Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại.
Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.
Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là việc làm không thể thiếu được.
20 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 09/11/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giảng dạy môn âm nhạc cho học sinh lớp 5 - Lê Hồng Kiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại.
Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.
Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là việc làm không thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Những tuần cuối của lớp 3, các em bắt đầu được làm quen, tiếp cận với các ký hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khoá son, với 7 nốt nhạc cũng như các hình nốt cơ bản. Việc học Âm nhạc ở lớp 3 chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt động phụ hoạ, thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài hát.
Sang lớp 4 ngoài việc học các bài hát, các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc.
Như vậy, lên lớp 4 việc học Âm nhạc của học sinh tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Việc học Âm nhạc không chỉ đơn thuần là thông qua các bài hát nữa mà các em đã trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son.
Bước lên lớp 5, ngoài việc ôn lại các kiến thức đã học ở lớp 4, chương trình Âm nhạc lớp 5 giúp các em củng cố các kĩ năng hát như: Tư thế hát, cách lấy hơi, giữ hơi, tập hát rõ lời, phát âm gọn tiếng, tập hát những câu dài liền mạch, tập hát đúng những chỗ có luyến hai nốt nhạc. Hơn thế nữa, ở lớp 5 việc thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát cũng đòi hỏi cao hơn. Một bài hát không chỉ đòi hỏi các em hát đúng, mà khi thể hiện còn cần các em phải ít nhiều gửi gắm được những tình cảm của mình cũng như tình cảm của tác giả sáng tác qua giai điệu, lời ca bài hát đó. Tuy nhiên, việc thể hiện tình cảm đó không yêu cầu các em phải làm được như các ca sỹ, nghệ sỹ chuyên nghiệp. Như vậy, sang lớp 5, chương trình Âm nhạc đã mở rộng thêm vốn kiến thức của của các em. Tiếp tục bồi dưỡng tình cảm phong phú, lành mạnh, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động âm nhạc. Đặc biệt là giúp các em có một nền tảng kiến thức cơ bản sơ đẳng vững chắc trước khi kết thúc một cấp học, bước vào một cấp học mới, với khối lượng kiến thức cao hơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Âm nhạc là một trong những phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho từng học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Việt Nam. Việc dạy âm nhạc được hình thành trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
1- Tính tư tưởng:
Thông qua phần tập đọc nhạc rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, thói quan chuẩn xác trong công việc. Giúp các em hình thành tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người. Qua đó các em nhận thức đúng đắn lý tưởng nhân sinh cách mạng và rộng rãi hơn nữa là con đường khoa học mà các em đang vươn tới, giúp các em tin vào cuộc sống hiện tại và tương lại của mình. Mỗi bài tập đọc nhạc giúp ta giáo dục các em về mặt gì? Theo chủ đề gì? đó là điều người giáo viên cần phải làm.
2- Tính nghệ thuật:
Học môn âm nhạc sẽ hình thành cho các em tính thẩm mỹ âm nhạc được kết cấu chặt chẽ của âm nhạc. Bài hát nhạc có bố cục hoàn chỉnh, kết cấu vuông vắn, giai điệu hấp dẫn, mượt mà, vui tươi, nhí nhảnh, điều đó sẽ gợi cho khả năng cảm thụ và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, tình cảm đạo đức và niềm tin vào cuộc sống.
3- Tính khoa học:
Học bộ môn âm nhạc giúp các em học tập chính xác các bản nhạc hoặc hát đúng một bài hát, giáo viên hướng dẫn các em tập đọc nhạc từ đơn giản đến phức tạp. Với mỗi bài tập đọc nhạc cần đạt những yêu cầu cụ thể để giải quyết tiết tấu hoặc độ cao - bài tập đọc nhạc phải phối hợp với nhận thức của học sinh.
4- Tính dân tộc:
Trong các bài bài hát ta phải chú trọng đến bài hát mang nhiều bản sắc dân tộc, khắc sâu các em những làn điệu dân ca, những câu hò, tiếng ru, điệu lý ... giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.
* Tóm lại:
Giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông "không phải là đào tạo nhạc sĩ mà trước hết là giáo dục con người phát triển toàn diện".
II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU:
Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo và được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc tại trường Tiểu học Ninh Hải, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích bộ môn này. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, đặc biệt là năm học 2006 cho đến nay các em học sinh lớp 5 đã được học chương trình sách giáo khoa Âm nhạc mới. Tôi nhận thấy rằng trước một bài hát, một bài tập đọc, ghi chép nhạc, hoặc khi nghe các bản nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài học cũng như nêu được những cảm nhận ban đầu của mình về giai điệu các bản nhạc, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học.
Trong thực tại, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ môn Âm nhạc ở Tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên đứng lớp giảng dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt các phương tiện dạy học, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ, chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng khô cứng. Do đó kết quả đạt được là chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn. Từ thực tế đó, tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 5. Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong những năm giảng dạy tại trường Tiểu học Ninh Hải – Tĩnh Gia – Thanh Hoá.
III- CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Các giải pháp:
1.1 Điều tra động cơ học tập môn Âm nhạc của học sinh.
Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học Ninh Hải, tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn Âm nhạc của học sinh 2 lớp 5A và 5B. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm: Em có thích học bộ môn Âm nhạc không? Vì sao thích? Vì sao không? Kết quả thu được như sau:
STT
NGUYÊN NHÂN
KẾT QUẢ
LỚP 5A
LỚP 5B
1
Do môn Âm nhạc hấp dẫn, dễ học
16/30HS = 53,3%
13/28HS = 46,4%
2
Do môn Âm nhạc khó nhớ, hay quên
5/30 HS = 16,7%
6/28 HS = 21,4%
3
Do thầy dạy hay, dễ hiểu
9/30 HS = 30%
9/28HS = 32,2%
1.2 Khảo sát trình độ học sinh.
a) Nội dung: Kiểm tra chất lượng đầu năm qua việc trình bày một bài hát hoặc đọc một bài tập đọc nhạc mà em đã học ở lớp 4.
b) Kết quả: điều tra lớp 5 n ăm học 2008-2009
LỚP
SỐ HS
HOÀN THÀNH TỐT (A+)
HOÀN THÀNH (A)
CHƯA HOÀN THÀNH (B)
5A
30
5 HS = 16,7%
25 HS = 83,3%
0 = 0,0%
5B
28
4 HS = 14,3%
24 HS = 85,7%
0 = 0,0%
Qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em rất thích học bộ môn, nhưng để học tốt thì số lượng còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài hát hay đọc một bài tập đọc nhạc, bên cạnh những em có phong cách trình bày tự nhiên và khá thoải mái hoặc đọc chuẩn xác cao độ, trường độ các nốt nhạc trong bài tập đọc nhạc, vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ hát với tính chất thuộc lòng, gần đúng giai điệu. Việc thể hiện tính chất của bài hát là rất hạn chế. Phần đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà không đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc.
2. Các biện pháp
Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp dưới, các em đã được làm quen với các kỹ năng ca hát, đó là các kỹ thuật cơ bản như tư thế ngồi hát, kỹ năng phát âm, nhả tiếng, quan sát, nghe và cảm nhận tầm cữ giọng, âm sắc, giai điệu... Sang lớp 5, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
2.1) Xây dựng phương pháp dạy hát.
+ Phương pháp dạy tập hát bài mới.
Công việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh học một giờ Âm nhạc nói chung và tập hát bài mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện thanh. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các em phát triển bình thường giáo viên phải hướng dẫn các em qua bước khởi động, đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh. Tuy nhiên chỉ cần hướng dẫn các em thực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu đơn giản, dễ thực hiện.
Ví dụ:
* Mẫu 1:
* Mẫu 2:
* Mẫu 3:
* Mẫu 4:
* Mẫu 5:
* Mẫu 6:
Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát. Ở đây chỉ đưa ra phương pháp mà theo tôi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất, đó là phương pháp kết hợp giữa nghe giai điệu tập hát và hướng dẫn sửa lỗi thông qua truyền miệng từng câu. Để làm được điều này, sau khi đã giúp các em qua bước luyện thanh khởi động giọng, người giáo viên phải giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh, ngoài những từ ngữ dùng để mô tả những hình ảnh sinh động trong bài hát ra, giáo viên phải cho các em nghe giai điệu bài hát thông qua băng, đĩa nhạc.
Nhưng tốt hơn cả là giáo viên nên ghi sẵn phần đệm của bài hát vào bộ nhớ của đàn và trực tiếp hát mẫu cho các em nghe, thậm chí còn cần phải thể hiện cả các động tác phụ hoạ cho lời ca của bài hát mà sau này khi học xong bài hát này các em có thể thực hiện được như giáo viên đã làm mẫu. Làm như vậy, các em sẽ cảm nhận được giai điệu, tính chất của bài. Hơn nữa, việc giáo viên làm mẫu trực tiếp còn gây được sự hứng thú chú ý hơn cho các em. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó, cho các em nghe hát mẫu và đọc lời ca của bài hát là việc làm không thể thiếu được, ở giai đoạn này việc giải nghĩa và luyện đọc những từ khó sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca. Việc đọc lời ca theo tiết tấu sẽ giúp các em phần nào cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, người giáo viên chỉ cần hướng dẫn rõ thêm một chút là các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ sau mỗi câu của bài hát.
VD: Trong bài “ Hãy giữ cho em bầu trời xanh” (Nhạc và lời: Huy Trân). Khi hướng dẫn đọc lời ca, phải giúp các em thể hiện được tiết tấu lặng đen, lặng đơn, nốt móc đơn có chấm dôi, móc kép cần lướt qua và đảo phách trong bài bằng cách đọc, gõ nhạc cụ gõ hay vỗ tay theo tiết tấu như sau:
2
4.........................................................................................................................................................
Gõ: x x x x x x x x
Đọc: Hãy xua tan những mây mù đen tối
2
4..........................................................................................................................................................
Gõ: x x x x x x x x
Đọc: Để bầu trời tươi mãi một màu xanh.....
2
4..........................................................................................................................................................
Gõ: x x x x x x x x x x
Đọc: La la la la la la la la la la
2
4.........................................................................................................................................................
Gõ: x x x x x x x x x x
Đọc: La la la la la la la la la la
Để các em đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, giáo viên chỉ bảng phụ và đọc mẫu hướng dẫn các em đọc theo mẫu.
Khi tập hát cần tới sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với những trạng thái khác nhau và đặc biệt là hát rõ lời giáo viên luôn phải đặt ra kế hoạch hướng dẫn các em thực hiện tốt.
Việc lấy giọng một bài hát cụ thể, phù hợp đúng tầm cữ chung cho cả lớp là hết sức quan trọng, điều đó giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hát của mình đúng cao độ của bài.
Để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát, không nhất thiết giáo viên lúc nào cũng phải hát mẫu, việc hát mẫu tốt nhất là chỉ dùng để trình bày toàn bài hát vào đầu tiết học giúp các em cảm nhận giai điệu, tiết tấu của bài hoặc dùng để sửa lỗi từng câu hát cho các em, việc dùng tiếng đàn (Piano) để đàn lên giai điệu của câu hát đó, các em nghe cảm nhận giai điệu sau đó tự hát lời ca theo giai điệu đó là tốt nhất. Việc các em thực hiện tự vỡ bài sẽ giúp cho tai nghe của mình phát triển nhanh hơn. Hơn nữa sự cảm nhận giai điệu và thể hiện giai điệu đó thành câu hát của chính các em sẽ dễ dàng chuẩn xác hơn. Sau mỗi câu hoặc mỗi đoạn, giáo viên nên tấu đàn, hát mẫu lại cho các em nghe và kiểm tra so sánh giai điệu của bài. Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca ra còn giúp cho các em tự tin hát đúng cao độ, câu hát không rời rạc, không ê a, phát âm nhả tiếng rõ lời. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán nản khi chưa thực hiện được bài tập.
Khi các em hát được lời ca và giai điệu của bài, để giúp cho việc luyện tập củng cố, khắc sâu bài học giáo viên phải giúp các em vừa hát, vừa gõ đệm nhạc cụ để tạo sự sinh động của bài hát và giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh. Việc sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát làm cho bài hát sinh động, gây hứng thú và tránh được sự nhàm chán đơn điệu của tiết học. Thông thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: Hát gõ đệm theo nhịp, hát gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Tuy nhiên tuỳ theo từng bài hát cụ thể mà vận dụng cho phù hợp.
Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiện cho các em chứng minh khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của bài hát giáo viên phải tổ chức cho các em thể hiện theo các hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca. Ở giai đoạn này việc động viên, khuyến khích các em là hết sức quan trọng cho dù các em có thể chưa thực hiện được bài hát một cách chính xác và tốt nhất.
+ Phương pháp luyện tập, củng cố bài cũ.
Thông thường, trong chương trình học hát ở Tiểu học, việc dạy một bài hát từ đầu đến khi hoàn chỉnh phải thông qua 2 tiết học. Thậm chí có bài đến 3 tiết học. Trong đó, tiết đầu dạy lời ca mới, tiết 2 củng cố; sửa chữa cao độ lời ca của tiết trước; dạy tiếp lời ca còn lại (nếu có lời 2) và luyện tập củng cố cách gõ đệm theo tiết tấu, theo phách, theo nhịp (tuỳ theo từng bài) và tập vận động, động tác phụ hoạ theo lời ca, tập trình bày bài hát. Sau tiết thứ hai, bài hát đó thỉnh thoảng được ôn tập lại kết hợp với nội dung khác.
Bắt đầu ở tiết thứ 2, việc chỉnh sửa cao độ, tiết tấu của từng câu hát phải được giáo viên hướng dẫn các em thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản. Thông thường sau tiết 1 các em được học tiết 2 tiếp theo là sau khoảng thời gian 1 tuần. Việc nhớ lại hoàn toàn giai điệu của bài hát không phải học sinh nào cũng làm được. Lúc này người giáo viên phải lấy giọng cho các em, lại phải thực hiện hát mẫu hoặc cho các em nghe bài hát qua băng để các em nhớ lại giai điệu của bài. Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát. Việc đầu tiên là phát hiện những câu, những từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa chữa cho các em. Khi các em thực hiện đúng cao độ của các câu hát trong bài, việc tiếp theo là giúp các em luyện tập, củng cố. Giáo viên cần đưa ra những yêu cầu, phải nêu rõ những nhiệm vụ mà các em phải thực hiện khi luyện tập. Việc luyện tập bắt đầu từ từng nhóm rồi từng bàn thậm chí từng cá nhân. Giáo viên lắng nghe, chữa từng lỗi sai sót nhỏ của các em, cũng có thể dùng đàn tấu các câu các em hát chưa đúng đó để các em nghe và tự sửa lỗi cho mình. Việc luyện tập hay sửa lỗi cho học sinh phải thực hiện một cách tổng quát, mặc dù ở thời điểm đó có thể chỉ sửa lỗi cho 1 em.
VD: Trong bài “ Em vẫn nhớ trường xưa” câu hát thứ hai các em hay hát sai cao độ như sau:
+ Hát đúng bản nhạc:
+ Hát sai bản nhạc:
Như vậy, các tiếng “ Nhịp cầu tre lối về nhà em” các em đã hát chênh lên một cung, tức là nhầm với câu hát thứ nhất của bài. Giải quyết vấn đề này, giáo viên chỉ cần đàn đúng theo bản nhạc cho học sinh nghe khoảng 3 lần, sau đó hát mẫu lại câu hát đó và bắt nhịp cho tập lại theo đúng bản nhạc. Cũng có thể đàn theo cao độ các em hát sai và đàn theo đúng bản nhạc để các em so sánh nhiều lần. Làm như vậy sẽ giúp các em tự nhận biết và sửa lỗi cho mình.
Việc củng cố lại bài hát không chỉ ở việc hát lại lời hát mà còn thực hiện theo một số phương pháp khác, như gõ đệm nhạc cụ nhẩm theo tiết tấu, giáo viên đàn giai điệu, học sinh gõ, nhẩm theo tiết tấu. Nhắc lại tính chất nhạc điệu của bài. Hát, gõ đệm nhạc cụ theo nhiều âm sắc. Các hình thức luyện tập này vừa hiệu quả lại vừa thu hút học sinh tham gia. Yêu cầu là giáo viên phải nêu và giao rõ nhiệm vụ cho các em.
VD: Giáo viên đàn lại bài hát, yêu cầu học sinh gõ đệm theo nhịp, theo phách hoặc tiết tấu. Giáo viên yêu cầu học sinh hát câu 1, nhẩm và gõ theo phách câu 2 rồi lại hát câu 3, gõ đệm câu 4... cũng có thể cho nhóm 1, 2 gõ trống và vỗ tay theo phách mạnh, nhóm 3 và 4 gõ thanh phách, song loan theo phách nhe...
Khi các em đã thực hiện chuẩn xác giai điệu, tiết tấu của bài hát rồi, để khắc sâu, gây ấn tượng trong tâm trí các em, cũng để cho việc thể hiện bài hát thêm sinh động, giáo viên phải hướng dẫn các em thực hiện phụ hoạ cho bài hát. Các động tác phụ hoạ cho bài phải phù hợp với lời ca và giai điệu. Các bước đi phải ăn khớp với động tác tay và nhịp của bài. Tuy nhiên, do các em còn nhỏ nên các động tác đưa vào phụ hoạ không nên tìm động tác quá khó, chỉ cần đơn giản nhưng phù hợp thì hiệu quả đem lại mới cao.
Tóm lại, phương pháp luyện tập củng cố một bài hát là hết sức đa dạng, tuỳ theo từng thời điểm, từng bài mà người giáo viên sử dụng, lựa chọn một phương pháp thích hợp, duy chỉ có một điều dù có thực hiện phương pháp nào thì người giáo viên vẫn phải luôn sử dụng nhạc cụ để thực hiện, có như vậy các em mới cảm nhận thực sự những âm thanh và đặc biệt là gây sự hứng thú cho các em.
2.2) Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc.
Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn “Tập đọc nhạc” đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si.
Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp ; dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình nốt đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng. Đôi khi để đỡ nhàm chán có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
Việc giúp học sinh tập đọc một bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, về cao độ gồm nốt gì? Về trường độ gồm hình nốt gì? Trong bài có sử dụng các ký hiệu âm nhạc nào? Mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu. Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc. Giáo viên nên đọc mẫu trước 2 hoặc 3 lần để các em so sánh với cao độ của đàn. Tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên dành khoảng 2 phút cho các em tự ghép lời. Sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhip, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên có thể bằng lời hoặc bằng điểm số(mang tính khích lệ) ngay cả khi các em thực hiện bài đọc chưa thật tốt.
Phương pháp luyện tập củng cố bài tập đọc nhạc rất đa dạng. Xin đưa ra một biện pháp nữa rất hữu hiệu, có thể nói là “Một mũi tên trúng hai đích” mà tôi đã áp dụng tại trường Tiểu học Ninh Hải đó là luyện tập bài tập đọc nhạc trên đàn Organ. Đối với những trường học 2 buổi/ ngày, theo đúng yêu cầu của Bộ đề ra, học sinh phải được làm quen với ít nhất một loại nhạc cụ. Cây đàn Organ là hoàn toàn thích hợp. Bắt đầu từ tuần 5, song song với chương trình chính khoá, giáo viên giới thiệu và cho các em tập trên phím đàn bài tập đọc nhạc số 1 là hoàn toàn hợp lý. Việc tập các bài tập đọc nhạc trên đàn vừa giúp các em đọc tốt bài nhạc vừa giúp các em thay đổi cách học, tạo sự thoải mái, gây sự tò mò hứng thú, kết quả thu được lại rất khả quan.
2.3) Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc.
Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó bổ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả.
VD: Cách sử dụng dấu luyến, dấu tăng trường độ, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu...
Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện về nhà.
Một phương pháp ghi chép nhạc nữa có thể nêu ra ở đây bởi phương pháp này hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển tai nghe của các em là phương pháp “Nghe đàn ghi nhạc”. Trong Âm nhạc chuyên nghiệp thì đây là một môn cơ bản, phương pháp ghi âm. Với học sinh lớp 5, mục tiêu của phương pháp này là giúp các em thoải mái hơn, đặc biệt là
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giang_day_mon_am_nhac.doc