Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua chuyện kể

Qua 1 năm thực hiện việc áp dụng những phương pháp, biện pháp trên vào tiết học kể chuyện của trẻ thông qua chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi do mình phụ trách. Tôi đã thu được kết quả rất đáng khích lệ 100% trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động kể chuyện, trẻ thích thú nghe chuyện và kể lại chuyện, đóng kịch theo nội dung các câu chuyện, biết kể chuyện sáng tạo một cách say sưa. Từ đó mà các tiết học kể chuyện của tôi luôn được đánh giá cao qua các đợt thanh kiểm tra của nhà trường, phòng giáo dục, Sở giáo dục.

 - Bên cạnh đó đầu tư vào đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho tiết học kể chuyện phong phú, đa dạng, khoa học có thẩm mỹ cao có thể bỏ dễ làm, dễ sử dụng nhưng vẫn lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Nhất là những đồ dùng đó lại được sử dụng hài hoà cùng cử chỉ điệu bộ, nét mặt, giọng kể của giáo viên khi thể hiện tích cách nhân vật nên đã thu được kết quả rất cao.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thaiphong | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua chuyện kể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. đặt vấn đề I. Lời Mở đầu: Trong xu thế phát triển của xã hội ngày càng lớn thì trách nhiệm hình thành những phẩm chất đạo đức của con người cần được coi trọng, cho nên việc cho trẻ làm quen với văn học ngay từ lứa tuổi mầm non là một cơ sở tốt nhất để trẻ hình thành nhân cách con người và góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc sử dụng phương tiện văn học ngày càng được coi trọng . Các tác phẩm văn học mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người, kích thích sự chú ý con người và mọi vật xung quanh. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là thứ ngôn ngữ được trau chuốt gọt rữa có cấu trúc ngữ pháp đúng. Do vậy khi tiếp xúc với tác phẩm văn học trẻ sẽ được phát triển ngôn ngữ, mạch lạc, gẫy gọn. Vì vậy văn học vô cùng quan trọng không thể tách rời sự phát triển toàn diện nhân cách. Văn học nói chung và văn học trẻ thơ nói riêng là kho tàng quý báu được khai thác không ngừng phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ. Đặc biệt là qua các tác phẩm truyện dành cho trẻ mầm non cần cụ thể rõ ràng gần gũi phù hợp với nhận thức của trẻ được áp dụng theo từng lứa tuổi , từng chủ đề, đã từng bước cho trẻ vươn tới những khát vọng bao ước mơ của tuổi thơ với bao điều tốt đẹp. ở lứa tuổi mầm non do phạm vi tiếp xúc với thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế, vốn ngôn ngữ còn ít ỏi, kinh nghiệm sống của trẻ cũng chưa đáng bao nhiêu, nhận thức của trẻ chủ yếu là tình cảm. Vì vậy mà ngay từ khi còn nằm trong nôi trẻ được nghe lời kể của bà, của mẹ lúc trầm lúc bổng từ những câu truyện cổ tích đã đưa bé vào giấc ngủ. Tuy rằng trẻ chưa biết được nội dung của câu truyện, nhưng trẻ cảm nhận được tình cảm thân thương của những người thân yêu thể hiện qua lời kể du dương êm dịu. Đặc biệt trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua kể chuyện hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức, lòng vị tha, đức hi sinh cao cả của con người. Từ những hành động của các nhân vật trẻ bộc lộ tình cảm đạo đức đúng mực, yêu cái thiện, ghét cái dối trá - độc ác và làm theo những cái thiện. Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi đã được học qua những lớp ở trường mầm non vốn kiến thức về môn văn học trẻ cũng đã được tiếp xúc nhiều. Bởi vì chuyện kể không những mở rộng cho trẻ về đạo đức , thẩm mỹ , biết cái hay, cái đẹp của thiên nhiên xã hội. Ngoài ra thông qua chuyện trẻ được mở rộng nhận thức tư duy trí tưởng tượng, thẩm mỹ vốn từ, hình thành ở trẻ những biểu tượng của khái niệm. Trẻ được tiếp nhận những khái niệm mới, đồng thời hiểu một số từ mới qua quá trình truyền thụ tác phẩm. Giúp trẻ luyện cách phát âm , không nói lắp , nói ngọng , nói thiếu câu , nói rõ ràng mạch lạc. Xuất phát từ đặc điểm và tầm quan trọng của văn học đối với trẻ mẫu giáo. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua chuyện kể"làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn những kinh nghiệm của bản thân góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết trong trường Mầm non. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Thực trạng. 1.1. Những thuận lợi: - Trường mầm non Thị trấn Bến Sung là trường trọng điểm chất lượng cao của huyện, nhiều năm liền đạt tiên tiến các cấp. Được UBND Tỉnh công nhận là trường chuẩn quốc gia mứ độ I. Năm học 2009-2010 tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 4-5 tuổi.ở lớp tôi phụ trách trẻ đã được học qua nhiều lớp ở trường mầm non, được học đúng độ tuổi, khoẻ mạnh. - Cơ sở vật chất trang thiết bị trường học được xây dựng khang trang rộng rãi, đúng quy cách, có đủ đồ dùng trang thiết bị cho hoạt động kể chuyện như: Tranh chuyện, giống, rối... Bản thân tôi rất tâm huyết với nghề ,mến trẻ có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. - Được sự quan tâm rất lớn của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường về chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia nhiều lớp tập huấn chuyên đề hàng năm và đi học nâng cao trình độ trên chuẩn. - Bên cạnh đó trường còn tổ chức những giờ mẫu, thăm lớp dự giờ - tổ chức cuộc thi kể chuyện cho giáo viên. Từ đó đóng góp ý kiến - nhằm bồi dưỡng năng lực cho giáo viên. Nhờ vậy chúng tôi nắm vững yêu cầu phương pháp dạy. - Không những nhà trường mà các bậc phụ huynh cũng luôn quan tâm giúp đỡ giáo viên của lớp nắm được thông tin về trẻ để có sự quan tâm đúng mực. Từ đó có thể giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi, gia đình, nhà trường, xã hội. 1.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những khó khăn: - Do đồ dùng - đồ chơi của trẻ tuy nhiều nhưng chưa phong phú về mẫu mã, hình ảnh tranh truyện được vẽ mang tính chất là hình ảnh không sinh động nên trẻ nhanh chán. - Chưa có vườn cổ tích,nhân vật cổ tích để tạo môi trường văn học phong phú. - Việc đưa công nghệ thông tin vào tiết học đã có nhưng chưa được thường xuyên vì vậy chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chưa được cao. -Mặc dù ở cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức và sự tập trung chú ý của trẻ không đồng đều. - Một số trẻ còn nói ngọng chưa đủ câu ít giao tiếp chính vì thế trẻ nhút nhát, thiếu tự tin. 1.3. Kết quả thực trạng: * Đối với giáo viên: - Cô chưa thực sự đầu tư vào phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua tác phẩm chuyện kể, giọng kể cứng- không đúng chưa hấp dẫn chưa hài hoà giữa cử chỉ điệu bộ với đồ dùng trực quan. Đồ dùng trực quan chưa phong phú sinh động đối với trẻ. * Đối với trẻ: - Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin thể hiện cảm xúc của mình trước một câu chuyện mặc dù trẻ có thể làm được. - Số trẻ em con nông thôn ít có điều kiện tiếp xúc với những câu truyện nên tỷ lệ ham muốn được nghe - đọc kể lại chuyện hạn chế, nếu có thì chỉ biết sơ qua một số câu chuyện trong chương trình chăm sóc giáo dục. - Trẻ nhàm chán vì đồ dùng phương tiện củ, hình thức tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học chưa thay đổi dẫn đến không hấp dẫn trẻ, trẻ không hứng thú tham gia dẫn đến sự cảm thụ cái hay, cái đẹp từ câu truyện chưa cao. Trước khi áp dụng kinh nghiệm vào tổ chức tiết học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng giờ kể chuyện ở lớp tôi: Kết quả khảo sát như sau: TT Tổng số trẻ khảo sát Nội dung Tổng số trẻ đạt Tỉ lệ T.số trẻ chưa đạt Tỉ lệ 1 35 Nhớ tên chuyện 33 94,3 % 2 5,7 % 2 35 Nhớ tên nhân vật 32 91,4 % 3 8,6 % 3 35 Hiểu nội dung câu truyện 16 45,7 % 19 54,3% 4 35 Kể lại được câu truyện 8 23 % 27 77 % 5 35 Đóng vai nhân vật trong truyện 6 17% 29 83 % * Đối với phụ huynh: Vẫn còn những bậc phụ huynh cho rằng việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non chỉ đơn thuần là trông trẻ chứ có học hành gì đâu. Nên dẫn đến công tác phối hợp tuyên truyền chưa tốt, chưa tạo sự thống nhất về nội dung và phương pháp tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và nhất là việc kể chuyện - đọc chuyện cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ kể lại chuyện nói riêng. Kết quả khảo sát trên trước khi thực hiện quá thấp điều này đã làm cho tôi phải suy nghĩ và tìm ra những giải pháp, biện pháp để nâng cao hiệu quả giờ dạy B. Giải quyết vấn đề I. Các giải pháp: 1. Xây dựng và thực hiệns kế hoạch cá nhân. 2. Công tác tham mưu với nhà trường. 3. Công tác tuyên truyền. II. Các biện pháp thực hiện: Để thực hiện các giải pháp đã đặt ra đạt kết quả cao trong tiết dạy kể truyện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tôi đã tiến hành qua một số biện pháp sau: 1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân: 1.1: Chọn tác phẩm kể và đọc cho trẻ nghe. * Chọn tác phẩm và chọn nội dung tác phẩm văn học phù hợp với trẻ, phù hợp chủ đề. Trẻ mầm non không có thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của một câu chuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi trẻ chưa biết đọc, vì vậy các câu truyện đến được với trẻ phải qua yếu tố trung gian đó là giọng đọc và lời kể của cô giáo, của những người khác truyền đạt tới trẻ. Tác phẩm tốt bao nhiêu thì giúp trẻ cảm nhận cốt truyện tốt bấy nhiêu. Từ đó nó đòi hỏi giáo viên trước khi truyền đạt một câu chuyện đến với trẻ phải nghiên cứu một cách kĩ lưỡng nội dung cốt truyện để hiểu rõ nó là chuyện đọc hay chuyện kể. Từ đó xây dựng giọng đọc - kể cho phù hợp. Truyện đọc phải đọc nguyên văn tác phẩm đọc nhanh hơn kể. - Nếu là chuyện kể thì trong quá trình kể lại nội dung câu chuyện tôi có thể thêm bớt một số chi tiết để tăng hứng thú nghe kể của trẻ, nhưng không làm thay đổi nội dung cốt chuyện. - Khi kể chuyện tôi căn cứ vào nội dung diễn biến tâm trạng, khung cảnh diễn ra hành động của nhân vật mà thể hiện ngữ điệu giọng cho phù hợp. - Khi đọc và kể chú ý đến 2 loại ngôn ngữ đó là ngôn ngữ người dẫn chuyện và ngôn ngữ nhân vật. - Ngôn ngữ của người dẫn truyện thì giới thiệu thường chậm rải, vừa phải khi diễn biến câu truyện thì phải thay đổi giọng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh diễn biến hoạt động của nhân vật. Ngôn ngữ phụ thuộc vào tính cách của nhân vật và hoàn cảnh diễn biến câu chuyện. Ví dụ: Ngữ điệu giọng câu truyện Tích chu "Chủ đề gia đình". - Giọng của người dẫn truyện chậm dải đều đều thể hiện đoạn sau câu chuyện "Tích chu ở với bà - ngày ngày bà làm việc vất vã để kiếm tiền nuôi Tích chu. Có thức ăn gì ngon bà cũng nhường cho Tích chu, ban đêm ngủ bà thức để quạt cho Tích chu". - Ngược lại, một hôm bà ốm gọi Tích chu "Tích chu ơi, cho bà ngụm nước bà khát khô cả cổ rồi, đây là giọng bà già đang ốm nên thể hiện giọng trầm nhỏ, chậm rải run run thể hiện sự mệt mỏi. Qua đó giúp trẻ thấy được yêu thương vất vả của bà dành hết cho cháu đến nổi kiệt sức. Thế mà Tích chu đối với bà thế nào? Chúng ta có học tập Tích chu lúc này không? Vì sao? Nhưng cuối cùng bạn cũng thấy lỗi và sửa lỗi của mình. Qua đây muốn nhắn nhủ các con đừng làm cho những người thân yêu phải buồn, nếu mắc lỗi hãy dũng cảm nhận lỗi để sửa chữa mới trở thành người tốt. 1.2: Chọn nội dung câu truyện phù hợp với chủ đề: Qua thực hiện phương pháp này tôi thấy đọc kể là một vấn đề rất quan trọng, qua đọc kể giúp trẻ dễ dàng hiểu nội dung tác phẩm văn học, tập trung sự chú ý xuất hiện sự hồi hộp lo lắng, chờ đợi được thể hiện. Trường Mầm non thị trấn Bến Sung chúng tôi là một trong những trường đã áp dụng thực hiện đại trà chương trình giáo dục mầm non mới vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế mà việc lựa chọn chuyện kể vào quá trình giáo dục trẻ không bị gò bó, áp đặt. Ngoài những tác phẩm Ban giám hiệu gợi ý chúng tôi có thể lựa chọn chuyện kể ở ngoài chương trình , sách báo vào quá trình giáo dục trẻ nhưng những tác phẩm văn học đó phải phù hợp với trẻ và chủ đề đang thực hiện, và phải đảm bảo tính nghệ thuật cao. Bởi vì, ngoài những năm đầu đời trẻ được chăm sóc giáo dục ở gia đình, trẻ cảm nhận tình yêu thương, sự chăm sóc vỗ về nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn trẻ qua câu chuyện, lời ru của bà và mẹ. Thì khi đến tuổi mầm non trẻ lại được chăm sóc giáo dục như trong gia đình. Vì trường mầm non là cái nôi thứ hai nuôi dưỡng , vun đắp cho trẻ về tình cảm, nhân cách, chuẩn mực, đạo đức ngoài gia đình. Trực tiếp đó là cô giáo người mẹ thứ hai trực tiếp cung cấp cho tâm hồn trẻ những cái hay, cái đẹp, những phẩm chất đạo đức , cách cư xử lễ phép giữa trẻ với mọi người xung quanh, thế giới tự nhiên thông qua tác phẩm văn học. Cho nên việc lựa chọn nội dung của tác phẩm văn học vô cùng quan trọng nó quyết định sự hoàn thiện và phát triển nhân cách trẻ. Ví dụ: Muốn giáo dục trẻ về thói quen vệ sinh trong ăn uống - vệ sinh răng miệng thông qua chủ đề bản thân tôi đã lựa chọn câu truyện "Gấu con bị đau răng". Thông qua nội dung tôi hỏi trẻ vì sao gấu bị sâu răng? Những bạn nào lớp mình bị sâu răng? Con thấy răng bị sâu răng sẽ như thế nào? Và từ đó giáo dục trẻ cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khoẻ, vệ sinh, cách chăm sóc như thế nào để có hàm răng chắc khoẻ. Qua câu chuyện trẻ được dạy cách đánh răng sao cho đúng và đánh răng tốt nhất là bao nhiêu lần trong 1 ngày. Tương tự chủ đề "Gia đình" tôi chọn tác phẩm "Bó hoa tươi thắm". Thông qua câu chuyện không những biết yêu quý hiếu thảo với những người thân yêu trong gia đình mình như: Ông , bà, bố, mẹ, anh , chị...trẻ cong biết yêu thương giúp đỡ nười xung quanh khi gặp khó khăn, hoạn nan. Ví dụ : Giúp bác Dê vác bao gạo nặng nề về nhà, hay voi còn giúp chó vàng lấy gầu bị rơi dưới giến... Như vậy để đạt được kết quả cao qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học qua tác phẩm chuyện kể thì việc chọn nội dung rất quan trọng như một nhà nghiên cứu tác phẩm tốt sẽ giúp trẻ nhận thức tốt và ngược lại. 1.3: Cử chỉ điệu bộ: - Thể hiện cử chỉ điệu bộ phù hợp với nhân vật khi đọc, kể chuyện cho trẻ nghe, muốn đạt được kết quả cao thì cần phải sử dụng cử chỉ điệu bộ hỗ trợ cho giọng kể diễn cảm. Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật: Câu truyện "Cáo, thỏ, gà trống". - Động tác nét mặt tự đắc của cáo khi quát thỏ , gấu chó. - Động tác vỗ về, âu yếm của cậu bé khi bế con én nhỏ bị thương chuyện (Quả bầu tiên). Những cử chỉ điệu bộ giúp tôi không còn khô cứng khi kể và nó làm tăng khả năng diễn đạt, thu hút trẻ hứng thú vào tiết học. Nhưng cần thay đổi nét mặt theo diễn biến , hành động hoàn cảnh của nhân vật trong truyện. Nó hỗ trợ thêm cho lời kể. Ví dụ: Vẻ mặt thất vọng buồn rầu của thỏ khi thỏ đi cùng bác gấu đi đòi lại nhà khác vẻ mặt nghiêm nghị và tiếng quát dũng mãnh của gà trống lúc đòi nhà cho thỏ (Chuyện cáo, thỏ gà trống). Nhưng để thể hiện đúng được cử chỉ điệu bộ phù hợp nhân vật tôi phải nghiên cứu kĩ tác phẩm để làm sao khi kết hợp hài hoà nét mặt ,với ngữ điệu giọng ,nó sẽ bộc lộ hết cảm xúc buồn vui , căm giận , ngạc nhiên , âu yếm mà nội dung tác phẩm muốn truyền tải. Ví dụ: Truyện: Chú Dê đen "Chủ đề thế giới động vật". Giọng run rẩy nét mặt sợ sệt của dê trắng khi nghe sói quát. Giọng hùng dũng vẻ mặt tự tin của dê đen khi đáp lời sói. 1.4: Sử dụng đồ dùng trực quan. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng tư duy của trẻ là nhận thức trực quan đến trừu tượng, trẻ chỉ chú ý và ghi nhớ những gì trẻ thích thú trẻ thường "Thích lạ mau chán, chóng nhớ dễ quên". Vì thế mà ngôn ngữ hình thể của giáo viên là phương tiện trực quan hỗ trợ, bổ sung làm sâu sắc hơn, sống dậy hình tượng tác phẩm, khả năng hiểu biết - tình cảm rung động của giáo viên trước một tác phẩm văn học sẽ bộc lộ qua ngôn ngữ ánh mắt - nét mặt điệu bộ khi trình bày tác phẩm, khiến trẻ có cảm nhận bằng trực cảm. Nếu kể mà nét mặt cô không có sự thay đổi , sự giao cảm của người kể với nhân vật, tạo sự gần gũi giữa người truyền tải đến đối tượng tiếp nhận (trẻ) thì không lôi cuốn trẻ. Nhưng những yếu tố trên nếu biết kết hợp hài hoà với đồ dùng khác như tranh ảnh , con rối con, giống sân khấu , đóng kịch, sa bàn nhất là việc áp dụng sử dụng phần mềm công nghệ thông tin: Băng đĩa, phần mềm, vidio, máy chiếu vào quá trình kể cùng với nghệ thuật âm thanh , ánh sáng đạo cụ và cảnh trí phù hợp với từng chuyện,tưng chủ đề thì sẽ đạt kết quả cao. Nhưng khi sử dụng, người sử dụng phải linh hoạt khéo léo chọn đồ dùng phù hợp từng thể loại ,thể hiện tốt nội dung của chuyện nhưng đảm bảo tính hệ thống, tránh sử dụng thô thiển đồ dùng trực quan, thiếu thẩm mỹ. Nên sử dụng đồ dùng trực quan một cách mới mẽ, dễ làm, ngộ nghĩnh nên khích lệ trẻ tham gia cùng cô để tạo ra những đồ dùng trực quan sẽ lôi cuốn trẻ hứng thú, tạo tình huống củng cố biểu tượng, khắc sâu ấn tượng nghệ thuật qua nhân vật trong truyện. Từ đó trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng. Ví dụ: Đối với chuyện : "Cáo, thỏ, gà trống" tôi dùng sân khấu và cho trẻ mặc trang phục của các nhân vậểntong truyện để đóng vai. Cô là người dẫn truyện và thể hiện từng nhân vật. Với hình thức này tôi còn sử dụng khung cảnh phù hợp với từng nhân vật cáo, thỏ... nên đã thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện một cách nhẹ nhàng. Nhưng chuyện "Chú Dê đen" tôi sử dụng màn hình với cách sử dụng đĩa, quay hình ảnh động theo nội dung diễn biến của câu truyện, khi kể đến đâu thì hình ảnh trong đoạn băng quay diễn tả đúng nội dung của đoạn truyện. Với hình thức này trẻ cũng rất hứng thú tham gia vào hoạt động nghe kể của cô. Nhưng đối với chuyện khác tôi có thể dùng tranh, rối tay, rối que, rối nước, hay vi deo , máy chiếu. Tuỳ vào nội dung diễn biến của từng chuyện mà tôi chọn đồ dùng trực quan, thủ thuật gây hứng thú khác nhau làm sao tạo ra sự mới mẻ, khơi gợi tính tò mò, khám phá của trẻ từ đó đưa trẻ vào hoạt động nghe đọc, kể của giáo viên. Ví dụ: Đối với câu truyện Tấm Cám ( chủ đề gia đình ). Truyện này tôi lại sử dụng sân khấu rối tay để kể lại chuyện với những vật liệu sẵn có phối hợp với phụ huynh may và trang trí nên một sân khấu cung vua lộng lẫy, cảnh ngày hội thứ hai. Tôi tổ chức và cho toàn bộ các trẻ gái trong lớp cùng tham gia vào ngày hội đó. Chính sự mới mẽ đó đã thu hút sự hứng thú của trẻ vào nghe kể chuyện. Thông qua câu chuyện muốn giúp trẻ thấy cái thiện sẽ chiến thắng cái ác. Sự vị tha, lòng dũng cảm chiến thắng hung tàn - sự tham lam - đố kỵ. Qua tác phẩm rèn luyện cho trẻ lòng vị tha, đức hy sinh, tinh thần dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn, biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa, biết yêu thương lẫn nhau, biết sự nhân hậu - hiền lành sẽ được đền đáp, còn tham lam - độc ác sẽ bị trừng phạt. Ví dụ: Đối với chuyện Tấm Cám chủ đề gia đình: Chuyện này tôi lại sử dụng sân khấu, rối tay để kể lại chuyện với những vật liệu sẵn có phối hợp với phụ huynh may và trang trí lên một sân khấu cung vua lộng lẫy, cảnh ngày hội thử hài .Tôi tổ chức cho toàn bộ các trẻ gái trong lớp cùng tham gia vào ngày hội đó . Chính sự mới mẻ đó đã thu hút sự hứng thú của trẻ vào nghe kể chuyện. Thông qua câu chuyện muốn giúp trẻ nhận thấy cuối cùng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, sự vị tha, lòng dũng cảm chiến thắng hung tàn, sự tham lam đố kỵ. Qua tác phẩm rèn luyện cho trẻ lòng vị tha, đức hy sinh, tinh thần dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn, biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa, biết yêu thương lẫn nhau, biết nhân hậu hiền lành sẽ được đền đáp, còn tham lam độc ác sẽ bị trưngf phạt. Tấm được sống hạnh phúc khi trải qua nhiều hoạn nạn. Mẹ con Cám vì độc ác phải trả giá. Hay cậu bé có nhiều vàng bạc chia cho dân nghèo trong chuyện: Quả bầu tiên. Tên địa chủ bị rắn cắn chết vì quá tham lam và độc ác. Nhưng đối với truyện "Bé Minh Quân dũng cảm". Tôi lại sử dụng màn hình máy chiếu, những để làm được những hình ảnh đó theo nội dung chuyện. Tôi đã phối hợp cùng gia đình phụ huynh cháu Quân ở lớp dựng nên hình ảnh theo nội dung câu truyện. Khi sử dụng phương pháp này vào quá trình tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe trẻ rất hào hứng. Vì nó thực tế với trẻ, trẻ cảm nhận được chính cuộc sống hàng ngày vì thế mà kết quả của hoạt động kể chuyện đạt chất lượng cao. Như vậy, tuỳ vào chuyện khác nhau mà sử dụng đồ dùng tự tạo phương tiện hay ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nhằm giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học đạt hiệu quả cao. 1.5. Đàm thoại trong khi kể chuyện: Để tổ chức hoạt động kể chuyện đạt kết quả cao, không thể thiếu phần trò chuyện , gợi mở bằng hệ thống câu hỏi, các câu hỏi sử dụng để đàm thoại phải là những câu hỏi mở, kích thích sự phát triển tư duy của trẻ. Yêu cầu trẻ phải suy nghĩ, chủ động trả lời chứ không thụ động theo hình thức có hoặc không, nhằm kích thích hoạt động nhận thức của trẻ. Phương pháp này đòi hỏi phải lôi cuốn trẻ tham gia trao đổi, bộc lộ suy nghĩ cảm nhận riêng của mình, nói khác đi là khơi gợi trẻ bộc lộ cảm nhận của cá nhân một cách tự nhiên. Nhưng để đạt hiệu quả thì hệ thống câu hỏi ngắn gọn rõ ý , khéo léo cuốn hút trẻ tranh luận. Để có câu hỏi hay tôi phải hiểu sâu sắc câu truyện, mục đích yêu cầu câu truyện cần đạt cho trẻ. Trẻ học hỏi nắm bắt được gì như Bi ê lun XK đã nói " Người mang tác phẩm văn học đến với người khác trước hết là người có cảm xúc và tin vào nghệ thuật", ở đây sự giao tiếp giữa cô và trẻ - trẻ với trẻ cần cởi mở tự nhiên. Đàm thoại có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung tính cách diễn biến - cách tổ chức mục đích thu hút mà sử dụng để lôi cuốn trẻ. Ví dụ: Đàm thoại để giới thiệu chuyện "Ba cô gái". Để giới thiệu tôi đàm thoại cùng trẻ qua lời chuyện. Cô nói "Sóc ơi" sóc hãy đem thư này đến cho các con ta và dặn chúng về gặp ta ngay sóc nhé! Câu hỏi: Câu nói đó là của nhân vật nào? Trong truyện gì? Thế ai đã về thăm bà! Vì sao? Những câu chuyện đã gợi mở tôi có thể sử dụng thủ thuật khác như qua trò chơi : Ví dụ: Chuyện : Cậu bé tí hon Qua câu chuyện , tôi cho trẻ quan sát bức tranh : Cậu bé Tí Hon và 3 cô tiên đang đứng trong bông hoa hồng , sau dó tôi hỏi trẻ : - Nhìn vào bức tranh này gợi mở cho con nhớ tới câu chuyện gì ? Nhưng đối với những câu truyện tôi chưa đọc kể cho trẻ nghe tôi gợi mở cho trẻ Ví dụ: Chuyện "Chú Dê đen" ( chủ đề động vật xung quanh bé ). - Có 1 chú dê trắng đang đi vào rừng tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống, bổng nhiên có 1 con chó sói lao ra, nó quát hỏi dê kia mày đi đâu? Dê trắng khiếp sợ run lên. Có 1 chú dê đen cũng đi vào rừng, tôi dừng lại và hỏi trẻ: Các con hãy dự đoán xem chuyện gì xảy ra? Tôi để cho trẻ phán đoán nội dung theo ý mình, sau đó mới kể tiếp nội dung câu chuyện. Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm, đây cũng là một phần quan trọng giúp trẻ hiểu và cảm nhận sâu sắc ghi nhớ nội dung câu chuyện, qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi, nhưng câu hỏi tuỳ vào độ tuổi nhận thức của trẻ qua từng giai đoạn mà đưa ra hệ thống câu hỏi cho phù hợp . Câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó có thể khai thác tư duy của mọi đối tượng. Nên sử dụng nhiều loại, dạng câu hỏi khác nhau, câu hỏi kích thích trẻ nhận biết. Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì? Trong câu truyện có những nhân vật nào? Ví dụ: Truyện: "Chú Vịt xám" Câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu sau nội dung câu chuyện. Ví dụ: Truyện : Ai đáng khen nhiều hơn ( chủ đề gia đình ) Chuyện gì đã diễn ra trên đường thỏ đi hái hoa? Vì sao thỏ em không cho nhím bông hoa? Nếu là con con sẽ làm gì? Câu hòi đòi hỏi trẻ giải thích phỏng đoán. Suy diễn hay câu hỏi giải thích? Ví dụ: Trong câu chuyện thỏ em là người như thé nào ? Ai là người đáng khen? Tại sao thỏ anh đáng khen nhiều hơn? Vì sao? Hay ví dụ: Vì sao Minh Quân lại xin lỗi và xin tha cho cún con? Chuyện " Bé Minh Quân dũng cảm". Qua những dạng câu hỏi trên khai thác những nhận thức của trẻ, củng cố nội dung giúp trẻ tiếp thu, cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Biết nghe lời hay làm theo những điều mà mọi người ủng hộ và tránh xa những hành động mọi người lên án. 1.6. Dạy trẻ kể lại chuyện - đóng vai: - Để hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học qua truyện đạt hiệu quả thì việc dạy trẻ kể lại chuyện cũng rất quan trọng. Vì muốn trẻ kể lại chuyện thì tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ để giúp trẻ ghi nhớ về nội dung câu chuyện và chọn ý tưởng thể hiện . Nếu trẻ chưa nắm được nội dung tác phẩm một cách có hệ thống, tôi thường dùng câu hỏi đàm thoại nhằm khơi gợi hình ảnh liên quan đến nội dung câu chuyện. - Sau đó tôi cho trẻ tự kể chuyện (bằng những hình thức khác nhau như hội thi kể chuyện, tổ chức cuối tuần hay do nhà trường tổ chức. Chính qua quá trình trẻ kể chuyện ta sẽ thấy nhiều điều mới ở trẻ, bởi vì cũng 1 chuyện nhưng mỗi trẻ kể một cách riêng. Có thể cho trẻ dùng tranh, mô hình rối, hoạt cảnh, Video, máy chiếu để kể chuyện. Có thể cho trẻ kể tiếp hoặc kể đoạn. Khe trẻ đã nắm được diễn biến câu chuyện tôi luôn động viên trẻ sử dụng ngữ điệu giọng cho phù hợp tính cách, hình ảnh nhân vật để kể. - Có thể cho trẻ hoạt động nhóm thảo luận về hình ảnh về nhân vật trong một câu chuyện và sau đó cử một bạn lên kể, sau đó tự đặt tên câu chuyện mình vừa kể theo ý thích. - Cô có thể kể theo cách của cô, coi chuyện cô kể là mẫu để tham khảo cho lần kể sau, còn trẻ kể theo ngôn ngữ của mình, trẻ được thoải mái thể hiện nội dung câu chuyện. Ví dụ: Truyện "Bó hoa tươi thắm" trẻ kể cùng tranh, sa bàn, đóng kịch . Nhưng cũng chuyện đó khi thấy trẻ nắm vững được nội dung chuyện, tôi lại hướng dẫn trẻ đóng vai nhân vật trong chuyện. Nhưng với hình thức này đòi hỏi trẻ phải thuộc được lời của nhân vật, biết thể hiện cử chỉ nét mặt khi diễn. Ví dụ: Truyện "Chú Dê đen". Trẻ mặc trang phục của dê đen - dê trắng - chó sói. Khung cảnh tôi cùng phụ huynh chuẩn bị cây cảnh làm dòng suối bằng tấm bìa ni lông. Nhưng để đạt được kết quả thì tôi thường xuyên sử dụng phương pháp động viên nêu gương trẻ kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động kể chuyện - đóng vai. Nhất là tôi thường phối hợp cùng nhà trường và phụ huynh tổ chức cho trẻ tham gia vào các hội thi kể chuyện, đóng kịch cuối tuần, thi cấp trường hay do đài truyền hình tổ chức qua hội thi. Từ đó đã thu hút trẻ tích cực tham gia kể lại chuyện, đóng vai. Chính qua những hoạt động trên giúp vốn từ trẻ phong phú, biết cách dùng từ chính xác cho từng nhân vật và mỗi câu truyện trẻ kể sáng tạo, thấy cai hay, cái đẹp học tập và tránh xa cái xấu, lên án cái ác. 1.7. Xây dựng góc văn học - góc sách: - Môi trường gia đình rất quan trọng đối với quá trình giáo dục trẻ vì trẻ "Học mà chơi, chơi mà học", trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng qua hoạt động vui chơi, nên để tổ chức hoạt động cho trẻ tiếp xúc tác phẩm văn học thông qua chuyệ

File đính kèm:

  • docSKKN - Ha.doc
Giáo án liên quan