I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.
Câu 2 (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
II. Phần riêng - Phần tự chọn (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh :
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
75 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TÊN BÀI HỌC
TRANG
PHẦN 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
5
PHẦN 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
12
Bài 1: TÂY TIẾN
12
Bài 2: VIỆT BẮC
15
Bài 3: ĐẤT NƯỚC
20
Bài 4: SÓNG
24
Bài 5: ĐÀN GHITA CỦA LORCA
26
Bài 6: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
28
Bài 7: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
31
Bài 8: VỢ CHỒNG A PHỦ
33
Bài 9: VỢ NHẶT
38
Bài 10: RỪNG XÀ NU
46
Bài 11: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
52
Bài 12: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
56
Bài 13: HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
61
Bài 14: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
63
Bài 15: NGUYỄN ĐÌNH CHIỄU- NGÔI SAO SÁNG.
65
PHẦN 3: CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC
67
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm giúp học sinh thuận tiện trong việc ôn tập kì thi tốt nghiệp sắp tới, tôi biên sọan cuối tài liệu này.Về cơ bản ,tài liệu có 3 phần: nghị luận xã hội, nghị luận văn học , và CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC. Dù đã cố gắng, kể cả việc tham khảo nhiều bài viết rất QUÝ BÁU của các đồng nghiệp khác, nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên bản thân người viết cũng chưa thật hài lòng như: thiếu phần phương pháp làm văn nghị luận văn học, số lượng, chất lượng câu hỏi tái hiện kiến thức, thiếu phần văn học nước ngoài. Do đó, chắc chắn tài liệu này còn nhiều thiếu sót. Nhân đây tôi cũng bày tỏ lời cảm ơn đối với một số HS ở lớp 12C3 vì đã nhiệt tình giúp đỡ thầy hoàn thành tài liệu này! Hi vọng các em HS đóng góp ý kiến để lần tái bản sau, tài liệu có chất lượng hơn. Mọi đóng góp xin liên hệ: tdnhanhlen@gmail.com.
ĐỀ THI, ĐÁP ÁN KÌ THI TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.
Câu 2 (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
II. Phần riêng - Phần tự chọn (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh :
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tr.122 - 123, NXB Giáo dục - 2008)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1:(2đ) Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của M. Sô-lô-khốp.
a) Cuộc đời:
- Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học. 0,25đ.
- M. Sô-lô-khốp sinh trưởng tại vùng sông Đông. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận. 0,75đ
b) Sự nghiệp:
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện sông Đông, Sông Đông êm đềm, Số phận con người, 0,5đ
- Tác phẩm của M. Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống và chiến tranh.0,5đ
Lưu ý : Thí sinh có thể sắp xếp cách khác, nhưng phải nêu đủ các ý trên mới đạt điểm tối đa.
Câu 2( 3đ)Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5đ
- Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. 0,5đ
- Lòng yêu thương có những biểu hiện: Cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp;.. 0,75đ
- Ý nghĩa của lòng yêu thương: tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người; bồi đắp cho tâm hồn tuổi trẻ trong sáng, cao đẹp hơn;.. 0,75
- Phê phán những biểu hiện vô cảm của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay; cần sống có lòng yêu thương con người. 0,5đ.
Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
II/ PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3a. (5,0 đ) THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Thi và truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5đ
- Việt là một cậu con trai vô tư, tính tình “trẻ con”, ngây thơ, hiếu động. 1,0đ
- Căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu giết giặc, có tinh thần dũng cảm. 1,0đ
- Giàu tình nghĩa với gia đình, rất mực thuỷ chung với quê hương và cách mạng. 1,0đ
- Tác giả đã để cho Việt tự kể chuyện về mình bằng một ngôn ngữ, giọng điệu riêng và qua đó nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động. 1,0đ
- Đánh giá chung về nhân vật. 0,5đ
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Theo chương trình Nâng cao
Câu 3b. Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh.
MỘT VÀI NHẬN XÉT:
Đề có cấu trúc 3 câu:
Câu 1: Yêu cầu tái hiện kiến thức bằng cách nêu ý: 2đ. (HS chỉ cần học thuộc bài, ghi ý rõ, đúng, đủ là được điểm.
Câu 2: Yêu cầu viết bài văn NLXH: 3đ.(HS phải viết thành bài văn 3 phần rõ ràng, bàn về một vấn đề xã hội)
Đáp án của bộ chỉ là những ý chính. Thực chất, muốn đạt điểm 1,5 trở lên, các em phải đáp ứng yêu cầu về ý, về kĩ năng và cả việc đưa lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục nữa. Do đó, bài làm vừa cần theo “công thức”đã học, vừa biết vận dụng kiến thức thích hợp.
Câu 3:Yêu cầu viết bài NLVH: 5đ.(HS phải viết thành bài văn 3 phần rõ ràng, bàn về một vấn đề văn học trong chương trình lớp 12.Có ý rõ ràng, có dẫn chứng lí lẽ, dùng thao tác đúng cách.)
Nhìn vào đáp án của Bộ, ta thấy những ý quan trọng đều có điểm số nhiều hơn. Vậy nên, khi viết bài, ngoài việc xác định ý, ta cần tập trung nói nhiều hơn các ý đó bằng lí lẽ dẫn chứng.
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI.(lưu ý của một híam khảo chấm thi TN lâu năm)
1/ Tuyệt đối đừng viết bài văn mà không nêu luận đề_vấn đề chính_ trong mở bài, kết bài.
2/ Không được nhầm lẫn kiến thức,” lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia”.
3/ Phải biết xoáy sâu vào trọng tâm để làm nổi bật yêu cầu của đề.
4/ Đừng xác định ý xong rồi liên hệ, huyên thuyên nói “chuyện riêng” của mình trong bài làm.
5/ Đừng thiếu phần nhận xét về nghệ thuật trong bài NL văn học.
6/ Độ dài của bài NL xã hội khỏang 1,5 đến 2 mặt giấy là vừa, đừng viết quá dài hay quá ngắn .
PHẦN 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
A/ CÁCH LÀM BÀI NLXH THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI TN-CĐ,ĐH
I/ NHỮNG DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP
Đề 1: Viết bài văn nghị luận tình bày suy nghĩ của anh/chị về phương châm “ Học đi đôi với hành”.
Đề 2: Hãy viết đoạn văn nghị luận ( khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh/chị về vai trò của việc tự học đối với học sinh hiện nay.
Đề 3: Có người cho rằng “ Vào đại học là con đường lập thân duy nhất hiện nay”.
Hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về quan niệm trên .
Đề 4: Hàng năm, cứ đến kì tuyển sinh Đại học – Cao đẳng, trên cả nước ta lại có phong trào “Tiếp sức mùa thi”. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về phong trào đó.
Đề 5: Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay.
II/ HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC LÀM BÀI.
Bước 1: Tìm hiểu đề .
1/ Xác định dạng đề:
- Cần xác định rõ một trong hai dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ( đề 1,đề 2,đề 3) hay nghị luận về một hiện tượng đời sống ( đề 4,đề 5,). Nếu là nghị luận về một tư tưởng đạo lí thì cần xác định rõ : có câu trích ( đề 1) hay không có câu trích (đề 2)
- Để phân biệt dạng đề, cần chú ý:
+ Đề bài yêu cầu bàn về một tư tưởng, quan niệm thì đó là đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Tư tưởng, quan niệm ấy có khi thể hiện qua một câu trích, có khi người viết phải bày tỏ ( đề 2 : việc tự học rất quan trọng) .
+ Nếu đề bài yêu cầu bàn về một hiện tượng, sự việc mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm; hoặc bàn về hành vi, thái độ, tốt xấu của con người thì đó là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống
2/ Xác định các yêu cầu của đề:
- Có ba yêu cầu cần xác định: Nội dung, thao tác nghị luận, phạm vi tư liệu.
- Ở dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí, cần hiểu rõ tư tưởng đó là như thế nào? Tư tưởng đó đúng hay không đúng? Bài làm cần có những ý nào?
- Đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thì cần hiểu rõ hiện tượng đó tốt hay xấu? Bài văn cần có những ý nào?
Bước 2: Lập dàn ý
(Học sinh phải hiểu và học thuộc cấu trúc bài văn như một “công thức chung”.)
CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG (HT) ĐỜI SỐNG
1/ Mở bài:
- Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng.
- Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung (là hiện tượng tốt, cần học tập, phát huy, hay xấu, nhiều tác hại, cần khắc phục; hoặc từ ngữ phù hợp với đề bài).
2/ Thân bài: ( 4 ý cơ bản )
Ý HIỆN TƯỢNG XẤU HIỆN TƯỢNG TỐT
1
Thực trạng (giải thích, nêu biểu hiện)
Thực trạng (giải thích, nêu biểu hiện)
2
Những nguyên nhân của HT
Phân tích ý nghĩa, tác dụng của HT
3
Những hậu quả của HT
Phê phán hiện tượng trái ngược
4
Đề xuất biện pháp khắc phục HT
Đề xuất phương hướng rèn luyện.
3/ Kết bài:
Kết luận chung về hiện tượng. Cảm nghĩ cá nhân.
CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (TTĐL)
1 / Mở bài:
Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí
Nêu vấn đề: Đề bài có câu trích thì ghi lại nguyên văn câu trích. Đề bài không có câu trích thì nêu ý của đề và nhận định phù hợp với đề bài.
2/ Thân bài. ( 4 ý cơ bản )
Ý TƯ TƯỞNG ĐÚNG TƯ TƯỞNG KHÔNG ĐÚNG
1
Giải thích đề
Giải thích đề
2
Phân tích những mặt đúng (lí lẽ, dẫn chứng), chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của TTĐL.
Phân tích các mặt sai, chỉ ra tác hại của TTĐL.
3
Phân tích mặt tiêu cực: Bác bỏ những tư tưởng sai lệch, chỉ ra tác hại.
Nêu quan niệm đúng có liên quan đến tư tưởng, chỉ rõ ý nghĩa, tác dụng.
4
Rút ra bài học nhận thức và hành động
Rút ra bài học nhận thức và hành động
3/ Kết bài: Nhận định chung, cảm nghĩ chung về tư tưởng, đạo lí.
Bước 3: Viết thành bài văn hòan chỉnh, đọc lại, chỉnh sửa.
LƯU Ý :
- Phải có sự phân cách rõ ràng giữa các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Mỗi ý ở thân bài phải viết thành một đọan văn riêng.
- Đề văn NLXH rất đa dạng, cần biết cập nhật thông tin, nhận diện đề để làm bài.
B/ GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ THEO CẤU TRÚC.
I/ ĐỀ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG TỐT.
ĐỀ: Suy nghĩ của em về hiện tượng hàng năm vào tháng 9, cả nước hưởng
ứng tháng cao điểm về AN TÒAN GIAO THÔNG.
DÀN Ý THEO CẤU TRÚC.
1/ MB:
Giới thiệu vấn đề liên quan: xã hội, nhà nước quan tâm như tình trạng thiên tai, lũ lụt, việc y tế, giáo dục
Nêu vấn đề: giao thông cũng là một vấn đề lớn ở nước ta, nên hàng năm vào tháng 9, cả nước hưởng ứng tháng an tòan giao thông.
2/ TB:
a/ Thực trạng:
- Tháng cao điểm về ATGT là tháng tăng cường bảo đảm ATGT cho mọi người, mọi phương tiện GT.
- Vào tháng 9, các cơ quan công an, CSGT tiến hành ra quân thực hiện tháng ATGT bằng việc tăng cường tuần tra, kiểm sóat trên các con đường.
- Nhiều băng rôn biểu ngữ tuyên truyền cũng được treo ở nhiều nơi: đường phố, nơi công cộng
- Các trường học cũng mời cán bộ công an đến tuyên truyền luật GT cho HS.
- Các cơ quan, đài báo cũng tuyên truyền vận động nhân dân về tháng ATGT.
b/ Phân tích ý nghĩa, tác dụng:
- Việc làm này mang lại cho các tầng lớp nhân dân những hiểu biết về luật GT, nâng cao ý thức chấp hành luật lệ GT cho mọi người.
- Tháng ATGT góp phần giảm thiểu thiệt hại do TNGT vốn đang diễn ra nghiêm trọng ở nước ta.( ở VN, mỗi ngày khỏang 30 người chết vì TNGT).
- Tháng cao điểm về ATGT cũng tạo hiệu ứng tốt cho xã hội trong việc thực hiện tốt luật GT, vì tháng 9 cũng là dịp hàng triệu HS bước vào năm học mới _ tham gia GT.
- Dịp này, nhiều đơn vị, công ty cũng có dịp thể hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng những chương trình từ thiện như: tài trợ mũ bảo hiểm cho HS, nhắn tin nhận quà khi tham gia hỏi đáp luật GT
c/ Phê phán những biểu hiện trái ngược:
- Dù là tháng cao điểm về ATGT, nhưng nhiều người vẫn vi phạm luật GT, gây hậu quả nghiêm trọng
- Nhiều nơi còn hưởng ứng theo kiểu phong trào, hình thức mà ít thực chất, sau đó “đâu lại vào đấy.”
- Một số cán bộ, CSGT còn làm việc chưa nghiêm túc, thậm chí nhũng nhiễu, tiêu cực.
d/ Đề xuất phương hướng:
- Cần duy trì tháng cao điểm về ATGT trong tháng 9 vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
- Phải có cơ chế giám sát để tránh “bệnh hình thức”, “bệnh thành tích” trong dịp này.
- Mỗi người dân hãy là một đại sứ thiện chí, một tấm gương tốt cho chương trình này, để giảm thiểu TNGT ở nước ta.
3/ Kết bài:
- Đánh giá chung về hiện tượng: tốt, ý nghĩa, cần phát huy.
- Nêu mong muốn của bản thân về tình hình GT của đất nước.
VÀI ĐỀ CÙNG DẠNG
Đ1/ Bày tỏ ý kiến của em về chương trình “tiếp sức mùa thi” vào dịp thi cao đẳng đại học hàng năm.
Đ2/ Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về phong trào “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” trong xã hội hiện nay.
II/ ĐỀ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG XẤU.
ĐỀ: Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về
“bệnh vô cảm” trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay.
DÀN Ý THEO CẤU TRÚC.
1/ MB:
- Giới thiệu vấn đề liên quan:đất nước ngày càng phát triển, xã hội đang quan tâm nhiều vấn đề như ATGT, ô nhiễm MT, bạo hành trẻ em
- Nêu vấn đề: trong xã hội có hiện tượng thờ ơ, vô trách nhiệm trước mọi vịêc, đó là “bệnh vô cảm”của một số thah niên, HS.
2/ TB:
a/ Thực trạng:
- “ Bệnh vô cảm” được hiểu là thái độ, hành động, cách cư xử thiếu thiện chí của con người. Họ chỉ chăm lo cho lợi ích của bản thân, thờ ơ ,bỏ qua tất cả những gì xung quanh, không biết đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người khác.
- Một số biểu hiện:
+ Đòi hỏi ba mẹ cung phụng tiền bạc cho việc chi tiêu của mình vô điều kiện mà không quan tâm đến hòan cảnh gia đình, tình hình kinh tế.
+ Không biết đòan kết, giúp đỡ bạn bè khi khó khăn, sống theo khẩu hiệu “makeno”- mặc kệ nó.
+ Ở lớp, không quan tâm đến việc chung, không đóng góp công sức cho tập thể.
+ Ăn chơi chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình.
+ Coi việc làm tốt của người khác là “việc bao đồng”, “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.
b/ Những nguyên nhân của “bệnh vô cảm”.
- Cá nhân những TH, HS đó vốn ích kỉ, không có một quan niệm sống lành mạnh, hài hòa.
- Việc giáo dục của gia đình có thể chưa tốt: nếu từ nhỏ, bố mẹ đã biết chỉ dẫn con làm những việc tốt, gieo vào lòng con trẻ tình nhân ái thì hẳn sẽ không có hiện tượng này.
- Ở nhà trường việc nhắc nhở, tạo điều kiện cho HS làm việc tốt, biết được ý nghĩa của việc làm tốt cũng chưa được quan tâm nhiều.
- Trong xã hội vẫn còn nhiều kẻ vô cảm mà chưa bị lên án, trừng phạt, nên TH,HS thấy hành vi của mình cũng “ bình thường thôi.”
c/ Hậu quả của bệnh vô cảm.
- Bệnh vô cảm khiến người ta hành động như cái máy, biến trái tim con người (vốn sinh ra để biết đồng cảm, sẻ chia) trở nên chai lì, trơ cứng.
- Bệnh này tàn phá tâm hồn con người, khiến người ta đánh mất ý nghĩa của cuộc sống.
- Về lâu dài, đối với TN, HS nó còn có thể gây chết người, làm xã hội chậm phát triển. Vì nếu những TN, HS đó sau này mà làm bác sĩ, giáo viên, công chức thì sự vô cảm của họ có thể làm bệnh nhân tử vong, nhân dân phiền tóai
d/ Biện pháp khắc phục “bệnh vô cảm”.
- Mỗi cá nhân TN, HS hãy thay đổi suy nghĩ, hành động, vì khi lòng ta đóng khép thì hạnh phúc của ta, nếu có, cũng trở nên nhỏ bé, vô nghĩa.
- Nhà trường, gia đình cần tổ chức, đưa nhiều thông tin về những hành động nhân ái, “ lá lành đùm lá rách” cho HS biết, làm theo.
- Xã hội cần lên án , trừng trị những hành động của các cá nhân, tổ chức thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm đối với đồng lọai, gây thiệt hại cho XH.
3/ KB:
- Đánh giá chung về hiện tượng: đây là căn bệnh tai hại, cần loại bỏ.
- Nêu mong muốn suy nghĩ của bản thân về căn bệnh này.
VÀI ĐỀ CÙNG DẠNG
Đ1/ Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng hút thuốc lá trong học sinh hiện nay.
Đ2/ Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vi phạm giao thông của một số học sinh hiện nay.
III/ ĐỀ VỀ MỘT TƯ TƯỞNG KHÔNG ĐÚNG.
ĐỀ / Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm
cho rằng : “Có vào đại học thì mới có tương lai.”
DÀN Ý THEO CẤU TRÚC.
1/ MB:
- Giới thiệu chung: mỗi người có một quan niệm sống khác nhau, có người coi trọng tri thức, có người coi trọnf tiền bạc, có người lại trọng địa vị
- GT vấn đề: có một số bạn trẻ, nhất là HS phổ thông cho rằng: “Có vào đại học thì mới có tương lai.”
2/ TB
a/ Giải thích đề:
- “Vào ĐH” được hiểu là thi đậu ĐH, học tập trong một trường ĐH, một học viện nào đó, có trình độ chuyên môn cử nhân, kĩ sư, bác sĩ
- “Mới có tương lai” nghĩa là ngòai việc vào ĐH, không có con đường tương lai nào khác cho các bạn trẻ.
- Phần lớn bạn trẻ là HS sau khi tốt nghiệp PT đều đăng kí thi vào một vài trường ĐH nào đó.
b/ Phân tích các mặt sai, chỉ ra tác hại của TTĐL.
- Vào đại học là con đường tiến thân quan trọng và đẹp đẽ, rất đáng mơ ước, tuy nhiên, không phải bất kỳ ai sau khi học xong THPT, cũng phải vào đại học mới có tương lai.
- Cách nghĩ này có thể tạo một áp lực lớn lên người đi học: họ phải luôn nghĩ đến việc phải vào được ĐH, phải thi đậu trường này, trường nọ.
- Tư tưởng trên cũng tạo cho gia đình HS cách nghĩ, cách làm không đúng: tạo áp lực, đe dọa, áp đặt ý muốn chủ quan lên HS.
- Xã hội cũng nảy sinh tư tưởng chạy theo bằng cấp, dẫn đến hiện tượng “thừa thầy thiếu thợ”, lãng phí nguồn nhân lực.
- Cũng vì tư tưởng, cách nghĩ này mà có nhiều việc cười ra nước mắt: HS tự tử vì thi rớt ĐH; HS thi ĐH 4-5 năm liền không đậu; SV bỏ học giữa chừng vì học ngành không phù hợp..
c/ Nêu quan niệm đúng có liên quan đến tư tưởng, chỉ rõ ý nghĩa, tác dụng.
- Không nên coi việc vào ĐH là con đường duy nhất để vào đời, mà tùy vào hoàn cảnh, điều kiện, năng lực mỗi người để chọn cách vào đời phù hợp, như thế sẽ đỡ lãng phí thời gian, tiền bạc, nhân lực.
- Học nghề là một cách vào đời cũng hợp lí, nhất là trong điều kiện hiện nay: nước ta đang tiến lên mục tiêu trở thành một nước CN vào năm 2020.
- Việc học nghề mất ít thời gian hơn, ít tốn tiền bạc hơn, nhanh kiếm được việc làm.
- Cho dù học gì thì mục đích cũng là để sau này làm việc hiệu quả, do vậy, ngòai kiến thức sách vở, nếu bạn có những kĩ năng mềm như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, ý thức kỉ luật tốt, chịu khó học hỏi, cầu tiến thì cơ hội luôn mở ra với bạn.
d/ Rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Tương lai mỗi người chủ yếu do cá nhân người đó quyết định. Khi học lớp cuối cấp THPT, HS cần tham khảo thông tin từ sách báo, thầy cô, xác định năng lực, sở thích bản thân để có quyết định phù hợp.
- Gia đình, nhà trường, XH cần có định hướng đúng đắn, không tạo áp lực cho HS trong những năm cuối cấp.
- Có rất nhiều tấm gương thành đạt trong XH mà họ chưa học qua một trường ĐH nào. Vì vậy, các bạn trẻ hãy tin vào bản thân để có lựa chọn đúng đắn, phù hợp.
3/ KB
- Tổng hợp lại vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
VÀI ĐỀ CÙNG DẠNG
Đ1/ Suy nghĩ của em về câu nói: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.”
Đ2/ Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Chỉ có tiền tài và đại vị thì mới có hạnh phúc.”
IV/ ĐỀ VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐÚNG.
ĐỀ: Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của
anh (chị) về câu nói sau: “Tình thương là hạnh phúc của con người.”
DÀN Ý THEO CẤU TRÚC.
1. MB:
- Hạnh phúc là một khái niệm tinh thần trừu tượng. Tùy theo vai trò, vị trí của từng cá nhân, từng giai cấp trong xã hội mà có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc.
- Có người quan niệm: Tình thương là hạnh phúc của con người.
2. TB:
a. Giải thích câu nói: Tình thương là hạnh phúc của con người.
- Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)
- Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng Việt)
- Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?
+ Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.
+ Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.
b.Phân tích những mặt đúng (lí lẽ, dẫn chứng), chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của TTĐL.
- Trong phạm vi gia đình:
+ Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.
+ Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
- Trong phạm vi xã hội:
+ Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.
“Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu
Anh thấy cô nàng nhỏ xíu anh thương”
+ Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Lá lành đùm lá rách”
+ Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.
- Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
+ Người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi suốt đời đeo đuổi lí tưởng vì dân vì nước, gác sang một bên những oan ức, bất hạnh của riêng mình.
+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình.
c. Phân tích mặt tiêu cực: Bác bỏ những tư tưởng sai lệch, chỉ ra tác hại.
- Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác. Lối sống ấy bào mòn nhân cách con người, làm hại đến xã hội.
- Một số cá nhân thậm chí còn nhạo báng, chê bai những việc làm tốt của người khác, lạm dụng lòng tốt của người khác để chia chác, tư lợi. Những hành động ấy bị XH lên án, trừng trị.
d. Rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Phải coi tình thương, lòng thương người là một tài sản vô giá cuả con người, phải biết giữ gìn, phát huy nó theo đúng truyền thống đạo lí của cha ông.
- Mỗi người cần tích cực tham gia vào các chương trình nhân ái, từ thiện, góp phần làm cho xã hội ngày thêm tốt đẹp, tươi sáng.
- Gia đình, nhà trường, xã hội cần quan tâm giáo dục, ươm mầm nhân ái cho tâm hồn con trẻ.
3. KB:
- Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.
- Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng
VÀI ĐỀ CÙNG DẠNG
Đ1/ Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Đ2/ “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.
MỘT SỐ ĐỀ HS CÓ THỂ DÙNG ĐỂ TỰ LUYỆN TẬP.
File đính kèm:
- ONYHITN2011.doc