Tài liệu dạy tự chọn Toán 6 - Trần Đăng Khoa - Chủ đề 3: Đoạn thẳng

A> Mục tiêu:

Sau khi học xong chủ đề này học sinh nắm được những kiến thức sau:

Biết thế nào là điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, Tia

biết cách đo một đoạn thẳng, biết vẽ một đoạn thẳng khi biết số đo.

Biết được khi nào thì một điểm nằm giữa hai điểm. Khi một điểm nằm giữa hai điểm khác thì ta có tính chất gì.

Biết được thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng, biết cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng.

B> Thời lượng:

Số tiết : 3

Thực hiện từ tuần 14 đến tuần 16

C> Tài liệu tham khảo:

SGK toán 6 / tập 2

SBT toán 6 / tập 2

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu dạy tự chọn Toán 6 - Trần Đăng Khoa - Chủ đề 3: Đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN Môn : Toán 6 Số tiết : 3 Thực hiện từ tuần 14 đến tuần 16 Chủ đề 3: ĐOẠN THẲNG A> Mục tiêu: Sau khi học xong chủ đề này học sinh nắm được những kiến thức sau: Biết thế nào là điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, Tia biết cách đo một đoạn thẳng, biết vẽ một đoạn thẳng khi biết số đo. Biết được khi nào thì một điểm nằm giữa hai điểm. Khi một điểm nằm giữa hai điểm khác thì ta có tính chất gì. Biết được thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng, biết cách vẽ trung điểm của một đoạn thẳng. B> Thời lượng: Số tiết : 3 Thực hiện từ tuần 14 đến tuần 16 C> Tài liệu tham khảo: SGK toán 6 / tập 2 SBT toán 6 / tập 2 D> Nội dung chi tiết: Ngày soạn: 10/ 12/ 2006 Ngày dạy : 12/ 12/ 2006 Tiết 1 ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM. TIA A> Mục tiêu: Học sinh biết cách gọi tên một điểm, một đường thẳng. Biết cách xác định khi nào thì ba điểm thẳng hàng. Biết cách đặt tên một đường thẳng. Biết được vị trí của hai đường thẳng phân biệt. Biết định nghĩa tia gốc O. phân biệt hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau. B> Bài tập GỢI Ý NỘI DUNG Bài 1: Ba điểm thẳng hàng khi nào? Nêu cách vẽ điểm C? Nêu cách vẽđiểm D? Bài 1: Vẽ đường thẳng p và các điểm A, B nằm trên p. Nêu cách vẽ điểm C thẳng hàng với hai điểm A, B. Nêu cách vẽ điểm D không thẳng hàng với hai điểm A,B. Giải: Vẽ điểm C p và C không trùng với điểm A hoặc B. Vẽ điểm D p Bài 2: Cho học sinh suy nghĩ, trao đổi với nhau để tìm ra cách giải. Bài 2: Hãy vẽ sơ đồ trồng 9 cây thành: 9 hàng, mỗi hàng có 3 cây. 10 hàng, mỗi hàng có 3 cây. Giải: Hình 1 hình 2 Câu a) Hình 1 Câu b) hình 2 Bài 3: Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập. Bài 3: Cho trước hai điểm A và B. Hãy vẽ đường thẳng m đi qua A và B. Hãy vẽ đường thẳng n đi qua A nhưng không đi qua B Hãy vẽ đường thẳng p không có điểm chung nào với đường thẳng m. Giải: Bài 4: Hai tia Ox và Oy có mối liên hệ như thế nào? Vị trí của điểm A như thế nào? Vị trí của điểm B như thế nào? Suy ra được điều gì? Nếu O nằm giữa hai điểm M và B thì điểm B nằm khác phía với điểm M đối với điểm O. Hai tia OM và OA có quan hệ như thế nào? Bài 4: Trên đường thẳng xy lấy một điểm O. lấy điểm A trên tia Ox, điểm B trên tia Oy, điểm M nằm giữa hai điểm O và A. Giải thích vì sao? Hai tia OA và OB đối nhau? Điểm O nằm giữa hai điểm M và B? y Giải: a) Điểm O nằm trên đường thẳng xy nên hai tia Ox và Oy đối nhau (1) Điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy nên hai tia OA, Ox trùng nhau, hai tia OB, Oy trùng nhau (2) Từ (1) và (2) ta suy ra: hai tia OA và OB đối nhau. (3) b) Điểm M nằm giữa hai điểm O và A nên hai tia OM và OA trùng nhau (4). Từ (3) và (4) suy ra : hai tia OM và OB đối nhau, do đó điểm O nằm giữa hai điểm M và B. Ngày soạn :17/ 12/ 2006 Ngày dạy :19/ 12/ 2006 Tiết 2: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG. CỘNG ĐỘ DÀI HAI ĐOẠN THẲNG. A> Mục tiêu: Học sinh được củng cố khái niệm đoạn thẳng,biết cách đo độ dài của một đoạn thẳng. Biết cách so sánh hai đoạn thẳng Nắm được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB =AB, ngược lại nếu AM + MB =AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B B> Bài tập : GỢI Ý NỘI DUNG Bài 1: Từ điểm M nằm giữa hai điểm A và B ta suy ra điều gì? Mà AM và BM đều là những đoạn thẳng có độ dài lớn hơn 0 Từ đó suy ra điều càn tìm. Bài 1: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B. giải thích vì sao AM < AB; MB<AB. Giải : Vì điểm M nằm giữa hai điểm A và B nên AM + MB = AB Mà AM> 0; BM> 0 nên AM < AB; BM < AB. Bài 2: Từ đề bài ta đã biết điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại chưa? Điểm M có nằm giữa hai điểm N và O không ? vì sao? Điểm N không nằm giữa hai điểm M và O Vậy điểm O có nằm giữa hai điểm M và N không? Vì sao? Bài 2: Cho ba điểm M, O, N thẳng hàng. Điểm N không nằm giữa hai điểm M và O. Cho biết MN = 3cm; ON = 1cm, hãy so sánh OM với ON? Giải: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm N và O thì OM + MN = ON. Thay số : OM + 3 = 1 (vô lí) vậy điểm M không nằm giữa hai điểm O và N. Mà theo đề bài Điểm N không nằm giữa hai điểm M và O nên ta có điểm O nằm giữa hai điểm M và N. => MO + ON = MN OM = 3 – 1 = 2 cm Do đó OM > ON vì 2cm > 1cm. Bài 3: Yêu cầu học sinh vẽ hình. Tình độ dài đoạn thẳng EG như thế nào? Tình độ dài GH như thế nào? Yêu cầu học sinh tự làm, gọi 1 học sinh lên bảng trình bày. Bài 3: Trên đường thẳng a lấy 4 điểm E, F, G, H theo thứ tự đó. Giả sử EH = 7cm; EF = 2cm; FG = 3cm. so sánh FG với GH. Tìm những cặp đoạn thẳng bằng nhau. Giải: a) Điểm F nằm giữa hai điểm E và G nên EG = EF + FG => EG = 5cm Điểm G nằm giữa hai điểm E vàH nên EG + GH = EH => GH = 2cm Vậy FG > GH (3>2) b) EF = GH = 2cm; EG = FH = 5cm Ngày soạn:24/ 12/ 2006 Ngày dạy :26/ 12/ 2006 Tiết 3: VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG A> Mục tiêu: Học sinh biết vẽ một đoạn thẳng khi biết độ dài. Biết được tính chất: trên tia Ox, nếu OM = a, ON = b ; nếu 0<a<b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. Biết được định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng, biết cách chứng tỏ một điểm có là trung điểm của đoạn thẳng hay không. B> Bài tập: GỢI Ý NỘI DUNG Bài 1: Để so sánh hai đoạn thẳng cần phải tính được độ dài của chúng. Điểm M có nằm giữa hai điểm O và N không? => MN Tưong tự => NP. Bài 1: Gọi M, N, P là ba điểm trên tia Ox sao cho OM = 2cm, ON = 3cm, OP = 5cm. so sánh MN và NP? Giải: Vì OM < ON nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N. => OM + MN = ON => MN = 1cm. Vì ON < OP nên điểm N nằm giữa hai điểm O và P => ON + NP = OP => NP = 2cm => MN < NP . Bài 2: Yêu cầu học sinh vẽ hình. Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không? => AB = ? Điểm A có nằm giữa B và C không? => AC Bài 2: Gọi A và B là hai điểm trên tia Ox sao cho OA = 4cm; OB = 6cm. trên BA lấy điểm C sao cho BC = 3cm. so sánh AB với AC. Giải: Vì A và B đều nằm trên tia Ox mà OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B. => OA + AB + OB => AB = 2cm Hai điểm A và C nằm trên tia BA mà BA < BC nên điểm A nằm giữa hai điểm B và C. => BA + AC = BC => AC = 1cm Vậy AB > AC. Bài 3: Nêu định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng AB làgì? Tính CK? => kết luận. Điểm I có nằm giữa C và K không? So sánh CI và CK? Bài 3: Cho đoạn thẳng CD = 5 cm. trên đoạn thẳng này lấy hai điểm I và K sao cho CI = 1cm; DK = 3cm. Điểm K có phải là trung điểm của đoạn thẳng CD không ? vì sao? Chứng tỏ rằng I là trung điểm của đoạn thẳng CK. Giải: a) Vì DK < DC nên điểm K nằm giữa hai điểm C và D. => CK + KD = CD => CK = 2cm Vậy CK < KD do đó K không phải là trung điểm của CD. b) điểm I và K nằm trên tia CD mà CI < CK nên điểm I nằm giữa hai điểm C và K. Mặt khác CI = CK nên I là trung điểm của CK .

File đính kèm:

  • docChu de 3_Doan thang.doc
Giáo án liên quan