng, yêu cầu Chương trình môn TN và XH cần phải: - Bảo đảm phù hợp với đối tượng người lớn. Khi xây dựng chương trình cần phải chú ý đến đặc diểm, nhu cầu, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống đã có, điều kiện và khả năng thực tế của người lớn. Chương trình phải ngắn gọn, cơ bản, tinh giản, thiết thực và vận dụng ngay. - Bảo đảm tương đương, bảo đảm chuẩn của chương trình giáo dục Tiểu học để những người có nhu cầu có thể học tiếp lên THCS. Khi xây dựng chương trình cần căn cứ vào chuẩn của chương trình GDTH và các định hướng đổi mới hiện nay của GDTH về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và cách kiểm tra, đánh giá. Cụ thể là giảm thời lượng, giảm dung lượng (nội dung kiến thức) người học đã quen biết, đã có kinh nghiệm, những kiến thức lý thuyết khó, phức tạp, ít sử dụng, tăng cường bổ sung kiến thức hành dụng. - Học trong giai đoạn I (XMC) của Chương trình XMC và GDTTSKBC với tổng thời lượng là 60 tiết, bắt đầu từ lớp 2 đến hết lớp 3. 2. Mục tiêu, yêu cầu 2.1. Mục tiêu Học xong môn TN và XH trong chương trình XMC và GDTTSKBC học viên cần đạt được : a. Một số kiến thức cơ bản và thực tế về : - Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp). - Một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong TN và XH. Cụ thể như sau: Nêu được một số chức năng của các giác quan, các cơ quan vận động, tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh ở người. Biết giữ vệ sinh và phòng tránh một số bệnh thông thường có liên quan đến các cơ quan trên. Nêu được các thế hệ trong một gia đình và các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại; nhiệm vụ chính của tổ chức chính quyền và đoàn thể ở địa phương; các biện pháp giữ vệ sinh môi trường. Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số thực vật và động vật; một số đặc điểm của bề mặt Trái Đất; vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. b. Một số kĩ năng: - Biết cách chăm sóc sức khoẻ và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn cho bản thân, đồng thời biết hướng dẫn những người trong gia đình, cộng đồng cùng thực hiện. - Biết cách quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN và XH. c. Một số thái độ và hành vi: - Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương. * Mục tiêu môn TN và XH trong Chương trình XMC và GDTTSKBC tương đương với mục tiêu của môn TN và XH trong Chương trình GDTH. 2.2. Yêu cầu Môn TN và XH trong chương trình XMC và GDTTSKBC phải bảo đảm cho người học có các hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội, con người phù hợp và thiết thực với cuộc sống, công tác, sản xuất của học viên. 3. Cấu trúc và kế hoạch dạy học Nội dung Giai đoạn I (XMC) Lớp 1 (tiết) Lớp 2 (tiết) Lớp 3 (tiết) Tổng số (tiết) 1. Con người và sức khoẻ 0 10 10 20 2. Xã hội 0 8 8 16 3. Tự nhiên 0 12 12 24 Tổng số tiết 0 30 30 60 * Tổng số tiết học môn TN và XH trong Chương trình GDTH là 140 tiết. Trong đó, lớp 1: 35 tiết; lớp 2: 35 tiết; lớp 3: 70 tiết. Tổng số tiết học của môn TN và XH trong Chương trình XMC và GDTTSKBC là 60 tiết (xấp xỉ 43% số tiết của Chương trình GDTH). Trong đó, lớp 2: 30 tiết; lớp 3: 30 tiết. Lớp 1 chưa học vì phải dành thời lượng học Toán và Tiếng Việt. Mặc dù thời lượng của môn TN và XH trong Chương trình XMC giảm đáng kể so với Chương trình GDTH nhưng cấu trúc, nội dung của Chương trình vẫn đảm bảo sau khi học xong Chương trình môn TN và XH trong Chương trình XMC và GDTTSKBC, người học đạt trình độ tiểu học theo chuẩn của môn TN và XH trong Chương trình GDTH. Nội dung Chương trình gồm 3 chủ đề: Con người và sức khỏe; Xã hội; Tự nhiên. Tuy nhiên, có những nội dung ở từng chủ đề không được đề cập vì người học đã biết do có kinh nghiệm và hiểu biết trong cuộc sống hàng ngày. 4. Nội dung dạy học cụ thể của từng lớp Lớp 2 1. Con người và sức khoẻ a) Cơ thể người - Các giác quan. - Cơ quan vận động. - Cơ quan tiêu hoá. b) Vệ sinh phòng bệnh - Vệ sinh thân thể, răng miệng; phòng bệnh ngoài da và bệnh về răng miệng. - Vệ sinh các giác quan, phòng bệnh cho các giác quan. - Vệ sinh cơ quan vận động, phòng bệnh cong vẹo cột sống. - Vệ sinh cơ quan tiêu hoá, phòng bệnh giun. 2. Xã hội a) Cuộc sống gia đình - Các thành viên, các thế hệ trong gia đình; mối quan hệ họ hàng. - Cách bảo quản và sử dụng một số đồ dùng trong nhà. - Giữ vệ sinh nhà ở. - An toàn khi ở nhà. b) Địa phương - Xóm, thôn, xã, huyện hoặc phố, phường, quận nơi đang sống. - An toàn giao thông. 3. Tự nhiên a) Thực vật và động vật - Một số thực vật sống trên cạn, dưới nước. - Một số động vật sống trên cạn, dưới nước. - Một số động vật quý hiếm và việc bảo vệ. b) Bầu trời và Trái Đất - Mặt Trời. - Mặt Trăng và các vì sao. - Hiện tượng thời tiết. Lớp 3 1. Con người và sức khoẻ a) Cơ thể người - Cơ quan hô hấp. - Cơ quan tuần hoàn. - Cơ quan bài tiết nước tiểu. - Cơ quan thần kinh. b) Vệ sinh phòng bệnh - Vệ sinh hô hấp, phòng một số bệnh đường hô hấp. - Vệ sinh cơ quan tuần hoàn, phòng một số bệnh tim mạch. - Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng một số bệnh đường tiết niệu. - Vệ sinh thần kinh. 2. Xã hội a) Các tổ chức xã hội - Các tổ chức chính quyền : HĐND, UBND xã, huyện, tỉnh (phường, quận, thành phố). - Các tổ chức đoàn thể : Đảng, Đoàn, Hội phụ nữ, Hội nông dân,... b) Địa phương - Địa danh, đặc điểm của tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống. - Vệ sinh nơi công cộng. - An toàn giao thông. 3. Tự nhiên a) Thực vật và động vật - Đặc điểm bên ngoài của thực vật. - Đặc điểm bên ngoài của một số động vật. b) Bầu trời và Trái Đất - Trái Đất và Mặt Trăng trong hệ Mặt Trời. - Hình dạng và đặc điểm bề mặt Trái Đất. * Các mạch kiến thức trong chủ đề Xã hội và chủ đề Tự nhiên ở lớp 1 của Chương trình GDTH được tinh giản gần như hoàn toàn vì những kiến thức và kỹ năng thuộc hai chủ đề này rất đơn giản đối với người lớn. Đối với chủ đề Con người và sức khỏe ở lớp 1 Chương trình GDTH, một số nội dung về các giác quan, vệ sinh thân thể, răng miệng, ... cần thiết cho mọi lứa tuổi, cho mọi người được giữ lại và đưa xuống dạy ở lớp 2 Chương trình XMC. Mạch kiến thức về trường học trong chủ đề Xã hội ở các lớp 2,3 Chương trình GDTH được tinh giản hoàn toàn vì những nội dung này không phù hợp với đối tượng học viên là người lớn. Như vậy, trong chủ đề này ở hai lớp, chỉ còn các mạch kiến thức về cuộc sống gia đình và địa phương. 5. Chuẩn kiến thức, kỹ năng từng lớp Chuẩn kiến thức, kĩ năng là mức tối thiểu về kiến thức và kĩ năng mà học viên cần phải đạt được sau khi kết thúc từng lớp. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ chủ yếu để biên soạn tài liệu học tập, sách hướng dẫn giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học viên, đánh giá kết quả dạy học của giáo viên nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của Chương trình; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. * Về cơ bản, các yêu cầu về kiến thức của các mạch chủ đề Con người và sức khỏe; chủ đề Tự nhiên không thay đổi nhiều so với Chương trình GDTH. Để phù hợp với đối tượng học viên là người lớn, một số nội dung về kiến thức mức độ yêu cầu cao hơn, sâu hơn, tổng hợp hơn Chương trình GDTH. Bổ sung kiến thức về động vật quý hiếm và việc bảo vệ chúng. Đối với chủ đề Xã hội: Lựa chọn, bổ sung những kiến thức, kỹ năng về cuộc sống gia đình thiết thực, phù hợp với đối tượng người lớn như biết phân công hợp lý các công việc cho mỗi thành viên trong gia đình (đối với học sinh tiểu học chỉ yêu cầu kể được một số công việc nhà của các thành viên trong gia đình), vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng nội, ngoại (học sinh tiểu học yêu cầu nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại) Bổ sung và nâng cao cho phù hợp và thiết thực với học viên người lớn các kiến thức và kỹ năng về chủ đề Địa phương như nêu được một số luật giao thông cơ bản đối với người đi bộ và đi trên các phương tiện giao thông; nêu được nhiệm vụ chính của tổ chức chính quyền các cấp xã, huyện, tỉnh; nêu được nhiệm vụ chính của các đoàn thể ở địa phương; vẽ được sơ đồ tổ chức chính quyền các cấp... II. hướng dẫn thực hiện chương trình 1. Một số quan điểm xây dựng và phát triển chương trình - Chương trình quán triệt tư tưởng tích hợp, coi tự nhiên, con người và xã hội là một tổng thể thống nhất có mối quan hệ qua lại; trong đó con người với những hoạt động của mình, vừa là cầu nối giữa TN và XH vừa tác động mạnh mẽ đến TN và XH. - Nội dung chương trình phù hợp với thời lượng cho phép, phù hợp với đối tượng thanh thiếu niên và người lớn chưa được đi học bao giờ hoặc phải bỏ học giữa chừng để đạt được trình độ tiểu học theo chuẩn của môn TN và XH trong chương trình giáo dục phổ thông. - Chương trình chú trọng đến các hoạt động quan sát, thực hành ứng dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống, lao động, sản xuất, công tác hằng ngày của học viên đồng thời là cơ sở để họ có thể học tiếp các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở các lớp trên. - Nội dung chương trình môn TN và XH bao gồm 3 chủ đề chính như sau : + Con người và sức khoẻ : các cơ quan trong cơ thể, cách giữ vệ sinh thân thể, ăn, ở, nghỉ ngơi, lao động điều độ và an toàn, phòng tránh bệnh tật. + Xã hội : các thành viên, các thế hệ trong gia đình; các tổ chức chính quyền và đoàn thể; các hoạt động nghề nghiệp của con người ở địa phương; một số cơ sở chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, giáo dục, y tế,... ở địa phương. + Tự nhiên : đặc điểm cấu tạo và môi trường sống của một số cây, con phổ biến ở địa phương; ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người; một số thực vật và động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Một số hiện tượng tự nhiên (thời tiết, ngày, đêm, các mùa, ..); sơ lược về Mặt Trời, Mặt Trăng, sao và Trái Đất. 2. Về phương pháp dạy học - Căn cứ vào đối tượng học viên, giáo viên có thể lựa chọn và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như: quan sát, trình bày có sự tham gia của người học, động não, trò chơi, thảo luận, hỏi - đáp, thực hành,... để dạy học môn TN và XH. Trong quá trình sử dụng những phương pháp dạy học nêu trên cần hướng vào việc tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. - Do đối tượng học tập môn học là thanh thiếu niên và người lớn chưa được đi học bao giờ hoặc phải bỏ học giữa chừng, vì vậy không thể “bắt buộc” họ học. Đối tượng học viên này sẽ tìm thấy động cơ học tập khi bài học có thể giúp họ giải quyết những khó khăn thường gặp trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là với đối tượng này cần phải tạo động cơ, tạo ra một không khí làm cho mọi người tự giác, muốn học. Để làm được như vậy cần nhấn mạnh vào lợi ích: bài học sẽ đem lại những gì cho họ. Lợi ích mà họ tìm kiếm có thể không liên quan trực tiếp đến tài chính mà ở nhiều yếu tố liên quan đến thành công trong công việc, trong cuộc sống. - Do đặc trưng của môn học, giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học viên biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về con người và sức khoẻ, TN và XH; tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành để góp phần phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng môn học và kĩ năng sống; tăng cường hiệu quả học bằng cách tạo cơ hội cho học viên nhớ lại những thông tin mới học theo nhiều cách. Ví dụ: đặt câu hỏi, đưa ra bài tập đòi hỏi học viên nhớ lại những điều đã học, dành thời gian cho phần củng cố, yêu cầu học viên tóm tắt lại ý chính đã học,... - Đối tượng của môn học rất gần gũi với đời sống hằng ngày của học viên. Vì vậy, ngoài tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình,... được cung cấp, giáo viên cần sử dụng khung cảnh trong thiên nhiên, gia đình và hoạt động sinh sống ở địa phương,.. để dạy học. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương. 3. Về đánh giá kết quả học tập của học viên - Đánh giá kết quả học tập môn TN và XH, giáo viên cần quan tâm cả ba mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ. Công cụ kiểm tra đánh giá cần được xây dựng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học. - Kết quả học tập của học viên được ghi nhận bằng điểm và nhận xét cụ thể của giáo viên. - Tạo điều kiện cho học viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động học tập cá nhân, học nhóm và cả lớp. - Hình thức kiểm tra có thể vấn đáp hoặc bài viết (có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận ngắn). 4. Về vận dụng chương trình theo đặc điểm đối tượng và đặc điểm của địa phương - Lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và trình độ học viên. - Tạo điều kiện cho học viên được học ngoài thiên nhiên và trong thực tế của địa phương. - Khuyến khích học viên liên hệ, vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hằng ngày. - Có thể thay đổi trật tự một số bài học cho phù hợp với điều kiện ở địa phương. PHẦN II Giới thiệu khái quát về tài liệu và phương pháp hướng dẫn học tập môn tự nhiên và xã hội - chương trình Xóa mù chữ I. Tài liệu môn Tự nhiên và xã hội lớp 2, 3 - chương trình xóa mù chữ Mục tiêu Tài liệu học XMC môn TN và XH lớp 2,3 nhằm giúp giáo viên và học viên tổ chức dạy và học đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ quy định trong chương trình XMC và GDTTSKBC (giai đoạn I). Đối tượng sử dụng - Cán bộ quản lý, chỉ đạo XMC ở các địa phương. - Giáo viên/ hướng dẫn viên (GV/HDV), học viên (HV) tham gia dạy và học ở các lớp XMC. 3. Tính chất Tài liệu môn TN và XH lớp 2,3 thực chất là sách giáo khoa (SGK) cho người lớn. Với bản chất là SGK, việc biên soạn tài liệu môn TNvà XH đã quán triệt đổi mới quan niệm về SGK theo hướng không chỉ là tài liệu thông báo kiến thức có sẵn, mà còn là tài liệu hướng dẫn, gợi ý cho GV/HDV tổ chức cho HV hoạt động, được tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận, tự khám phá kiến thức và vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt, chủ động sáng tạo. 4. Yêu cầu Ngoài những yêu cầu chung đối với tài liệu học tập xóa mù chữ nói chung, tài liệu học môn TN và XH đã thực hiện những yêu cầu cụ thể sau: a/ Đáp ứng nhu cầu cuộc sống của HV: Những kiến thức và kĩ năng cần giúp HV giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống và tạo lập cuộc sống có chất lượng. b/ Phù hợp với trình độ của HV: các kiến thức, kĩ năng, các bài tập phải phù hợp với mức độ đọc viết của HV; các tình huống/ bài tập phải là những vấn đề gần gũi với thực tế cuộc sống của HV. c/ Bảo đảm tính thống nhất và kế thừa: Từ lớp 2 đến lớp 3, các kiến thức, kĩ năng của từng chủ đề và giữa các chủ đề không được mâu thuẫn, không trùng lặp, phải được tiếp nối, phát triển trên cơ sở những gì HV đã học từ lớp trước. d/ Tạo điều kiện để HV vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống sẵn có để tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới. e/ Tạo điều kiện để HV vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống lao động, sản xuất hàng ngày đồng thời là cơ sở để học tiếp các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý của chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. 5. Cấu trúc a/ Tài liệu môn TN và XH mỗi lớp (2, 3) bao gồm 30 bài, theo 03 chủ đề chính: Con người và sức khỏe; Xã hội; Tự nhiên. - Chủ đề Con người và sức khỏe bao gồm 10 bài (09 bài học mới và 01 bài ôn tập chủ đề); - Chủ đề Xã hội bao gồm 08 bài (06 bài học mới và 01 bài ôn tập); - Chủ đề Tự nhiên bao gồm 12 bài (11 bài học mới và 01 bài ôn tập). b/ Mỗi bài được cấu trúc như sau: b.1. Số thứ tự của bài- Ví dụ : Bài 4 b.2. Tên bài – Ví dụ: Bảo vệ các giác quan b.3. Các hoạt động: được thể hiện bằng các yêu cầu/nhiệm vụ; các bài tập; bài thực hành; tóm tắt nội dung cơ bản. - HV sẽ thực hiện các hoạt động dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV/HDV. - Các yêu cầu/nhiệm vụ có thể được thể hiện bằng các câu hỏi mở, hoặc các bài tập trắc nghiệm để HV lựa chọn các phương án đúng; và các bài tập thực hành. 6. Hình thức 6.1. Khổ tài liệu: Tài liệu môn TN và XH có kích thước là: 17 x 24 cm 6.2. Cách trình bày: Tài liệu được trỡnh bày bằng 2 kờnh: kờnh hỡnh và kờnh chữ. Phần kờnh chữ bao gồm khụng đơn thuần là những thụng tin được viết dưới dạng trần thuật mà là cỏc cõu hỏi, “lệnh” và hệ thống bài tập trắc nghiệm giỳp người học khụng những tớch cực động nóo suy nghĩ để trả lời cỏc cõu hỏi, thực hiện cỏc “lệnh” mà cũn tăng cường khả năng tự học. Phần kênh hình rất phong phú và đa dạng. Chúng không chỉ có vai trò minh họa cho kênh chữ mà còn cung cấp thông tin, là phương tiện để người học quan sát, sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh... để khám phá ra kiến thức của bài học và là phương tiện để người học liên hệ vận dụng vào thực tiễn hay gợi ý các cách giải quyết tình huống. Kênh hình làm nhiệm vụ kép: vừa đóng vai trò cung cấp thông tin, là nguồn tri thức quan trọng của bài học, vừa đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động học tập cho HV thông qua các kí hiệu. Mỗi bài học là một chuỗi các trình tự hoạt động học tập của HV, đồng thời giúp cho giáo viên lựa chọn các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Các ký hiệu : Kính lúp: dùng để yêu cầu HV trước hết phải quan sát các tranh ảnh, sơ đồ... trong tài liệu rồi mới thực hiện nhiệm vụ. Hộp đen và dấu chấm hỏi: yêu cầu HV ngoài việc quan sát các hình ảnh trong tài liệu còn phải liên hệ thực tế hoặc sử dụng vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. Cái kéo và quả đấm: Yêu cầu HV thực hiện các trò chơi học tập. Cái bút chì: Yêu cầu HV vẽ ống nhòm: yêu cầu HV làm thực hành. Bóng đèn tỏa sáng: thể hiện mục bạn cần biết. Quan sát và trả lời Liên hệ thực tế và trả lời Trò chơi học tập Vẽ Thực hành Bạn cần biết Hệ thống kí hiệu trong sách giáo khoa có vai trò hướng dẫn các hoạt động dạy học và luyện cho HV khả năng tự học. b/ Cách trình bày một chủ đề Có một trang riêng để giới thiệu chủ đề bằng hình ảnh thể hiện nội dung cốt lõi của chủ đề. Mỗi một chủ đề được trình bày bằng mầu sắc và ký hiệu riêng để phân biệt với các chủ đề khác. c/ Cách trình bày một bài Tiến trình mỗi bài học được xắp xếp theo một logic hợp lý. Thể hiện: - Bài học có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu HV suy nghĩ, nhớ lại những kiến thức, hoặc liên hệ với kinh nghiệm có sẵn rồi mới yêu cầu HV trả lời, làm bài tập... - Bài học cũng có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu HV quan sát các hình trong tài liệu hoặc quan sát ngoài thiên nhiên để tìm ra những kiến thức rồi mới trả lời những câu hỏi yêu cầu HV suy nghĩ để vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. - Bài học cũng có thể bắt đầu bằng việc đưa ra kiến thức cần biết, HV cần dựa vào đó để trả lời câu hỏi để củng cố kiến thức. - Kết thúc bài, HV được củng cố lại những điều đã học bằng nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, vẽ hình,... mà không đơn thuần chỉ trả lời câu hỏi. Ngoài ra, ở phần kết thúc của một số bài còn yêu cầu HV sưu tầm thông tin để làm phong phú thêm kiến thức vừa được học. 7. Những điểm khác biệt so với sách giáo khoa tiểu học Do đặc điểm của HV người lớn phần lớn là những người đã trưởng thành, vừa học tập vừa kiếm sống, nội dung học tập cần gần gũi với đời sống hàng ngày của HV, giúp HV giải quyết những vấn đề trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của người lớn. Vì vậy, so với SGK tiểu học, tài liệu học tập môn TN và XH có những điểm khác biệt cơ bản sau: a/ Chỉ có 01 cuốn cho 1 lớp ( SGK tiểu học có 02 cuốn: SGK và vở bài tập), trong đó bao gồm cả kiến thức và bài tập thực hành. HV dùng tài liệu này vừa như SGK và vừa là vở bài tập. b/ Có những nội dung khác biệt với SGK tiểu học ở phổ thông. Ví dụ: Lịch 01 ngày làm việc và vấn đề chia sẻ trách nhiệm trong việc nội trợ; kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ( bài 11- Gia đình- Tài liệu TN và XH lớp 2; Bài 11-12 – Các tổ chức chính quyền và bài 13- Các tổ chức đoàn thể ở địa phương Tài liệu TN và XH lớp 3). c/ Nội dung được viết gọn, cô đọng hơn. Ví dụ: Cơ quan hô hấp ở lớp 3 tiểu học gồm 5 bài, nhưng ở tài liệu XMC chỉ gồm 02 bài. Có những nội dung học ở các lớp trên (3, 4, 5) được đưa vào học ở lớp 2, 3. Ví dụ: bài 12- Bảo quản đồ dùng trong gia đình có đề cập đến sử dụng quạt điện và nồi cơm điện; An toàn giao thông được học ngay ở lớp 2,... II. Một số Phương pháp hướng dẫn học tập môn Tự nhiên và xã hội lớp 2, 3 - chương trình xóa mù chữ Những phương pháp hướng dẫn người lớn học (xem phần tập huấn chung) như động não, đóng vai,... đều có thể áp dụng trong hướng dẫn HV học tập môn TN và XH. Dưới đây là những trình bày tóm tắt về một số phương pháp nhằm giúp GV/HDV có thể sử dụng để hướng dẫn HV người lớn học tập môn TN và XH. 1. Phương pháp quan sát 1.1. Bản chất Phương pháp quan sát là phương pháp, trong đó GV/HDV tổ chức cho HV sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong TN và XH, mà không có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các hiện tượng hoặc sự vật đó. 1.2. Quy trình thực hiện Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát. Tuỳ theo nội dung học tập, GV/HDV sẽ chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ HV và điều kiện địa phương. Bước 2 : Xác định mục đích quan sát : Trong quá trình quan sát không phải lúc nào HV cũng đều rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy với mỗi đối tượng, GV/HDV cần xác định mục đích của việc quan sát. Bước 3 : Tổ chức và hướng dẫn HV quan sát - Có thể tổ chức cho HV quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hoặc cả lớp. Điều đó phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và năng lực quản lý của GV/HDV. - Sử dụng những câu hỏi nhằm hướng dẫn HV quan sát. Các câu hỏi có thể theo các loại: + Quan sát toàn thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết. + Quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong. + So sánh với các đối tượng cùng loại (mà HV đã biết) để tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau. Bước 4 : Tổ chức cho HV báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng. 1.3. ưu điểm - HV được sử dụng phối hợp nhiều giác quan để tri giác sự vật, hiện tượng, hình thành được các biểu tượng, khái niệm cụ thể về đối tượng. - Tạo hứng thú học tập, phát triển khả năng tập trung chú ý, phân tích đối tượng. - Phát triển tư duy và nâng cao tính độc lập, tích cực của HV. 1.4. Hạn chế Không phải lúc nào cũng tìm được đối tượng quan sát phù hợp với nôi dung học tập. 1.5. Một số lưu ý - Đối với môn TN và XH, đối tượng quan sát của HV không chỉ là là tranh ảnh, mẫu vật, mô hình mà còn là khung cảnh gia đình, Trung tâm học tập cộng đồng, địa điểm sản xuất, cây cối, con vật và một số sự vật, hiện tượng diễn ra hằng ngày trong TN và XH,... Vì vậy, GV/HDV có thể tổ chức hướng dẫn cho HV quan sát ở không chỉ ở giờ học mà còn có thể ở ngoài lớp học. - GV/HDV nên sử dụng đối tượng quan sát như là nguồn tri thức để tổ chức cho HV tiến hành các hoạt động học tập, từng bước phát hiện ra kiến thức mới. - Để khắc phục việc HV thường chỉ sử dụng thị giác để quan sát GV/HDV cần hướng dẫn các HV huy động tối đa tất cả các giác quan để quan sát (trong trường hợp có thể). Như vậy HV mới nhớ bài lâu và có những biểu tượng chính xác về các sự vật, hiện tượng. 1.6. Ví dụ minh hoạ Lớp 2 Quan sát cảnh quan cuộc sống xung quanh - Bài 15-16 (Tài liệu học XMC mônTN và XH lớp 2). Bước 1 : HV quan sát tranh trang 38,39 tài liệu. Bước 2 : Sau khi quan sát, HV nhận xét được tranh diễn tả nghề và kể tên được một số nghề mô tả trong tranh. Bước 3 : GV/HDV tổ chức cho HV quan sát tranh theo nhóm với câc câu hỏi gợi ý sau: + Bức tranh ở trang 38,39 diễn tả những loại nghề nào? Tại sao bạn biết ? + Nêu một vài thay đổi nổi bật ở huyện (quận) nơi bạn sống trong những năm gần đây (cảnh quan, nhà cửa, đường xá, hoạt động sản xuất, buôn bán). Bước 4:

File đính kèm:

  • doctai lieu tap huan mon TN va XH (chi Ha sua).doc
Giáo án liên quan