Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe nhạc, đọc nhạc cho học sinh lớp 4

I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Nếu như cả thế giới biết đến thơ văn nhờ có ngôn từ, hội hoạ dùng nhiều màu sắc, điêu khắc dùng các chất liệu thì âm nhạc được mọi người biết đến nhờ âm thanh. Âm thanh của âm nhạc khác với tiếng vỗ tay, mưa, gió, sấm chớp., trong âm thanh có cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc rõ ràng. Âm nhạc mỗi quốc gia có tính chất khác nhau nhưng khi vang lên ai cũng hiểu được nội dung âm nhạc, vì vậy âm nhạc còn được coi là “sứ giả của hoà bình”, âm nhạc gắn kết các quốc gia sống trong hoà bình, hữu nghị và là một trong những yếu tố để hình thành tính cách, những giá trị chân, thiện, mĩ cho mỗi con người.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 08/11/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe nhạc, đọc nhạc cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nếu như cả thế giới biết đến thơ văn nhờ có ngôn từ, hội hoạ dùng nhiều màu sắc, điêu khắc dùng các chất liệu thì âm nhạc được mọi người biết đến nhờ âm thanh. Âm thanh của âm nhạc khác với tiếng vỗ tay, mưa, gió, sấm chớp..., trong âm thanh có cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc rõ ràng. Âm nhạc mỗi quốc gia có tính chất khác nhau nhưng khi vang lên ai cũng hiểu được nội dung âm nhạc, vì vậy âm nhạc còn được coi là “sứ giả của hoà bình”, âm nhạc gắn kết các quốc gia sống trong hoà bình, hữu nghị và là một trong những yếu tố để hình thành tính cách, những giá trị chân, thiện, mĩ cho mỗi con người. Với học sinh tiểu học, âm nhạc lại là một trong những môn học giúp các em tự tin, mạnh dạn, linh hoạt khi đứng trước mọi người, các em biết lắng nghe, biết chia sẻ và khẳng định những chính kiến, những cảm xúc của mình trước một bài hát, bản nhạc được nghe. Qua đó sáng tạo những điệu múa phù hợp vời nền nhạc đó. Nhưng làm thế nào để mỗi tiết học âm nhạc thực sự là “ch¬i mµ häc, häc mµ ch¬i ”, học sinh luôn tích cực trong tiết học khi các nốt nhạc với các em chỉ là sự làm quen, tiếp cận để nghe, cảm nhận và đọc được theo giai điệu lại là điều không đơn giản.Với tôi việc giúp cho học sinh lớp 4 biết đọc tập đọc nhạc là một điều không khó nhưng làm thế nào để các em biết nghe nhạc,thấy giai điệu nổi lên là đọc được chứ không phải là bắt trước, không phải là học thuộc mới là điều quan trọng mà tôi đã tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm suốt trong các năm học. Trong quá trình công tác của mình tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em tự nghe, đọc được các nốt nhạc và chủ động hơn với các bài tập đọc nhạc vì vậy tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài “rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4”. Rất mong nhận được sự chia sẻ, bổ sung của đồng nghiệp để bản sáng kiến này hoàn chỉnh hơn. II .PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Thời gian nghiên cứu:Từ đầu năm học 2011-2012 - Phạm vi nghiên cứu:Rèn luyện kỹ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4A1- 4A2- 4A3 Năm học 2011- 2012. Tổng số 80 học sinh (Không tính 4 HS hòa nhập) Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy: học sinh khối lớp 4 nhiều em chưa biết đọc nhạc, chưa nhớ tên nốt nhạc và chưa mạnh dạn trong các hoạt động bề nổi (nhất là học sinh lớp A2,A3) vì vậy tôi muốn giúp các em nghe nhạc, đọc tập đọc nhạc chính xác để các em sẽ chủ động hơn trong việc tiếp thu môn âm nhạc và học môn âm nhạc hiệu quả hơn rất nhiều, nhờ đó mà các em sẽ tích cực hơn trong các tiết học và tự tin hơn khi tham gia các hoạt động, các phong trào của lớp, của trường. Đó là mục đích để tôi đi sâu nghiên cứu chuyên đề này. III. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khi tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề, tôi nhận thấy có rất nhiều điểm mới nếu như học sinh thực hiện tốt theo những nội dung đưa ra trong chuyên đề: - Học sinh chủ động hơn trong việc chuẩn bị bài cho môn âm nhạc vì học sinh đã biết nghe nhạc.Với các bài hát mới HS có thể tìm hiểu xem bài hát được bắt đầu từ nốt nhạc gì, câu nào có dấu luyến, khi nào hát thì nghỉ... - Học sinh biết khi nghe nhạc vui thì thể hiện ở những tiết tấu nào, tại sao bài hát lại được nhận xét là vui, như thế nào là nhạc buồn...từ đó học sinh biết thể hiện thái độ tích cực trước mỗi bản nhạc, bài hát được nghe. - Đọc nhạc tốt sẽ giúp học sinh có bước đà vững chắc chuẩn bị cho chương trình âm nhạc các lớp tiếp theo. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 B- NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: “ Phương pháp giảng dạy phổ biến phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đối tượng của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh” (Điều 24 luật Giáo Dục) Điều đó hoàn toàn đúng với các môn học trong các cấp học.Với môn âm nhạc việc phát huy tính tích cực cho học sinh là điều quan trọng nhất nhưng điều này cũng đòi hỏi kỹ năng sư phạm thật thích hợp của giáo viên, làm sao cho các em không nghĩ là mình “Phải” đọc nhạc, mà người giáo viên phải cho các em hiểu mình “được” học và đọc nhạc là để biết thể hiện khả năng, năng khiếu của mình, đó là điều đáng tự hào hơn các bạn không được học nốt nhạc ở các xã đặc biệt khó khăn trong huyện. - Điều khó khăn cho giáo viên âm nhạc vùng miền núi chúng tôi là chỉ thể tiến hành tiết học tập đọc nhạc cho học sinh vùng thuận lợi,Với trường chúng tôi có đến gần 2/3 học sinh gia đình quan tâm và có điều kiện để cho con học nhưng với 1/3 học sinh còn lại chúng tôi phải chú ý rèn luyện các em cũng giống như nhiều học sinh ở các trường khó khăn. Bên cạnh đó, năm học lớp 3 các em đã làm quen với nốt nhạc nhưng phải đến 1 năm sau ( năm học lớp 4) các em mới thực sự được học tập đọc nhạc vì thế học sinh có năng khiếu thì mới có thể nhớ hết vị trí các nốt nhạc. Điều này đã gây cản trở rất nhiều khi tôi thực hiện nghiên cứu chuyên đề này. - Trong khuân khổ của 30-35 phút, giáo viên làm thế nào để mỗi em được đọc nhạc ít nhất 1 lần, mà vẫn tiến hành ôn tập bài hát đã học và lại giúp học sinh tiếp cận với bài tập mới để phát huy khả năng của các em là rất khó, chưa kể đến học sinh dân tộc phát âm chưa chuẩn Gv phải chỉnh sửa cho các em rất nhiều. - Với học sinh lớp A1,học sinh học tập đọc nhạc nhanh, yêu thích tiết học có bài tập đọc nhạc, nhưng với những lớp A2, A3, giáo viên lại phải tìm ra phương pháp khác làm thế nào cho các em hứng thú với những nốt nhạc chỉ biết hình dạng mà không biết âm thanh khi không có đàn. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - Để đạt được kết quả là học sinh yêu thích học tập đọc nhạc, học tốt tập đọc nhạc, người giáo viên phải làm chủ được kiến thức trước khi truyền đạt cho học sinh, giáo viên phải linh hoạt trong soạn bài và thực tế bài giảng trên từng lớp chứ không chỉ dừng lại ở kết quả học sinh học thuộc bài tập đọc nhạc trong sách giáo khoa và khi kiểm tra học sinh đọc được bài. II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Từ đầu năm, tôi đã nhanh chóng khảo sát và đưa ra số liệu cụ thể về mức độ nhận thức, nhanh nhạy với môn âm nhạc của các em và có thể kết luận được: trong mỗi lớp, phải chia ra nhiều đối tượng để theo dõi, bồi dưỡng và phụ đạo cho sát với kiến thức và khả năng mà các em có thì mới có thể đạt được hiệu quả đặt ra, cụ thể là: 1. Đầu năm học: - Giáo viên khảo sát số học sinh biết tên nốt nhạc, học sinh nhận thức chậm để từ đó lập kế hoạch bộ môn sát với đối tượng. - Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để cùng theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong lớp qua các tháng học để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao hơn cho học sinh năng khiếu. - Kết hợp với Tồng phụ trách Đội bổ sung các em học sinh có năng khiếu vào các đội phụ trách sao, đội tuyên truyền măng non, đội danh dự...và tham gia các đợt biểu diễn văn nghệ của nhà trường, của địa phương để qua đó phát huy năng khiếu của các em. 2.Trong các tiết học: - Giáo viên theo dõi,đôn đốc sát sao việc chuẩn bị bài của học sinh.mỗi tiết ôn tập,giáo viên đưa ra nội dung phù hợp để kiểm tra các đối tượng đã khảo sát - Trong tiết học, giáo viên linh hoạt giữa các bước dạy học tập đọc nhạc, không chỉ theo một khuân mẫu. GV có thể xử lí linh hoạt nhằm phát triển khả năng nghe, cảm thụ âm nhạc và năng khiếu âm nhạc cho học sinh - Mỗi thỏng, giáo viên có những bài tập đọc nhạc riêng dành cho hs có nhận thức nhanh, chậm để đánh giá đúng khả năng và sự tiến bộ của các em. Trong mỗi tiết học hát có thể hỏi các em một số nốt nhạc chỗ khó hát để các em hình dung ra cách hát đúng. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 3.Tổng kết ,đánh giá: - Việc đánh giá học sinh trong quá trình học sao cho công bằng,chính xác và phù hợp với cách nhìn nhận của học sinh là điều không đơn giản.có thể học sinh có cách đánh giá khác giáo viên,giáo viên phải có cách giải thích,đánh giá chính xác như đã đưa ra cho học sinh biết để nhận xét.Giáo viên động viên khuyến khích kịp thời,chính xác trong tiết học sẽ giúp cho học sinh phấn khích và hiệu quả giáo dục thành công . Kết quả khảo sát cuối học kì I so với đầu năm Thời gian Số học sinh Biết đọc nhạc,biết nghe nhạc hát Chưa biết đọc nhạc Đầu năm 4A1: 28 4A2: 26 4A3: 26 19 7 6 9 19 20 Giữa HKI 4A1: 28 4A2: 26 4A3: 26 22 14 13 6 12 13 Cuối HKI 4A1: 28 4A2: 26 4A3: 26 25 16 15 3 10 11 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy khi được hướng dẫn đọc nhạc,nghe nhạc hợp lí sẽ tạo cho học sinh ý thức khám phá các kiến thức âm nhạc, bên cạnh đó tạo được không khí “ Học mà chơi” trong tiết học âm nhạc, giúp học sinh tự tin hơn, kết quả tăng lên rõ rệt. III. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ * Đối với giáo viên: - Luôn nắm vững được tính chất,đặc điểm,kiến thức âm nhạc phổ thông - Tìm hiểu các biện pháp thích hợp để vận dụng đúng đối tượng học sinh. - Hiểu biết tâm lí lứa tuổi học sinh các lớp giảng dạy. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - Trau dồi nghiệp vụ, sáng tạo, linh hoạt trong tiết học. Tránh gây sức ép nặng nề, căng thẳng khi học sinh chưa nhớ nốt nhạc. - Lời nói, hướng dẫn của giáo viên phải rõ ràng, dễ hiểu. - Giáo viên có thể sử dụng một vài bài tập như: đàn chuỗi âm thanh ngắn(3-4 nốt), yêu cầu học sinh lắng nghe, nhận biết đó là câu nào rồi đọc nhạc cả câu. - Giáo viên luôn tạo sự gần gũi giữa thầy và trò. Tạo cho không khí lớp học thoải mái, không gò bó để các em được tự nhiên bộc lộ phát triển khả năng biểu hiện năng khiếu của mình . - Bố trí sắp xếp các hoạt động dạy dành cho từng đối tượng học sinh trong từng lớp cho phù hợp: * Với kĩ năng nghe nhạc: GV đặt ra mục tiêu cho từng đối tượng học sinh của từng lớp: + Học sinh khá-giỏi : sau khi nghe bản nhạc (bài hát) biết nói lên cảm nhận vè bản nhạc (bài hát) đó, biết được bài hát đó vui hay buồn, nhanh hay chậm... và vỗ tay hoặc vận động được theo yêu cầu của giáo viên + Học sinh trung bình : nhận biết được bản nhạc (bài hát) đó nhanh hay chậm và vỗ tay hoặc vận động được theo yêu cầu của giáo viên + Học sinh hòa nhập, chậm phát triển: biết vỗ tay cùng cô và các bạn. * Với kĩ năng đọc nhạc: + Học sinh khá-giỏi : yêu cầu học sinh khá-giỏi đọc nhạc và tự gõ theo phách, nhịp hoặc tiết tấu của bài TĐN. Luôn đan xen và tổ chức nhiều hình thức gõ đệm trong một tiết để học sinh nắm rõ được từng kiểu gõ đệm. + Học sinh trung bình : biết đọc nhạc, hát lời, gõ đệm đúng theo yêu cầu của chuẩn kiến thức-kĩ năng + Học sinh hòa nhập, chậm phát triển: biết hát lời và vỗ tay cùng cô và các bạn - Giáo viên sử dụng những nhạc cụ gõ đa dạng phù hợp với nội dung của từng bài, cho học sinh xem các hình nốt nhạc và giá trị của các nốt được liệt kê vào bảng phụ thường xuyên để rèn cho học sinh nhớ những nốt nhạc và giá trị của mỗi hình nốt. - Kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội yêu cầu các em hát,vỗ tay theo nhiều cách để các em phân biệt rõ phách, nhịp, tiết tấu và nêu cảm nhận Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 về các bài hát được nghe trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động tập thể trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt sao, sinh hoạt đội, các cuộc thi... - Sử dụng thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng những tiết học trình chiếu có nhiều ứng dụng với các hình ảnh đẹp, phù hợp gây hứng thú cho học sinh. - Tham khảo nhiều tư liệu trong các trang web có thông tin phù hợp, chính xác có liên quan đến môn học: Thư viện giáo án điện tử,Tài liệu.vn...để tìm hiểu nhiều phương pháp mới có hiệu quả cho học sinh. - Tham khảo các đồng nghiệp để có các loại đề kiểm tra phát huy được tính sáng tạo và phát triển năng khiếu cho học sinh - Làm và sử dụng đồ dùng dạy học tự tạo có hiệu quả, sử dụng lâu dài. * Đối với học sinh: - Thực hiện các yêu cầu của giáo viên trên lớp, chuẩn bị trước bài tập đọc nhạc, làm bài tập GV yêu cầu. - Chủ động tiếp cận kiến thức mới, trao đổi với giáo viên, đồng nghiệp cùng chuyên môn về kiến thức mới, những điều chưa hiểu - Tập chép các bài tập đọc nhạc - Tập đặt lời mới cho bài tập đọc nhạc * Cơ sở vật chất: - Phòng học rộng, thoáng, không gây tiếng ồn quá lớn khi hát,đọc nhạc, gõ tiết tấu IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện chuyên đề, tôi nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt trong kết quả các tiết dạy, trong nhận thức của học sinh và tăng sự hào hứng của học sinh với môn học. Học sinh tự nhiên hơn khi thể hiện các bài hát, khi tham gia các chương trình văn nghệ của nhà trường và của địa phương.Học sinh biết nghe nhạc, hát vào nhạc chính xác, chủ động hơn trước rất nhiều Tuy nhiên về cơ sở vật chất thiếu thốn (chưa có phòng học chức năng) nên việc rèn luyện về kĩ năng biểu diễn, cũng như hát múa và cảm nhận âm nhạc vẫn còn hạn chế.Vì vậy, để sáng kiến đi vào thực tiễn và có hiệu quả phải có cơ sở vật chất thuận lợi phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 C. KẾT LUẬN I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua việc đặt ra kế hoạch, thực hiện chuyên đề và thu nhận kết quả, tôi xét thấy: đÓ rèn kĩ năng nghe nhạc, đọc nhạc cho học sinh học không phải là việc quá khó nhưng làm thế nào để học sinh tìm hiểu, khám phá thêm về môn học đối với đối tượng học sinh miền núi thì luôn được các giáo viên bộ môn âm nhạc trăn trở, tìm tòi, học tập không ngừng. Qua thời gian công tác, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên cần xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với các đối tượng học sinh, phù hợp với từng lứa tuổi để khơi dậy cho học sinh hứng thú, tập trung trong học tập. Giáo viên tìm tòi, làm và sử dụng đồ dùng tự tạo có hiệu quả: tranh ảnh nhạc sĩ, bảng phụ viết tập đọc nhạc. - Giáo viên cần phân bố thời gian sao cho học sinh có thể tự mình đọc được bài tập đọc nhạc chứ không chỉ dựa vào nghe bạn đọc để đọc theo hoặc là chỉ học thuộc để đọc theo phản xạ. Không nên chỉ dạy theo các bước dạy một tiết học tập đọc nhạc mà còn phải sưu tầm các cách dạy hay từ đồng nghiệp, từ các kênh thông tin phù hợp với môn học. - Giáo viên không nên quy định quá khắt khe và nghiêm khắc khi học sinh chưa nhớ lại hết nốt nhạc, nên có thời gian cho hs bình tĩnh để nhớ lại các nốt nhạc, bên cạnh đó, giáo viên giao bài tập đọc nhạc phù hợp để học sinh nào cũng có thể đọc được tên các nốt nhạc trong đó. - Giáo viên cần tạo nên không khí lớp học vui tươi, sôi nổi, không nên tạo thành lớp học chuyên môn như ở trường chuyên nghiệp. - Giáo viên phải luôn học hỏi,đổi mới phương pháp tích cực nghiên cứu tài lệu, bồi dưỡng chuyên môn. Khách quan nhìn nhận, công nhận năng khiếu của học sinh. II.Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Với tôi,việc thực hiện thành công chuyên đề đã đưa ra mang một ý nghĩa không nhỏ trong quá trình giảng dạy: + Sáng kiến giúp giáo viên và học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về môn học qua đó thôi thúc HS, GV tìm tòi,tích cực học tập và sáng tạo hơn khi đến với môn học Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 + Tạo cho HS có tác phong nhanh nhẹn, năng động hơn và hình thành nên những lớp người mới hòa nhập, thân thiện và chủ động hơn khi tham gia vào mọi hoạt động xã hội. + Củng cố cho học sinh nền tảng vững chắc để học sinh nắm tốt hơn kiến thức môn âm nhạc, giúp học tốt hơn các năm học tiếp theo. III.KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI Đề tài này được xây dựng và thực hiện trong một đơn vị ở vùng thuận lợi của địa phương nên việc ứng dụng và triển khai sáng kiến chỉ có thể thực hiện tại các trường thuận lợi của thị trấn, thị xã, nơi có địa bàn dân cư được tiếp xúc nhiều với các phương tiện thông tin đại chúng và quan tâm, đầu tư cho việc học của con.Với những trường học còn khó khăn thì khả năng ứng dụng sáng kiến này sẽ không khả thi-vì những trường đó không học tập đọc nhạc, nếu học thì chỉ là ở mức độ truyền miệng. IV.NHỮNG KIẾN NGHỊ,ĐỀ XUẤT Để cho việc nghe nhạc, đọc nhạc của học sinh gặp nhiều thuận lợi, phát triển được năng khiếu cho học sinh và sáng kiến này đi vào thực tế, tôi mong rằng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía: * Với nhà trường: chúng tôi rất mong rằng các đồng nghiệp, BGH các nhà trường không chỉ đánh giá bộ môn âm nhạc là “Môn phụ” bởi nó cũng góp phần xây dựng và hoàn thiện tính cách con người, môn học còn giúp các em tự tin mạnh dạn và thể hiện khả năng trước mọi người. * Với cấp trên: Trường tôi đang công tác đã đạt chuẩn ở mức độ 1, đang phấn đấu xây dựng trường chuẩn mức độ 2 nhưng cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, lớp học còn ngăn bằng gỗ vẫn còn tồn tại nên trong những tiết học âm nhạc,không thể ngăn âm thanh làm ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. Chúng tôi rất mong được cấp trên hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang hơn, có đủ phòng học, có phòng chức năng cho học sinh học môn âm nhạc và một số môn năng khiếu khác. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của cấp trên về đồ dùng dạy học:tranh giới thiệu bài, tranh tập đọc nhạc, Lời bài hát theo đúng mẫu chữ...để chúng tôi có thời gian hơn đầu tư cho tiết dạy và cũng góp phần làm cho tiết dạy thành công hơn Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 Trên đây là một số đề xuất, sáng kiến của cá nhân tôi trong việc rèn luyện cho học sinh lớp 4 học tốt, yêu thích học tập đọc nhạc, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các đồng nghiệp để có một phương pháp dạy học hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. ! Than Uyên tháng 02 năm 2012 Người viết : Liêu Thị Như Hải Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 Tµi liÖu tham kh¶o: 1. Nhạc lí căn bản- NXB Âm nhạc 2. Thiết kế bài giảng Âm nhạc 4 3. Luật Giáo Dục Tiểu Học 4. Tạp chí Thế Giới Trong Ta 5. Kiến thức âm nhạc phổ thông- NXB Âm nhạc 6. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng (Môn Âm nhạc ) 7. Tham khảo tư liệu các đồng nghiệp trên trang:Tailieu.vn 8. Tham khảo tư liệu các đồng nghiệp trên:Thuviengiaoandientu.vn Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng nghe nhạc,đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - Giáo viên luôn tạo sự gần gũi giữa thầy và trò. Tạo cho không khí lớp học thoải mái, không gò bó để các em được tự nhiên bộc lộ phát triển khả năng biểu hiện năng khiếu của mình . - Bố trí sắp xếp các hoạt động dạy dành cho từng đối tượng học sinh trong từng lớp cho phù hợp: * Với kĩ năng nghe nhạc: GV đặt ra mục tiêu cho từng đối tượng học sinh của từng lớp: + Học sinh khá-giỏi : sau khi nghe bản nhạc (bài hát) biết nói lên cảm nhận vè bản nhạc (bài hát) đó, biết được bài hát đó vui hay buồn, nhanh hay chậm... và vỗ tay hoặc vận động được theo yêu cầu của giáo viên + Học sinh trung bình : nhận biết được bản nhạc (bài hát) đó nhanh hay chậm và vỗ tay hoặc vận động được theo yêu cầu của giáo viên + Học sinh hòa nhập, chậm phát triển: biết vỗ tay cùng cô và các bạn. * Với kĩ năng đọc nhạc: + Học sinh khá-giỏi : yêu cầu học sinh khá-giỏi đọc nhạc và tự gõ theo phách, nhịp hoặc tiết tấu của bài TĐN. Luôn đan xen và tổ chức nhiều hình thức gõ đệm trong một tiết để học sinh nắm rõ được từng kiểu gõ đệm. + Học sinh trung bình : biết đọc nhạc, hát lời, gõ đệm đúng theo yêu cầu của chuẩn kiến thức-kĩ năng + Học sinh hòa nhập, chậm phát triển: biết hát lời và vỗ tay cùng cô và các bạn - Giáo viên sử dụng những nhạc cụ gõ đa dạng phù hợp với nội dung của từng bài, cho học sinh xem các hình nốt nhạc và giá trị của các nốt được liệt kê vào bảng phụ thường xuyên để rèn cho học sinh nhớ những nốt nhạc và giá trị của mỗi hình nốt. Trong các tiết học hát giáo viên rèn kĩ năng đưa ra cảm nhận của mình - Kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội yêu cầu các em hát,vỗ tay theo nhiều cách để các em phan biệt rõ phách, nhịp, tiết tấu và nêu cảm nhận về các bài hát được nghe trong các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động tập thể trong giờ ra chơi, các buổi sinh hoạt sao, sinh hoạt đội, các cuộc thi... Tuy nhiên, với cá nhân tôi thấy,điều quan trọng để học sinh có được các kĩ năng trên thì đòi hỏi người giáo viên dạy âm nhạc cần phải thực hiện tốt 2 nội dung: Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 Giáo viên: Liêu Thị Như Hải Bìa Trang phụ bìa Danh mục chữ cái viết tắt ( nếu có ) Phần mở đầu I.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài ) II Phạm vi và đối tượng ngghiên cứu III Mục đích nghiên cứu IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Phần nội dung 1 Cơ sở lý luận của vấn đề 2 Thực trạng của vấn đề 3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4 Hiệu quả của SKKN Phần Kết luận 1.Những bài học kinh nghiệm 2 Ý nghĩa của SKKN 3.Khả năng ứng dụng,triển khai 4 Những kiến nghị,đề xuất Tài liệu tham khảo Phụ lục ( nếu có )  Mục lục Bìa Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_nghe_nh.doc