Tài liệu Hoàng lê nhất thống chí

Nguyễn Huệ ( 1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế ( vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương ) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa ông không đủ bản lĩnh để lãnh đạo Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây SơnCuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian.

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Hoàng lê nhất thống chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Huệ ( 1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế ( vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương ) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa ông không đủ bản lĩnh để lãnh đạo Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây SơnCuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian. Nguyễn Thiếp:Riêng Nguyễn Huệ (tức vua Quang Trung) gọi ông là La Sơn phu tử, là La Sơn tiên sinh  Vào ngày 25 tháng 8 năm Quý Mão (1723), Nguyễn Thiếp đã ra đời tại Hà Tĩnh Lúc nhỏ, ông và ba anh em trai nhờ mẹ chăm sóc và chú là Tiến sĩ Nguyễn Hành rèn dạy nên đều học giỏi. Năm 19 tuổi (khi ấy Nguyễn Hành đang làm Hiến sát sứ Thái Nguyên), ông ra đó học, rồi được chú gửi cho bạn thân là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (cha của thi hào Nguyễn Du) dạy dỗ thêm. Tuy nhiên, chưa được một năm thì chú Nguyễn Hành đột ngột mất ở lỵ sở, Nguyễn Thiếp trở về nhà. Năm sau, ông dự thi Hương ở Nghệ An đỗ thủ khoa nhưng không ở lại dự thi Hội mà đi ở ẩn. Năm Mậu Thìn (1748), ông ra Bắc dự thi Hội, nhưng chỉ vào đến tam trường (kỳ 3). Sau đó ông vào Bố Chính dạy học.Năm Bính Tuất (1756), lúc này đã 33 tuổi, Nguyễn Thiếp được bổ làm Huấn đạo (chức quan trông coi việc học trong một huyện) ở Anh Đô (phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An). Ở đó 6 năm, ông được đổi làm Tri huyện Thanh Giang (nay là Thanh Chương, Nghệ An) .Năm Mậu Tý (1768), ông xin từ quan về ở ẩn tại trại Bùi Phong trên dãy Thiên Nhẫn.Năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt họ Trịnh, có sai người đưa thư và vàng lụa lên sơn trại mời ông ra giúp việc nhưng ông từ chối.Tháng 4 năm Mậu Thân (1788), trên đường ra Thăng Long trừ Vũ Văn Nhậm, tướng Nguyễn Huệ lại gửi thư mời ông xuống hội kiến ở Lam Thành, lời thư rất tha thiết, nên ông đành xuống núi nhưng vẫn chưa chịu ra giúp. Cuối năm 1788, sau khi lên ngôi Hoàng đế tại núi Bân (Huế), vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) kéo quân ra Bắc, đến Nghệ An nghỉ binh, nhà vua lại triệu Nguyễn Thiếp đến hỏi kế sách đánh đuổi quân Thanh xâm lược, Nguyễn Thiếp nói: "Người Thanh ở xa tới mệt nhọc không biết tình hình khó dễ thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp thì không ngoài mười ngày sẽ phá tan. Nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà được nó". Lời tâu này rất hợp ý vua. Sau đại thắng vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung về đến Nghệ An lại mời Nguyễn Thiếp đến bàn quốc sự.Năm 1791, vua Quang Trung lại cho mời ông vào Phú Xuân để bàn việc nước. Vì cảm thái độ chân tình ấy, nên lần này ông đã nhận lời (trước đó ông đã từ chối 3 lần). Đến gặp, ông đã dâng lên vua Quang Trung một bản tấu bàn về 3 vấn đề: Một là "Quân đức" (đại ý khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước); hai là "Dân tâm" (đại ý khuyên vua nên dùng nhân chính để thu phục lòng người), và ba là "Học pháp" (đại ý khuyên vua chăm lo việc giáo dục). Tuy là ba, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau và đều lấy quan niệm "dân là gốc nước" làm cơ sở. Nguyễn Thiếp viết: "Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên. Những lời tấu ấy được nhà vua nghe theo. Ngày 20 tháng 8 (1791), nhà vua ban chiếu lập "Sùng chính Thư viện" ở nơi ông ở ẩn và mời ông làm Viện trưởng. Kể từ đó, ông hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và phổ biến trong dân. Chỉ trong hai năm, ông đã tổ chức dịch xong các sách: Tiểu học, Tứ thư, Kinh Thi, và chủ trì biên soạn xong hai bộ sách là Thi kinh giải âm và Ngũ kinh toát yếu diễn nghĩa . Tháng 9 năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung đột ngột băng hà, sự nghiệp của Nguyễn Thiếp đành dở dang.Năm Tân Dậu (1801), vua Cảnh Thịnh (con vua Quang Trung) có mời ông vào Phú Xuân để hỏi việc nước. Đang ở nơi ấy, thì kinh thành mất vào tay chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau là vua Gia Long). Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối, rồi xin về . Ngày 6 tháng 2 năm 1804 (Quý Hợi), danh sĩ Nguyễn Thiếp không bệnh mà mất thọ 81 tuổi, và được an táng tại nơi ông ở ẩn. Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm 1746–1803), tự là Hy Doãn hiệu là Đạt Hiên, là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê–Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội . Ngô Thì Nhậm thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử. Ông thi đỗ giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ tam giáp năm 1775. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều Lê–Trịnh, được chúa Trịnh Sâm rất quý mến. Năm 1778 làm Đốc đồng Kinh Bắc và Thái Nguyên. Khi đó cha ông làm Đốc đồng Lạng Sơn. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ. Sau Vụ án năm Canh Tý (1780), ông bị nghi ngờ là người tố giác Trịnh Khải nên phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình lánh nạn. Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần hai, xuống lệnh "cầu hiền" tìm kiếm quan lại của triều cũ. Danh sĩ Bắc Hà đã đầu quân cho nhà Tây Sơn từ trước đó mới chỉ có Trần Văn Kỉ, Ngô Văn Sở và Đặng Tiến Đông. Tuy vậy, tới thời điểm này thì cả vua Lê lẫn chúa Trịnh đều đã đổ. Ngô Thì Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà khác như Phan Huy Ích, Bùi Dương Lịch; các tiến sĩ Ninh Tốn, Nguyễn Thế Lịch,Nguyễn Bá Lan; Đoàn Nguyễn Tuấn (anh rể Nguyễn Du); Vũ Huy Tấn; Nguyễn Huy Lượng (tác giả "Tụng Tây Hồ phú")...lần lượt ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Sử cũ viết khi được Thì Nhậm, Nguyễn Huệ mừng mà rằng: "Thật là trời để dành ông cho ta vậy", và phong cho ông chức Tả thị lang bộ Lại, sau lại thăng làm thượng thư bộ Lại-chức vụ cao cấp nhất trong Lục bộ. Cuối năm Mậu Thân (1788) do vua Lê Chiêu Thống cầu viện, 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn. Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư. Tuy làm ở bộ Binh, nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sangTrung Hoa.[ Sau khi Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học. Sau khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng roi tại Văn Miếu năm 1803. Nhưng do trước đó có mâu thuẫn với Đặng Trần Thường nên cho người tẩm thuốc vào roi. Sau trận đánh đòn, về nhà, Ngô Thì Nhậm chết. Câu ứng đối nổi tiếng Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường có quen biết với nhau. Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Nhậm thét bảo Thường: “Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác. Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi vào Nam theo Nguyễn Phúc Ánh.Sau khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường.Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:”Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai” Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp:”Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế” Đặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại như câu nói "thế đành theo thế" (hay thế thời theo thế hoặc là thế thì phải thế). Ngô Thì Nhậm không nói lại. Thường tức giận sai người dùng roi tẩm thuốc độc đánh ông. Sau trận đòn về nhà, Phan Huy Ích không bị đánh bằng thuốc độc nên còn sống. Còn Ngô Thì Nhậm bị thuốc độc ngấm vào tạng phủ, biết mình không qua khỏi, trước khi qua đời ông có làm bài thơ gửi tặng Đặng Trần Thường như sau: Ai tai Đặng Trần Thường Chân như yến xử đường Vị Ương cung cố sự Diệc nhĩ thị thu trường Nghĩa là: Thương thay Đặng Trần Thường. Nay quyền thế lắm đấy, nhưng khác nào như chim yến làm tổ trong cái nhà sắp cháy, rồi sẽ khốn đến nơi. Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao tổ, rồi bị Cao tổ giết ở cung Vị Ương. Kết cục của ngươi rồi cũng thế đó. Tạm dịch: Thương thay Đặng Trần Thường Tổ yến nhà xử đường Vị Ương cung chuyện cũ Tránh sao kiếp tai ương? Quả nhiên sau này bài thơ ứng nghiệm, Thường bị Gia Long xử tử. Ngô Văn Sở Ông sinh trưởng tại Bình Khê, Quy Nhơn (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thuở trai trẻ ông học võ với Đô thống Ngô Mạnh, tức bạn đồng môn với Bùi Thị Xuân. Năm 1771, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cùng khởi binh, Ngô Văn Sở đến đầu quân ngay từ buổi đầu. Theo GS. Nguyễn Khắc Thuần, thì sau đó ông tham gia đánh nhau với quân Nguyễn tại Quy Nhơn (1773). Năm 1775, ông lại theo Nguyễn Huệ và rồi cùng đánh tan hơn hai vạn quân Nguyễn do tướng Tống Phúc Hiệp ở Phú Yên. Kể từ lúc ấy, Ngô Văn Sở trở thành một trong những tướng lĩnh cao cấp của Bộ chỉ huy quân Tây Sơn. Và ông đã có mặt trong trận tấn công vào Phú Xuân (1786), vượt sông Gianh đánh ra Bắc Hà (1786), diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (1787), diệt Vũ Văn Nhậm (1788). Sau đó, ông được Nguyễn Huệ phong làm Đại tư mã thống lĩnh quân đội, tổng quản công việc ở Bắc Hà. Cùng tham gia Bộ chỉ huy này còn có các Đô đốc như Võ Văn Dũng, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết và các văn thần, mà nổi bật là Ngô Thì Nhậm. Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống dẫn nhiều vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy vào xâm lược Việt Nam. Sau khi bàn bạc với các cộng sự, Ngô Văn Sở đem quân rút về phòng tuyến Tam Điệp để bảo toàn lực lượng. Được tin cấp báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (21 tháng 12 năm 1788) Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Ngay sau khi làm lễ đăng quang tại núi Bân (Phú Xuân), nhà vua trực tiếp mang đại quân ra Bắc để đánh đuổi quân xâm lược.Trong chiến dịch phản công này, Đại tư mã Ngô Văn Sở được ở bên cạnh vua Quang Trung để cùng chỉ huy đạo quân chủ lực đánh vào hai thành trì quan trọng của đối phương, đó là Hà Hồi và Ngọc Hồi. Nhờ lập nhiều công lao, nên khi xét thưởng ông được nhà vua phong tới tước Ích Quốc công, và được cử làm Trấn thủ Thăng Long sau khi quân Thanh cùng vua quan nhà Lê rút chạy. Tháng 1 năm 1790, Ngô Văn Sở lãnh giao nhiệm vụ đưa phái đoàn của giả vương Phạm Công Trị sang nhà Thanh.Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi (tức Cảnh Thịnh), thì Ngô Văn Sở được thăng chức Đại đổng lý, tước Quận công, và vẫn ở giữ Bắc Hà. Năm 1788, sau khi Vũ Văn Nhậm bị giết chết, Ngô Văn Sở được giao nhiệm cai quản Bắc Hà. Trong buổi trao quyền, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã tuyên bố rằng: (Ngô Văn) Sở và (Phan Văn) Lân đều là nanh vuốt của ta[ Điều này cho thấy tài năng của ông và sự tin cậy của cấp trên đối với ông. Trong sách Tây Sơn lương tướng ngoại truyện của Nguyễn Trọng Trì cũng có đoạn chép về Ngô Văn Sở như sau:Ngô Văn Sở làm quan không cầu danh lợi tiếng tăm, lúc nào cũng muốn tránh quyền thế. Thường ngày, (ông) yêu kính quân tử mà vẫn giữ lòng thương xót tiểu nhân. Ông cùng với Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng và Bùi Thị Xuân đều là danh tướng, được người đương thời gọi là Tứ kiệt Phan Văn Lân (chữ Hán: cũng theo Gia phả họ Phan) sinh năm Canh Thìn (1730), là con trưởng của Phan Chu (tức Phan Lang, hoặc Phan Long) và là cháu đích tôn của thám hoa Phan Kính. Bà vợ của Phan Kính là Nguyễn Thị Dinh, lại là chị ruột của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, do vậy Nguyễn Thiếp là ông cậu ruột của Phan Văn Lân.Tương truyền, Phan Văn Lân là bạn đồng môn với ba anh em nhà Tây Sơn, đó là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ; tức tất cả đều tôn Trương Văn Hiến ở An Thái (nay thuộc xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thầy.GS. Nguyễn Khắc Thuần đã căn cứ chuyện kể dân gian và ghi chép của một vài dã sử, cho biết Phan Văn Lân tuy giỏi võ nghệ , nhưng có dáng vẻ, tính nết của một thư sinh ốm yếu, khiêm tốn và lễ phép.Năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa, Phan Văn Lân là một trong những người hưởng ứng đầu tiên, được cử chỉ huy một đạo quân. Mùa xuân năm Ất Mùi (1775), Tây Sơn Vương (Nguyễn Nhạc) sai ông cùng Nguyễn Lữ đem thủy quân vào đánh Gia Định. Quận Tây Sơn vây đánh Sài Côn (tức Sài Gòn), đuổi Định vương (Nguyễn Phúc Thuần) chạy về Trấn Biên (tức Biên Hòa). Đoạt được thành, Nguyễn Lữ ở lại trấn giữ, còn Phan Văn Lân thì sai lính khuân hết lương thực, vũ khí xuống thuyền, đem về Quy Nhơn. Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế ở Quy Nhơn, lấy niên hiệu là Thái Đức, Phan Văn Lân được phong tước hầu (Nội hầu).Năm 1787, nghe tin Nguyễn Hữu Chỉnh có hành động chuyên quyền, muốn chống lại Tây Sơn; Nguyễn Huệ liền cử Phan Văn Lân vàNgô Văn Sở mang quân ra Nghệ An, hợp sức cùng Vũ Văn Nhậm tiến ra Bắc đánh và diệt được Hữu Chỉnh. Sau đó, Vũ Văn Nhậm tự mình quyết đoạt mọi việc, khiến Ngô Văn Sở và ông bất bình, sai người mật báo cho Nguyễn Huệ. Tháng 5 năm 1788, Nguyễn Huệ bí mật dẫn binh ra Bắc và giết Văn Nhậm tại Thăng Long. Sau đó, giao binh quyền lại cho Ngô Văn Sở. Cuối 1788, Lê Chiêu Thống dẫn quân Mãn Thanh về nước, tính chuyện khôi phục ngôi vị. Phan Văn Lân đem quân chặn ở sông Nguyệt Đức (sông Cầu), nhưng bị thất bại phải rút về Thăng Long. Trước sức mạnh của đối phương, ông bàn nên đem quân lên vùng biên giới phía Bắc, bố trí mai phục; nhưng Ngô Văn Sở, tướng chỉ huy lực lượng Tây Sơn ở Bắc Hà, không nghe vì cho rằng lòng dân ở đó còn phân tán, chưa tin theo Tây Sơn, không thể tổ chức mai phục được. Hiểu ra, Phan Văn Lân đã ủng hộ chủ trương rút quân về phòng thủ tại phòng tuyến Tam Điệp và Biện Sơn để bảo toàn lực lượng. Trong chiến dịch tổng tấn công quân Mãn Thanh, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) chia binh lực ra làm 5 đạo. Đạo Trung quân do nhà vua chỉ huy, có Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân làm tướng tiên phong đánh vào mũi Hà Hồi, Ngọc Hồi. Đây là hướng tấn công chính, và Phan Văn Lân đã lập công xuất sắc. Theo Gia phả họ Phan thì trong trận này Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân đã sai quân lấy ván ghép lại che rơm trát bùn thành một tấm mộc che lớn, rồi cho người khiêng đi trước, đội tượng binh và bộ binh kéo theo sau. Nhờ vậy, mà tên và đạn của đối phương bị vô hiệu hóa, mở đường cho đại quân tiêu diệt gọn nhiều vạn quân Thanh. Sau khi đại thắng vào mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789), vì còn bận nỗi lo ở miền Nam (chỉ lực lượng Nguyễn Ánh), nên vua Quang Trung giao hết việc binh cho Ngô Văn Sở và Phạm Văn Lân; còn việc giao thiệp với phương Bắc thì giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích. Theo Nguyễn Khắc Thuần, khi nhà Tây Sơn suy vong, số phận của Phan Văn Lân, không rõ. Gia phả trên thì cho biết khi vua Quang Trung mất (1792), nội bộ nhà Tây Sơn cứ lụt đục mãi, nên Phan Văn Lân trả ấn về ở ẩn. Ðến lúc Gia Long lên ngôi (1802), cho truy lùng tướng lĩnh cũ của Tây Sơn, ông phải trốn tránh xuống miền biển ở Ðan Hải, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) làm nghề cá. Phan Văn Lân chết khoảng ngoài 70 tuổi. Vua Quang Trung: (Ngô Văn) Sở và (Phan Văn) Lân là nanh vuốt của ta... Danh sĩ Nguyễn Trọng Trì (1854-1992) “Phan Văn Lân trí dũng hơn người, đánh giặc rất giỏi. Hễ được ban thưởng là đem hết ra để khao quân, không mấy khi nhắc đến việc nhà. Ông ra vào giản dị, chẳng khác người hầu. Quân Thanh sợ ông, gọi ông là "Phi tướng quân", có nghĩa là vị tướng ở trên trời bay xuống”. GS. Nguyễn Khắc Thuần: Tài ba, đức độ và sự khiêm tốn của Phan Văn Lân khiến cho quân sĩ rất kính phục. Thường hễ có công lao ông đều quy hết cho những người dưới quyền, còn bản thân thì không hề màng đến…Đi suốt cuộc trường chinh chống cả thù trong lẫn giặc ngoài, ông đã có nhiều cống hiến rất xuất sắc Nguyễn Văn Tuyết là người An Nhơn, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnhBình Định). Tuy nhiên, theo gia phả họ Nguyễn (chi 2 phái 4 ở làng Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), thì ông là người làng Ôn Tuyền, huyện Đăng Xương, Thuận Hóa (nay là làng Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, Quảng Trị); và tên thật của ông là Nguyễn Minh Mẫn. Để có kết luận, cần phải tra cứu thêm. Tương truyền trước khi phong trào Tây Sơn khởi phát vào năm 1771, ông là người có sức mạnh, giỏi võ, và từng là một trong số người du thủ du thực. Tình cờ trên bước đường phiêu bạt khắp, ông gặp được một người thầy dạy võ hết lòng yêu thương chỉ vẽ, lại còn đem con gái gả cho, Nguyễn Văn Tuyết đã trở thành người quyết chí đem tài sức của mình ra cứu khổ cho dân. Khi nghe Nguyễn Nhạc ở Tây Sơn chiêu mộ hào kiệt, ông bèn cùng vợ về quê nhà, rồi lên sơn trại đầu quân, và nhanh chóng được anh em nhà Tây Sơn trọng dụng. Năm Quý Tỵ (1773), Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc đánh chiếm xong huyện lỵ Tuy Viễn, giao cho ông và Huyền Khê (tên hiệu, tên thật không rõ) đóng giữ [1] Tháng 5 năm 1788, sau khi Vũ Văn Nhậm bị giết tại Thăng Long, binh quyền của Nhậm được Nguyễn Huệ giao lại cho Ngô Văn Sở. Nguyễn Văn Tuyết (lúc này đã được thăng làm Đô đốc) là một trong số ít người được cử ở lại làm phụ tá. Cuối năm Mậu Thân (1788), khoảng 29 vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy tràn sang xâm lược nước Việt, ông được dự phần trong bộ chỉ huy Bắc Hà do Đại tư mã Ngô Văn Sở đứng đầu. Được tin cậy, ông lãnh trọng trách gấp rút trở về Phú Xuân, cấp báo tình hình nguy cấp và phương lược phòng chống quân Thanh do bộ chỉ huy Bắc Hà đề xuất [2]. Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) xuất quân tiến ra Bắc Hà. Trong lệnh xuất quân của nhà vua vào ngày 30 tháng Chạp năm Mậu Thân, thì: Đại đô đốc Lộc, Đô đốc Tuyết đốc xuất tả quân, trong đó gồm có thủy quân vượt biển vào sông Lục Đầu; rồi Tuyết vẫn kinh lý vùng Hải Dương để tiếp ứng với mặt Đông... Sách Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, ghi chi tiết:...Đạo quân thứ hai đi đường thủy, do đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy,(từ Biện Sơn) tiến vào sông Lục Đầu, tiêu diệt quân cần vương của Lê Chiêu Thống ở Hải Dương, rồi tiến lên uy hiếp cạnh sườn phía đông của Tôn Sĩ Nghị đóng ở bờ sông Hồng, làm tiếp ứng cho đạo quân chủ lực và các đạo quân khác đánh vào Thăng Long... Sau trận đại phá quân Thanh, sử liệu không ghi rõ Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết làm gì và ở đâu, chỉ biết khoảng giữa năm 1802, khi vuaGia Long (Nguyễn Phúc Ánh) dẫn đại quân tiến ra Bắc Thành, thì vợ chồng ông đang coi việc binh ở nơi đó. Trước sức mạnh của quân đội Nguyễn, liệu không thể chống giữ nổi, Ðô đốc Nguyễn Văn Tuyết và vợ đã đưa vua Cảnh Thịnh cùng cung quyến sang sông Nhị Hà chạy lên vùng núi phía Bắc. Tướng Lê Chất dẫn quân truy đuổi kịp. Ðô Ðốc Tuyết truyền cho vợ phò ngự giá chạy trước, còn mình thì ở lại cản ngăn. Sau một hồi kịch chiến, ông bị súng bắn trúng té nhào, tử trận... Quân Nguyễn liền đuổi theo Ngự giá. Trần phu nhân hết sức chống cự, nhưng chỉ ít lâu thì cả đoàn đều bị bắt. Không thể để đối phương làm nhục, phu nhân liền tự sát cùng với Thái hậu Bùi Thị Nhạn. Đó là ngày 16 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802)... Đề cập đến ngày tàn của nhà Tây Sơn, sách Nhà Tây Sơn có câu chép về vợ chồng Đô đốc Tuyết như sau: Nguyễn Văn Tuyết đã cùng vợ con tuẫn nghĩa sau khi thất thủ Bắc Thành[5]. Câu nói lưu danh: “ Ra sức trừ khử sự đau khổ cho dân, vì cả cõi đời này mà tiêu diệt hết mọi bất bình, đó là sở nguyện của ta” (Đô đốc Tuyết) Về mặt quan chức, theo khảo cứu nhiều tư liệu lịch sử để lại thì triều thần dưới thời Quang Trung như sau Trung thư Cơ mật viện: Trần Văn Kỷ Binh bộ Thượng thư: Ngô Thì Nhậm Lễ bộ Thượng thư: Phan Huy Ích Hình bộ Thượng thư: Hồ Công Thuyên Lại bộ Thượng thư: Công bộ Thượng thư: Nguyễn Văn Danh Hộ bộ Thượng thư: Thái úy: Phạm Công Hưng Đại Tư mã: Ngô Văn Sở Đại Tổng quản: Trần Quang Diệu Đại Tư khấu: Vũ Văn Dũng Đại Tư lệ: Nguyễn Văn Tuyết Tư lệ: Lê Trung Hộ giá Thượng Tướng quân: Nguyễn Văn Huấn Kiểm điểm: Chu Văn Uyển, Trần Viết Kết Nội hầu: Phan Văn Lân, Nguyễn Thế Tử Thái tử Thái bảo: Nguyễn Văn Danh Thái tử Thái úy: Phạm Công Hưng Thái tử Thiếu phó: Trần Quang Diệu Thái tử Thiếu bảo: Nguyễn Văn Huấn Thái tử Thiếu sư: Nguyễn Thế Tử Sùng Chính viện: Nguyễn Thiếp

File đính kèm:

  • docTAI LIEU HOANG LE NHAT THONG CHI.doc