Tài liệu ôn thi môn kinh tế chính trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó chịu sự chi phối của quy luật giá trị.

Nội dung: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá là phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

Biểu hiện của quy luật trong sản xuất: Phải tìm mọi cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt phải nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được, nếu ngược lại sẽ thua lỗ.

Biểu hiện của quy luật trong lưu thông: Trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Hai hàng hoá được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán thì giá cả hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó.

Cơ chế vận hành của quy luật giá trị có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, “biên độ” của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ.

Khi cung = cầu thì dẫn đến giá trị hàng hóa = giá cả thị trường

Khi cung > cầu thì dẫn đến giá trị hàng hóa > giá cả thị trường

Khi cung < cầu thì dẫn đến giá trị hàng hóa < giá cả thị trường

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá trị là nội dung bên trong, còn giá trị thị trường biểu hiện ra bên ngoài thông qua thị trường.

Đối với mỗi hàng hoá giá cả có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa.

Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung cầu thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Tuy nhiên xét tổng thể nền kinh tế thì tổng giá cả bằng tổng giá trị. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng, sức mua của đồng tiền.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi môn kinh tế chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. Nội dung tác dụng của quy luật giá trị? Quy luật giá  trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hoá. Ở đâu có sản xuất và  trao đổi hàng hoá thì ở đó chịu sự chi phối của quy luật giá trị. Nội dung: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá là phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Biểu hiện của quy luật trong sản xuất: Phải tìm mọi cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt phải nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được, nếu ngược lại sẽ thua lỗ. Biểu hiện của quy luật trong lưu thông: Trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Hai hàng hoá được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán thì giá cả hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó. Cơ chế vận hành của quy luật giá trị có biểu hiện là giá cả có thể tách rời giá trị của nó, “biên độ” của sự tách rời này tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa và dịch vụ. Khi cung = cầu thì dẫn đến giá trị hàng hóa = giá cả thị trường Khi cung > cầu thì dẫn đến giá trị hàng hóa > giá cả thị trường Khi cung < cầu thì dẫn đến giá trị hàng hóa < giá cả thị trường Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá trị là nội dung bên trong, còn giá trị thị trường biểu hiện ra bên ngoài thông qua thị trường. Đối với mỗi hàng hoá giá cả có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị, nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hóa. Trên  thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung cầu thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Tuy nhiên xét tổng thể nền kinh tế thì tổng giá cả bằng tổng giá trị. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng, sức mua của đồng tiền. Tác dụng: Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật gias trị có 3 tác động sau: - Điều tiết sản xuất và  lưu thông hàng hoá. - Kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động., hạ giá thành sản phẩm. - Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành người giàu kẽ nghèo và làm nảy sinh quan hệ sản xuất TBCN. Từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 17, phương thức SX TBCN hình thành và lớn mạnh trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu. Trong lịch sử phát triển CNTB đã trải qua nhiều giai đoan, mỗi giai đoạn mang nét đặc thù riêng trên nền tảng biến dổi ít nhiều về kinh tế, chính trị. Tuy nhiên, ở tất cả các giai đoạn, bản chất của CNTB không biến đổi, đó là áp bức, bóc lột,cạnh tranh bằng mọi thủ đoạn kể cả chiến tranh bằng bạo lực để thu lợi nhuận tới mức cao nhất. Từ năm 1640 đến 1870 là giai đoạn g/c tư sản lãnh đạo nhân dân tiến hành CM tư sản để nắm chính quyền và xác lập CNTB trên phạm vi toàn thế giới. Thời kỳ này được gọi là CNTB tự do cạnh tranh, các nhà tư sản tự do buôn bán. Cuối TK 19 đầu TK 20, CNTB chuyển sang một bước phát triển mới, đó là thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Trong đó, từ năm 1870 đến năm 1945, CNTB chuyển thành CNTB độc quyền; cạnh tranh tự do chấm dứt. Từ năm 1945 đến nay, CNTB độc quyền chuyển thành CNTB độc quyền nhà nước, tức là CNTB hiện đại. * Biểu hiện của quy luật giá trị qua hai giai đoạn phát triển TBCN đó là: Giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh (giai đoạn thấp) và giai đoạn CNTB độc quyền (giai đoạn cao). Hai giai đoạn cùng nằm trong một phương thức sản xuất, bản chất giống nhau chỉ khác nhau về hình thức biểu hiện. Độc quyền là những biểu hiện mới mang những quan hệ mới, nhưng nó không vượt ra khỏi các quy luật của CNTB mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu thế sâu sắc nhất của CNTB và của nền sản xuất hàng hoá nói chung, làm cho các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hoá của CNTB có những biểu hiện mới. Tập trung sản xuất và hình thành nên những tổ chức độc quyền mới đó là sự xuất hiện các Công ty độc quyền xuyên quốc gia và hình thành nên các xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tổ chức độc quyền cũng xuất hiện ở những nước đang phát triển. Cơ cấu độc quyền cũng thay đổi không chỉ độc quyền tư nhân mà còn có độc quyền tư sản nhà nước, đa quốc gia. - Sự hoạt động của quy luật giá trị: Do chiếm được vị trí độc quyền nên những tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả khi mua thấp, giá cả khi bán cao. Các tổ chức độc quyền thi hành giá cả độc quyền là nhằm chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của người khác. Như vậy, nếu trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuât, thì trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. - Sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư: Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư, biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân, bước sang giai đoạn CN đế quốc, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Do đó quy luật lợi nhuận độc quyền cao chỉ là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Như vâỵ sự biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn đế quốc CN thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao chỉ là sự phản ánh quan hệ thống trị và bóc lột tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế giới. *Sự vận dụng của quy luật giá trị ở nước ta: Do tầm quan trọng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá, cùng với những tác động của nó lên nền kinh tế hàng hoá. Từ đó Việt Nam ta cần phải thực hiện các phương án, các chính sách nhằm vận dụng tốt quy luật giá trị này vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Nước ta hiện nay nền sản xuất hàng hóa tất yếu chịu sự chi phối của Qui luật giá trị. Cần nhận thức sự tồn tại khách quan và phạm vi hoạt động rộng lớn, lâu dài của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay. Nhưng ở nước ta khác với các nước TB ở chỗ thể hiện qua vai trò quản lý của nhà nước để làm cho phân hóa giàu nghèo trong xã  hội được rút ngắn thông qua những chính sách của nhà  nước. Cần vận dụng tốt cơ chế của thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phát huy vai trò tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế mặt tiêu cực của nó để thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo sự công bằng xã hội. Nhà nước phải chủ động ngay từ đầu mối quan hệ giữa tăng trưởng với bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Nhà nước thực hiện quản lí nền kinh tế thông qua pháp luật và điều tiết thông qua các chính sách và các công cụ kinh tế vĩ mô. Nhà nước XHCN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là một quá trình thể hiện sự đổi mới về tư duy và ngày càng hoàn thiện cả về lí luận cũng như thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây cũng là một quá trình về sự nhận thức đúng hơn các quy luật khách quan, chuyển từ một nền kinh tế mang nặng tính chất hiện vật sang nền kinh tế hàng hoá với nhiều thành phần, khôi phục các thị trường để từ đó các quy luật thị trường phát huy tác dụng điều tiết hành vi các tác nhân trong nền kinh tế thay cho phương pháp quản lí bằng các công cụ kế hoạch hoá trực tiếp mang tính pháp lệnh, xoá bỏ bao cấp tràn lan của nhà nước để các doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trong sản xuất kinh doanh.

File đính kèm:

  • docCAU 1 QUY LUAT GIA TRI.doc
  • docCAU 2 van TU BIEN BAT BIEN_KHA BIEN .doc
  • docCAU 3 VAN_ VE LOI NHUAN.doc
  • docCAU 4 CM KH_CN.doc
  • docCAU 5 LUAN DIEM LENIN VE XD CNXH.doc
  • docCAU 6 CNH_HĐH.doc
  • docCAU 7 CNH_HDH NONG NGHIEP.doc
  • docCAU 8 TH. PHAN KINH TE.doc