Tài liệu ôn thi môn triết học

Theo quan điểm của C.Mác và Ăngghen còn có những hạn chế nhất định khi nói rằng vật chất là những vật thể chưa khái quát được tất cả các dạng cụ thể của vật chất, từ đó chưa chỉ ra được các thuộc tính cơ bản của phạm trù vật chất.

Lênin đã dựa trên những tư tưởng của Mác và Ăng ghen về vật chất và đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất mà cho đến nay các khoa học hiện đại vẫn thừa nhận:

Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con ng¬ười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Do đó vật chất là tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự vật tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được. Như vậy, Lênin đã khẳng định, thừa nhận vật chất là tính thứ nhất và ý thức là tính thứ hai. Thuộc tính chung của vật chất là tồn tại khách quan ở ngoài và tồn tại với con người. Vật chất tồn tại thông qua cái cụ thể, cái cá tính, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau ; ý thức là sự phản ánh vật chất vào trong bộ não con người. Tính vật chất của thế giới được kiểm nghiệm qua cuộc sống hiện thực của con người trở thành cơ sở cho cuộc sống và hoạt động của con người.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật Mácxít :

Ý thức là một thuộc tính của một dạng vất chất sống có tổ chức cao – chính là bộ não con người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ não, bộ não của con người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ não chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của vật chất vận động và trong quá trình đó con người đã thông qua lao động sáng tạo, ngôn ngữ như tiếng nói, chữ viết cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức và ý thức là một hiện tượng xã hội.

Bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh mang tính tích cực, chủ động, sáng tạo, có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản cốt yếu nhất mà con người quan tâm. Sự phản ánh của ý thức không phải là sự sao chép, liệt kê những hiện tượng, những mối liên hệ bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên của đối tượng mà là một quá trình con người không ngừng tìm kiếm tích luỹ những hiểu biết mới ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn về mặt bản chất, quy luật vận dộng và phát triển của sự vật; sự phản ánh sáng tạo của ý thức gắn liền với nhu cầu của cuộc sống vào hoạt động thực tiến của con người, ý thức có thể dự báo những cái có thể xãy ra trong tương lai, nhờ đó con ngưòi có thể chủ động và tự giác hơn trong hành động; tính sáng tạo của ý thức còn được thể hiện ở chỗ thông qua hoạt động thực tiễn của con người ý thức tác động làm biến đối thế giới, tạo ra những đối tượng chưa có sẵn trong tự nhiên. Sự phản ánh và sáng tạo là hai mặt của ý thức và vật chất. Sự tác động của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động có ý thức của con người. Ý thức có khả năng thúc đẩy hoặc kìm hảm sự vận động và phát triển của những điều kiện vật chất ở nhưng mức độ nhất định. Nếu ý thức phản ánh đúng, phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển các điều kiện vật chất. Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực thì nó sẽ kìm hảm sự phát triển các điều kiện vật chất. Song sự kìm hảm đó chỉ mang tính chất tạm thời, bởi vì sự vật bao giờ cũng vận động theo những quy luật khách quan vốn có của nó, nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp thay thế cho ý thức lạc hậu không phù hợp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi môn triết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Theo quan điểm của C.Mác và Ăngghen còn có những hạn chế nhất định khi nói rằng vật chất là những vật thể chưa khái quát được tất cả các dạng cụ thể của vật chất, từ đó chưa chỉ ra được các thuộc tính cơ bản của phạm trù vật chất. Lênin đã dựa trên những tư tưởng của Mác và Ăng ghen về vật chất và đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất mà cho đến nay các khoa học hiện đại vẫn thừa nhận: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Do đó vật chất là tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự vật tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được. Như vậy, Lênin đã khẳng định, thừa nhận vật chất là tính thứ nhất và ý thức là tính thứ hai. Thuộc tính chung của vật chất là tồn tại khách quan ở ngoài và tồn tại với con người. Vật chất tồn tại thông qua cái cụ thể, cái cá tính, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau ; ý thức là sự phản ánh vật chất vào trong bộ não con người. Tính vật chất của thế giới được kiểm nghiệm qua cuộc sống hiện thực của con người trở thành cơ sở cho cuộc sống và hoạt động của con người. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật Mácxít : Ý thức là một thuộc tính của một dạng vất chất sống có tổ chức cao – chính là bộ não con người. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ não, bộ não của con người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ não chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của vật chất vận động và trong quá trình đó con người đã thông qua lao động sáng tạo, ngôn ngữ như tiếng nói, chữ viết cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức và ý thức là một hiện tượng xã hội. Bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh mang tính tích cực, chủ động, sáng tạo, có chọn lọc, phản ánh cái cơ bản cốt yếu nhất mà con người quan tâm. Sự phản ánh của ý thức không phải là sự sao chép, liệt kê những hiện tượng, những mối liên hệ bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên của đối tượng mà là một quá trình con người không ngừng tìm kiếm tích luỹ những hiểu biết mới ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn về mặt bản chất, quy luật vận dộng và phát triển của sự vật; sự phản ánh sáng tạo của ý thức gắn liền với nhu cầu của cuộc sống vào hoạt động thực tiến của con người, ý thức có thể dự báo những cái có thể xãy ra trong tương lai, nhờ đó con ngưòi có thể chủ động và tự giác hơn trong hành động; tính sáng tạo của ý thức còn được thể hiện ở chỗ thông qua hoạt động thực tiễn của con người ý thức tác động làm biến đối thế giới, tạo ra những đối tượng chưa có sẵn trong tự nhiên. Sự phản ánh và sáng tạo là hai mặt của ý thức và vật chất. Sự tác động của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động có ý thức của con người. Ý thức có khả năng thúc đẩy hoặc kìm hảm sự vận động và phát triển của những điều kiện vật chất ở nhưng mức độ nhất định. Nếu ý thức phản ánh đúng, phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển các điều kiện vật chất. Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực thì nó sẽ kìm hảm sự phát triển các điều kiện vật chất. Song sự kìm hảm đó chỉ mang tính chất tạm thời, bởi vì sự vật bao giờ cũng vận động theo những quy luật khách quan vốn có của nó, nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp thay thế cho ý thức lạc hậu không phù hợp. Như chúng ta đã biết theo CNDV biện chứng giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, thể hiện qua vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất. Vật chất là cơ sở cội nguồn sản sinh ra ý thức. Vật chất là cái có trước nó sinh ra ý thức, quyết định nội dung và xu hướng phát triển của ý thức. Không có vật chất thì không thể có ý thức bởi vì nguồn gốc của ý thức chính là vật chất. Ý thức ra đời từ vật chất, từ quá trình phản ánh hiện thực khách quan, phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của XH, phản ánh quá trình lao động, đấu tranh, sản xuất của XH...Vật chất là điều kiện khách quan để hiện thực hoá ý thức, tư tưởng. Tuy nhiên, mặc dù do vật chất sinh ra và quy định nhưng sau khi ra đời, ý thức lại có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh sáng tạo chủ động chứ không thụ động máy móc rập khuôn. Lênin nói : ‘Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn tạo ra thế giới khách quan’. Vai trò của ý thức, sức mạnh của ý thức không phải ở chỗ nó tách rời điều kiện vật chất, thoát ly hiện thực khách quan, mà là biết dựa vào điều kiện vật chất để có nhận thức đúng thế giới khách quan, để cải tạo thế giới một cách chủ động, sáng tạo và có hiệu quả. Vai trò của ý thức biểu hiện trong việc xác định xây dựng mục tiêu, cơ chế, chính sách cùng các biện pháp cho hoạt động thực tiển của con người. Ý thức chỉ phát huy qua hành động của con người. Tuy vậy sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với mức độ nhất định, nó không thể sinh ra hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất. Vì vậy trong hoạt động của con người phải lấy điều kiện khách quan làm cơ sở, làm phương tiện cho hành động có mục đích của mình, phải xuất phát từ thực tế khách quan, nâng cao tính năng động chủ quan trong nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan. Do vật chất là nguồn gốc và là cái quyết định đối với ý thức, cho nên để nhận thức cái đúng đắn sự vật hiện tượng, trước hết phải xem xét nguyên nhân vật chất, tồn tại xã hội để giải quyết tận gốc vấn đề. Mặt khác ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với vật chất, cho nên trong nhận thức phải có tính toàn diện, phải xem xét đến vai trò của nhân tố tinh thần. Trong hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và giải quyết những nhiệm vụ của thực tiến đặt ra trên cơ sở tôn trọng sự thật. Đồng thời cũng phải nâng cao nhận thức, sử dụng và phát huy vai trò năng động của các nhân tố tinh thần tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả cao. Nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hành động: Đây chính là yêu cầu có tính chất bắt buộc nhằm đảm bảo sự thành công của hoạt động nhận thức và hành động thực tiễn. Nó đòi hỏi trong nhận thức và hành động phải đảm bảo tính khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân sự vật hiện tượng không được xuất phát từ ý muốn chủ quan, không được lấy ý muốn chủ quan làm cơ sở định ra chính sách, không lấy ý chí áp đặt cho thực tế. Nguyên tắc khách quan đòi hỏi tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan duy ý chí,nóng vội, định kiến, không trung thực. Không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược của CM. Nguyên tắc phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố của con người. Việc thực hiện nguyên tắc khách quan không những không loại trừ mà còn đòi hỏi phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, của vai trò nhân tố chủ quan. Mọi chủ trương chính sách phải xuất phát từ thực tế và tôn trọng quy luật khách quan, đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan để có những quyết sách phù hợp góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP. Vai trò tích cực của ý thức ở chỗ nhận thức được thế giới quan làm cho con người hình thành được mục đích, phương pháp, ý chí cấn thiết cho hoạt động thực tiễn. Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức bằng việc vận dụng đúng đắn các quan hệ lợi ích, phải có động cơ trong sáng, khoa học không vụ lợi. Cần chống thái độ tiêu cực thụ động, trong chờ, ỷ lại vào điều kiện khách quan. Trong hoạt động thực tiễn phải giáo dục nâng cao tri thức lý luận, cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bối dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị, nêu cao lòng nhiệt tình CM cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nguyên tắc khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan duy ý chí : Bệnh chủ quan duy ý chí là căn bệnh xuất phát từ khuynh hướng sai lầm, cực đoan trong việc nhận thức mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vì vậy trong thực tế nhận thức và hoạt động của con người, việc tuyết đối hoá một trong hai mặt của vật chất và ý thức đã dẫn tới căn bệnh này. Để khắc phục và ngăn ngừa căn bệnh này cần phải đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đổi mới từ quan niệm, tư duy lý luận đến đổi mới cơ chế chính sách, tổ chức cán bộ, phong cách và lề lối làm việc. Thực hiện đối mới với những hình thức bước đi, cách làm phù hợp trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng lực nhận thức. Tăng cường phát huy dân chủ, phát huy tiềm năng cán bộ KHKT, đội ngũ cán bộ quản lý. Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, tổng kết cái mới không ngừng bổ sung phát triển, hoàn chính lý luận. Phải đối mới và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới./.

File đính kèm:

  • docCAU 1 VAT CHAT_Y THUC.doc
  • docCAU 2 van MOI LIEN HE PHO BIEN.doc
  • docCAU 3 PHAM TRU CAI CHUNG_RIENG.doc
  • docCAU 4 PHU DINH CUA PHU DINH.doc
  • docCAU 5 QUAN HE SAN XUAT LLSX.doc
  • docCAU 6 DAU TRANH GIAI CAP.doc
  • docCAU 7 VAI TRO CUA QUAN CHUNG NHAN DAN.doc
  • docCAU 8 MOI QH TON TAI XH_Y THUC XH.doc