Chủ đề 1. Các nước Á, Phi, Mỹ Latinh cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
1. Nhật Bản - cải cách Minh Trị: hoàn cảnh, nội dung, tính chất và ý nghĩa.
2. Ấn Độ: tình hình kinh tế - xã hội và phong trào đấu tranh chống thực dân Anh.
3. Trung Quốc: bối cảnh, diễn biến, ý nghĩa và tính chất của Cách mạng Tân Hợi.
4. Đông Nam Á: phong trào giải phóng dân tộc với một số sự kiện tiêu biểu.
5. Châu Phi và Mỹ Latinh: phong trào giải phóng dân tộc.
36 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn tập môn Lịch sử Lớp 11 - Ứng Hoàng Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e1
TỔNG QUAN KIẾN THỨC
Phần I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Chủ đề 1. Các nước Á, Phi, Mỹ Latinh cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
1. Nhật Bản - cải cách Minh Trị: hoàn cảnh, nội dung, tính chất và ý nghĩa.
2. Ấn Độ: tình hình kinh tế - xã hội và phong trào đấu tranh chống thực dân Anh.
3. Trung Quốc: bối cảnh, diễn biến, ý nghĩa và tính chất của Cách mạng Tân Hợi.
4. Đông Nam Á: phong trào giải phóng dân tộc với một số sự kiện tiêu biểu.
5. Châu Phi và Mỹ Latinh: phong trào giải phóng dân tộc.
Chủ đề 2. Hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX.
1. Diễn biến chính, kết cục của hai cuộc chiến tranh thế giới.
2. Tính chất và nguyên nhân căn bản chung dẫn đến chiến tranh.
3. Bài học rút ra từ cuộc chiến để ngăn ngừa hiểm họa chiến tranh.
Chủ đề 3. Tình hình thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
1. Liên Xô và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: Cách mạng tháng Mười và thời kỳ đầu xây dựng CNXH (1921-1925).
2. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và con đường giải quyết của các nước tư bản.
Phần 2. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chủ đề 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX (1858-1884).
1. Cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp: nguy cơ, hành động.
2. Cuộc kháng chiến của nhà Nguyễn và nhân dân Đại Nam.
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e2
3. Trào lưu cải cách, duy tân cuối thế kỷ XIX: bối cảnh, mục tiêu, nội dung và kết quả.
Chủ đề 2. Các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX.
1. Phong trào Cần vương và sự thất bại của ngọn cờ phong kiến.
2. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân.
Chủ đề 3. Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX và trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và những hệ quả về mặt kinh tế - xã hội của nó.
2. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và trào lưu dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX.
3. Nguyễn Ái Quốc và một số hoạt động bước đầu trong hành trình cứu nước.
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e3
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chủ đề 1. Các nước Á, Phi, Mỹ Latinh cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
Câu 1. Nhật Bản - cải cách Minh Trị: hoàn cảnh, nội dung, tính chất và ý nghĩa.
A, Hoàn cảnh
- Đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến:
+ Về chính trị, vẫn tồn tại chế độ Thiên hoàng song quyền hành thực tế nằm trong tay Sô-gun theo chế độ Mạc phủ. Sau hơn 200
năm thống trị của Mạc phủ Tô-ku-ga-oa, chế độ phong kiến Nhật Bản rơi vào bế tắc, suy thoái, không đáp ứng được những yêu cầu
phát triển của xã hội.
+ Về kinh tế, tình trạng chiếm hữu ruộng đất của lãnh chúa phong kiến đã cản trở sự phát triển của các yếu tố sản xuất mới.
+ Về xã hội, chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp lao động với chế độ phong kiến trở nên gay gắt. Họ
liên tiếp nổi dậy chống phong kiến.
- Về đối ngoại, Mạc phủ buộc phải ký một số Hiệp ước với Mỹ, Anh, Pháp, Nga.
Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị xâm lược và mất độc lập.
B, Nội dung
- Tháng 12-1866, Thiên hoàng Kô-mây qua đời. Mít-su-hi-tô lên ngôi, tức Minh Trị. Đây là ông vua có tư tưởng Duy tân, chủ
trương nắm quyền hành để tiến hành cải cách. Tháng 1-1868, thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kỳ Tô-ku-ga-oa, tiến hành cuộc
cải cách lớn:
+ Về chính trị, xóa bỏ chế độ Mạc phủ và tình trạng cát cứ, thống nhất quyền chỉ đạo trong tay chính quyền trung ương.
~ Dời đô từ Ki-ô-tô về Ê-đô (Tokyo sau này).
~ Chính phủ tổ chức theo kiểu châu Âu, gồm 12 bộ, có đại diện quý tộc và tư sản tham gia. Vai trò của cấc quý tộc tư sản hóa
(Samurai) vùng Tây Nam.
~ Ban hành Hiến pháp, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e4
+ Về kinh tế, thống nhất thị trường, thống nhất tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhà nước nắm giữ khai
mỏ.
+ Về giáo dục, thi hành chế độ giáo dục bắt buộc. Tăng cường nội dung khoa học và kỹ thuật trong nội dung giảng dạy, cử người
đi học phương Tây.
+ Về quân sự, chú trọng phát triển công nghiệp quân sự, mời các chuyên gia phương Tây huấn luyện quân sự. Tiến hành các cuộc
chiến tranh xâm lược thuộc địa: Trung-Nhật (1894-1895), Nga-Nhật(1904-1905).
C, Ý nghĩa
- Nhờ cuộc cải cách Minh Trị, chỉ trong vòng 30 năm, Nhật Bản đã thoát khỏi thân phận thuộc địa để vươn lên trở thành nước đế
quốc đầu tiên ở khu vực châu Á.
- Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản. Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn
còn tồn tại tính chất phong kiến nặng nề, nhất là chế độ quân phiệt.
Câu 2. Ấn Độ: tình hình kinh tế - xã hội và phong trào đấu tranh chống thực dân Anh.
A, Tình hình kinh tế-xã hội dưới nền thống trị của thực dân Anh.
- Giữa thế kỷ XIX, thực dân Anh vượt qua các nước phương Tây khác, độc chiếm Ấn ĐỘ.
+ Về kinh tế, thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ một cách quy mô, vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công thu lợi
nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh.
+ Về chính trị - xã hội, thực dân Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ. Thực hiện chính sách nhượng bộ tầng lớp phong kiến bản xứ có thế
lực để tạo chỗ dựa. Tìm cách khơi sâu những mâu thuẫn về chủng tộc, đẳng cấp và tôn giáo, chia rẽ nhân dân Ấn Độ.
Chính sách cai trị đã gây nên nhãng bất bình, mâu thuẫn trong các tầng lớp nhân dân Ấn Độ và là nguyên nhân bùng nổ
các phong trào đấu tranh sôi nổi.
B, Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh
* Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857-1859)
- Xipay là tên gọi những đội quân Ấn Độ phục vụ trong quân đội củ thực dân Anh. Đây là công cụ xâm lược và thống trị của thực
dân Anh.
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e5
- Nguyên nhân làm bùng nổ khởi nghĩa là thực dân Anh bắt họ phải dùng răng cắn vỏ đạn có tẩm mỡ lợn, mỡ bò, xúc phạm
nghiêm trọng tới đạo Hin-đu và đạo Hồi của họ.
- 10-5-1857, 3 trung đoàn Xipay nổi dậy khởi nghĩa, vây bắt bọn chỉ huy Anh. Khởi nghĩa nhanh chóng lan ra miền Bắc và Trung
Ấn Độ, lập được chính quyền ở một số thành phố lớn.
- Khởi nghĩa duy trì 2 năm thì thất bại. Tuy thất bại nhưng nó tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, ý chí chống xâm lược của nhân
dân Ấn Độ.
* Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908)
- Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức dân tộc ở Ấn Độ, họ muốn phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và muốn tham
gia vào chính quyền.
- Cuối 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Đảng Quốc đại) được thành lập. Giai cấp tư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị.
- Chủ trương dùng biện pháp ôn hòa đòi thực dân Anh cải cách và phản đối phương pháp bạo lực. Họ đòi nới rộng điều kiện để
tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kỹ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục và xã hội.
Thực dân Anh tìm cách hạn chế hoạt động của tổ chức.
- Một phái “Cấp tiến” xuất hiện trong Đảng, đứng đầu là Ti-lắc, đòi hỏi phải có một phương pahsp quyết liệt hơn để chống thực
dân Anh.
- Lo sợ trước hoạt động và ảnh hưởng của Ti-lắc, thực dân Anh bắt giam ông. Vụ án này làm bùng lên làn sóng phản đối của hàng
vạn công nhân trong những năm 1905-1908.
Thất bại do sự chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại.
Câu 3. Trung Quốc: bối cảnh, diễn biến, ý nghĩa và tính chất của Cách mạng Tân Hợi.
A, Bối cảnh
- Thế giới: từ thế kỷ XVIII-thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới. Nhiều nước châu
Á như Indonesia, Mã Lai, Miến Điện,... trở thành thuộc địa.
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e6
- Trong nước, chính quyền ngày càng suy yếu và khủng hoảng, Trung Quốc trở thành mục tiêu xâm lược của các nuôc tư bản
phương Tây.
+ Từ thàng 6-1940 đến tháng 8-1842, thực dân Anh phát động “Chiến tranh thuốc phiện”. Triều đình Mãn Thanh phải ký Hiệp
ước Nam Kinh theo yêu cầu của Anh. Sự kiện này mở đầu cho quá trình “xâu xé” Trung Quốc của các nước đế quốc.
+ Các nước đế quốc khác lần lượt nhảy vào xâu xé Trung Quốc: Đức chiếm Sơn Đông, Anh chiếm châu thổ sông Trường Giang,
Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc, Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
- Trong khi đó, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân dâng cao:
+ Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc của Hồng Tú Toàn nổ ra ngày 1-1-1851. Đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử
Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 14 năm, lập được chính quyền ở Nam Kinh, thi hành bình quân ruộng đất, bình đẳng nam nữ.
Ngày 19-7-1864, chính quyền Mãn Thanh được sự giúp đỡ của các nước đế quốc đã tấn công đàn áp phong trào.
+ Cuộc chính biến Mậu Tuất (1898) của vua Quang Tự và Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu chỉ diễn ra trong 100 ngyaf rồi bị
phái thủ cựu của Từ Hy Thái hậu đàn áp.
+ Khỏi nghĩa vũ trang của nông dân ở Bắc Trung Quốc – phong trào Nghĩa Hòa đoàn. Phong trào thất bại do thiếu lãnh đạo thống
nhất, thiếu vũ khí.
B, Cách mạnh Tân Hợi.
* Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội.
- Giai cấp tư sản Trung Quốc cuối thế kỷ XIX lớn mạnh vào đầu thế kỷ XX.
- Giai cấp tư sản được tập hợp trong Trung Quốc Đồng minh hội, thành lập tháng 8-1905.
+ Thành phần tham gia: tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, công nhân, nông dân, đông nhất vẫn là trí thức và
tiểu tư sản.
+ Mục đích, tôn chỉ: chủ nghĩa Tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục
Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình đẳng ruộng đất.
* Cách mạng Tân Hợi (1911).
- Ngày 9-5-1911, sự kiện chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”(trao quyền kinh doanh đường sát cho
đế quốc). Gây nên làn sóng căm phẫn trong quần chúng.
- Ngày 10-11-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng rồi lan ra các tỉnh
miền Nam và Trung Trung Quốc.
- 12-1911, khởi nghĩa thắng lợi bước đầu, thành lập Trung Hoa dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e7
- Trước thắng lợi bước đầu, một số người thỏa hiệp đưa Viên Thế Khải làm Tổng thống, vua Thanh thoái vị. Cách mạng Tân Hợi
coi như chấm dứt.
C, Tính chất và ý nghĩa
* Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản nhưng chưa triệt để:
- Chưa chống lại chủ nghĩa đế quốc đang xâu xé Trung Quốc.
- Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Thỏa hiệp với phong kiến.
* Ý nghĩa:
- Lật đổ Mãn Thanh, lật đổ chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Có ảnh hưởng nhất định đến phong trào giải phóng dân tộc châu Á, trong đó có Việt Nam.
Câu 4. Đông Nam Á: phong trào giải phóng dân tộc với một số sự kiện tiêu biểu.
A, Hoàn cảnh
- Từ giữa thê kỷ XIX, các nước châu Âu và Bắc Mỹ căn bản hoàn thành cách mạng tư sản, xâm chiếm thuộc địa. Đông Nam Á,
chế độ phong kiến vẫn rơi vào tình trạng khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội.
Các nước phương Tây mở rộng và hoàn thành xâm lược các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm).
+ Đến giữa thế kỷ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập thống trị ở Indonesia.
+ Phi-lip-pin bị Tây Ban Nha thống trị từ thế kỷ XVI. Đến cuối thế kỷ XIX, Mỹ xâm lược và biến Phi-lip-pin thành thuộc địa.
+ Năm 1885, Anh xâm lược Miến Điện và thôn tính Miến Điện, biến thành một tỉnh thuộc Ấn Độ.
+ Đầu thế kỷ XX, Mã Lai trở thành thuộc địa của Anh.
+ Cuối thế kỷ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược ba nước Đông Dương.
+ Cuối thế kỷ XIX, nhờ chính sách mềm dẻo, Xiêm trở thành “vùng đệm” giữa Anh và Pháp, giữ được độc lập tương đối về chính
trị.
B, Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu.
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e8
- Ở Indonesia, nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân do Samin lãnh đạo (1890); phong trào công nhân sớm hình thành với sự ra đời của
Liên minh xã hội dân chủ Indonesia tháng 12 – 1914, đặt cơ sở cho sự hình thành của Đảng Cộng sản (5-1920).
- Ở Phi-lip-pin, xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô và xu hướng ôn hòa của Hô-xê Ri-dan.
- Ở Campuchia, khởi nghĩa của Hoàng thân Xuphanuvong kéo dài hơn 30 năm (1861-1892).
+ Khởi nghĩa của Acha-Xoa (1863-1866) là khởi nghĩa lớn ở biên giới Việt Nam, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất.
+ Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866-1867) thể hiện tinh thần yêu nước và đoàn kết chiến đấu với nhân dân Việt Nam.
- Ở Lào, mở đầu là khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc (1901-1903), giải phóng Xavannakhet, mở rộng sang biên giới Lào-Việt.
+ Khởi nghĩa của Bô-lô-ven kéo dài 37 năm (1901-1937) do Ong Kẹo và Commadam đánh du kích, gây cho địch nhiều tổn thất.
Câu 5. Châu Phi và Mỹ Latinh: phong trào giải phóng dân tộc.
A, Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
- Ở An-giê-ri, khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe từ năm 1830-1847, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Sau khi lãnh tụ bị bắt cuộc
khởi nghĩa vẫn tiếp tục, Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này.
- Ở Ai Cập, năm 1879, một số sĩ quan và tri thức thành lập tổ chức “Ai Cập trẻ”, do Đại tá Át-mét Arabi lãnh đạo. Các nước đế
quốc can thiệp ngăn chặn phong trào yêu nước. Ngày 13-9-1882, nhiều người bị bắt, phong trào thất bại.
- Ở Xu-đăng, năm 1882, Anh vấp phải kháng cự mạnh mẽ của nhà truyền giáo Mu-ha-mét Át-mét. Đầu 1885, nghĩa quân làm chủ
hầu khắp đất nước, chiếm được Khắc-tum. 1898, phong trào bị đàn áp thất bại.
- Tiêu biểu nhất là phong trào ở Li-bê-ri-a và Ê-ti-ô-pi-a, đây là những nước duy nhất giữ được nền độc lập ở châu Phi.
Phong trào diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước cao nhưng do trình độ tổ chức thấp, chênh lệch về lực lượng nên
đã bị đàn áp. Cuộc đấu tranh không bị dập tắt mà tiếp tục phát triển trong thế kỷ XX.
B, Phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh
- Sau khi Crit-xtop Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh quá trình biến những vùng đất của châu
lục này thành thuộc địa. Từ cuối thế kỷ XV-XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp đã thâm nhập và từng bước thôn tính
vùng Trung-Nam Mỹ.
- Từ cuối thế kỷ XVIII, dưới ảnh hưởng của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (1776) và Cách mạng Pháp (1789), nhân
dân Mỹ Latinh đã nổi dậy đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, thành lập các quốc gia độc lập.
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e9
+ Năm 1791, ở Hai-i-ti bùng nổ cuộc đấu tranh của người da đen dưới lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a. Cuộc đấu tranh thắng
lợi, Anh rút khỏi đảo. Hai-i-ti tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa năm 1804. Sau đó, quân Pháp trở lại xâm lược, Hai-i-ti lại
rơi vào vòng thuộc địa.
+ Cuộc đấu tranh giải phóng ở Mê-hi-cô tháng 9-1810 dưới lãnh đaọ của Linh mục Mi-sen Hii-đan-gô. 1821, Mê-hi-cô thành lập
nước cộng hòa.
+ Ở Ác-hen-ti-na năm 1810 bùng nổ khởi nghĩa vũ trang, năm 1816 thì hoàn thành thắng lợi, thành lập nước cộng hòa.
+ Năm 1822, Bra-xin thoát khỏi ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha, song vẫn giữ thể chế quân chủ.
Như vậy, qua 2 thập niên đầu thế kỷ XIX, các quốc gia Mỹ Latinh lần lượt giành được độc lập. Đây là thắng lợi to lớn
của nhân dân khu vực này trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Mỹ Latinh đã có những tiến bộ nhất định về kinh tế-xã hội.
- Mỹ dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la” để can thiệp để biến khu vực này thành thuộc địa kiểu mới, “sân
sau” của mình.
Chủ đề 2. Hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX.
Câu 1 : Diễn biến chính của hai cuộc chiến tranh thế giới
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Sự kiện Nội dung Sự kiện Nội dung
28/6/1914 Thái tử Áo –Hung bị ám sát. 1937 Phe trục được hình thành.
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e1
0
28/7/1914 Áo Hung tuyên chiến với Xéc Bi. 3/1938
Quân Đức chiếm đóng Viên.
1/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga. 3/1939 Đức chiếm Tiệp Khắc.
3/8/1914 -Đức tuyên chiến với Pháp.
-Đức tràn vào Bỉ.
1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan.
2 ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với
Đức. Chiến tranh bùng nổ .
4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức. 4/1940 Đức tấn công mặt trận phía tây chiếm
Đan Mạnh và Na Uy.
9/1914 Pháp phản công va dành thắng lợi trên
sông Mác-Nơ.
10/5-
4/6/1940
Cuộc tấn công ở mặt trận phía tây. Buộc
Hà Lan, Bỉ, Lúc- Xăm- Bua đầu hàng.
1915 Đức dồn binh lực sang mặt trận phía
đông đánh quân Nga.
7/1940 Không quân Đức oanh tạc nước Anh.
1916 Đức chuyển sang mặt trận phía tây.
Trận thành Véc-Đoong.
9/1940 Hiệp ước tam cường( Đức Ý Nhật)
được kí kết phân chia phạm vi chiếm đóng.
1917 -Cách mạng tháng 10 Nga thành
công.
-Ngày 2/4/1917 Mĩ tuyên chiến với
Đức.
6/1941-
11/1942
*Đức tấn công Liên Xô
- 22/6/1941 Đức tấn công Liên Xô.
Quân Đức tiến sau vào lãnh thổ Liên Xô.
- cuối năm 1941 Đức mở 2 cuộc tấn
công và Mác-x cơ- va nhưng bị Liên Xô bẻ
gãy.
7/1918 Quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu. 12/1941-
11/1942
*Mặt trận Thái Bình dương
- 7/12/1941 trận Trân Châu Cảng. Mĩ
tuyên chiến với Nhật.
- 9/1940 Quân Nhật đổ bộ ở Đông
Dương
9/1918 Đức liên tiếp thất bại, phải rút khỏi
lãnh thổ Pháp và Bỉ.
1942 Quân Nhật chiếm 1 phần lãnh thổ rộng
lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình
Dương
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e1
1
11/1918 Đức đầu hành không điều kiện.
=>Chiến tranh kết thúc.
11/1942-
6/1944
*Quân Đồng minh phản công
-Từ ngày 19/11/1942-2/2/1943 trận
Xta-lin-grat.
- 5/7-23/8/1943 trận vòng cung Cuốc-
xcơ hồng quan chiến thắng và đẩy lui quân
Đức.
-8/11/1942 Quân Mĩ đổ bộ vào Châu
Phi
-7/1943 quân đồng minh tấn công Ý.
6/1944 Ý đầu hàng.
6/6/1944 Liên quân Mĩ-Anh đổ bộ vào Nooc-
măng-đi.
7/1944 Hồng quân tiến vào Ba Lan .
12/1/1945 Cuộc phản công tại mặt trận phía đông.
9/5/1945 Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện.
15/8/1945 Nhật đầu hàng không điều kiện.
Chiến tranh kết thúc.
* Những biến đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh
Chiến tranh thế giới thứ nhất Chiến tranh thế giới thứ hai
-Các nước trong phe Liên minh thất bại, mất hết
thuộc địa và phải bồi thường chiến phí nặng nề.
-Hầu hết các nước đều bị chiến tranh tàn phá nặng
nề và trở thành con nợ của Mỹ. Riêng Mỹ hưởng lợi nhờ
buôn bán vũ khí, không bị tàn phá, vị thế ngày càng nâng
cao.
-Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các
nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu và châu Á.
-Thay đổi tương quan lực lượng trong các nước tư bản chủ
nghĩa:
+Phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt.
+Anh, Pháp suy yếu.
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e1
2
-Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và ra
đời nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển trong cục
diện thế giới, mở ra thời kỳ sôi động của phong trào cách
mạng thế giới.
+Riêng Mỹ lớn mạnh, trở thành siêu cường đứng đầu hệ
thống tư bản chủ nghĩa.
-Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển
mạnh, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa, lập nên các quốc gia độc lập.
Câu 2. Tính chất của hai cuộc chiến tranh thế giới có gì khác biệt? Rút ra nguyên nhân chung bùng nổ hai cuộc chiến
tranh thế giới này.
A, So sánh tính chất của hai cuộc chiến tranh thế giới
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa về cả hai phía. Đây là cuộc chiến tranh giữa hai phe Liên minh và
Hiệp ước nhằm tranh giành thuộc địa, thị trường, gây ra nhiều đau khổ cho toàn nhân loại.
- Chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Giai đoạn đầu là cuộc chiến tranh phi nghĩa, tranh giành thuộc địa, thị trường giữa phe tư bản dân chủ: Anh, Pháp, Mỹ và phe
phát xít: Đức, Ý, Nhật.
+ Về sau, với sự tham gia của Liên Xô và phe Đồng minh, tính chất chiến tranh đã thay đổi:
~ Về phía phe phát xít là cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm thực hiện âm mưu bá chủ, gây nhiều tội ác chống lại loài người, đặc
biệt là những cuộc tàn sát hàng loạt của Đức Quốc xã.
~ Về phía Liên Xô và Đồng minh là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ hòa bình nhân loại, đấu tranh chống lại tội ác diệt chủng
của phe phát xít.
B, Nguyên nhân chung làm bùng nổ hai cuộc chiến tranh thế giới.
- Quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến cả hai cuộc chiến tranh thế giới.
Sự phát triển không cân bằng đó làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhóm các nước tư bản có nhiều quyền lợi về thuộc địa, thị trường với
nhóm tư bản đang phát triển nhanh nhưng lại thiếu thuộc địa và thị trường. Chiến tranh thế giới bùng nổ là biểu hiện cao nhất nhằm
giải quyết mâu thuẫn đó.
- Đức là “lò lửa” gây chiến tranh trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới.
C, Bài học về chiến tranh và gìn giữ hòa bình từ hậu quả của hai cuộc chiến tranh
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e1
3
* Hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy bị phá hủy.
Số thiệt hại về tài chính lên đến tỷ đôla.
- Chiến tranh thế giới thứ hai: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều làng mạc, đường sá, cơ sở kinh tế bị phá
hủy. Những giá trị về nhân quyền bị vi phạm nghiêm trọng do những tội ác, kỹ nghệ giết người của phát xít Đức.
* Bài học về bảo vệ hòa bình:
- Hậu quả của chiến tranh phải mất đến hàng chục năm sau cũng không thể hàn gắn hoàn toàn. Vì vậy, nhân loại phải tuyệt đối
tránh một cuộc chiến tranh thế giới mới nổ ra. Bởi đó sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhâ, không có người thắng kẻ thua mà toàn bộ Trái Đất
sẽ bị hủy diệt.
- Muốn ngăn chặn chiến tranh, toàn thể nhân loại tiến bộ cần cùng nhau đoàn kết trong một trận tuyến thống nhất để chống lại
các lực lượng đi ngược lại với khát vọng hòa bình của nhân loại.
Chủ đề 3. Tình hình thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 1. Cách mạng tháng Mười Nga: Bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa, tính chất.
A. Bối cảnh
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e1
4
-Đầu thế kỉ 20 Nga vẫn là 1 nước quân chủ chuyên chế. Chế độ Nga hoàng cùng những tàn tích phong kiến lạc hậu đã kìm hãm
sự phát trển chủ nghĩa tư bản ở Nga. Vẫn nước Nga tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ 1 càng làm cho tình hình nước Nga trở
nên nghiêm trọng trong nhiều mặt. Tháng 2/1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ lật đổ chế độ Nga hoàng. Nhưng lại đặt ra
1 vấn đề khác đó là sự tồn tại của 2 chính quyền song song: chisng quyền của giai cấp tư sản và Sô Viết công nông binh.
B. Diễn biến
- Từ tháng 4/1917 Lê Nin đã trình bày bản “luận cương tháng 4” chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ
tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Tháng10/1917 không khí cách mạng bao trùm nước Nga. Ngày 7/10(20/10) Lê-Nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat trực
tiếp chỉ đạo cách mạng. Những đội cận vệ đổ được thành lập.
- Ngày 24/10(6/11) các đơn vị cận vệ đỏ chiếm các vị trí then chốt của thủ đô và bao vây cung điên Mùa Đông.
- Đêm 25/10(7/11) quân khởi nghĩa tán công cung điện Mùa đông. Các bộ trưởng của chính phủ bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa ở
Pê-tơ-rô-grat giành thắng lợi hoàn toàn.
- Đầu tháng 11/1917 chính quyền Xô Viết được thành lập ở Mát-xco-va.
- Đến cuối tháng 3/1918 chính quyền Sô Viết giành thắng lợi hoàn toàn trên khắp nước Nga rộng lớn.
C. Ý nghĩa
- Mở ra 1 kỉ nguyên mới cho lịch sử nước Nga và người dân Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân và
nhân dân lao động được giải thoát đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
- Lịch sử nước Nga đã sang trang 1 chế độ mới được thành lập. Xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng 1 xã hội tự do hạnh
phúc công bằng cho mọi người.
- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản. Làm xuất hiện 1 nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới. Sự xuất hiện của
chế độ xã hội chủ nghĩ đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa
- Cổ vũ mạng mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩ tư bản.
- Cổ vũ ý chí đấu tranh mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
D. Tính chất
- Là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.
- Là cuộc cách mạng triển để nhất từ trước đến nay.
Ứng Hoàng Anh – Tài liệu ôn tập môn Lịch sử 11.
May 4th, 2018
P
ag
e1
5
Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933: nguyên nhân, hậu quả. Các nước tư bản đã lựa chọn con đường nào
để thoát khỏi khủng hoảng.
A, Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
* Nguyên nhân:
- Sự phát triển kinh tế không có kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân đã dẫn đến sự khủng
hoảng kinh tế.
- Đây là cuộc khủng hoảng “thừa”, các nhà tư bản sản xuất ồ ạt hàng hóa vượt hơn nhiều nhu cầu của thị trường. Trong khi phầ
File đính kèm:
tai_lieu_on_tap_mon_lich_su_lop_11_ung_hoang_anh.pdf